YOMEDIA
NONE

Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Mời các em học sinh tham khảo nội dung bài giảng Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo đã được HỌC247 biên soạn dưới đây, cùng với phần kiến thức cơ bản cần nắm về kiểu bài, yêu cầu của bài văn biểu cảm về con người, sự việc. Bên cạnh đó, các câu hỏi minh hoạ có lời giải chi tiết sẽ giúp các em củng cố kiến thức. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Kiểu bài

- Bài văn biểu cảm về con người, sự việc là kiểu văn bản có mục đích trình bày cảm xúc của người viết về một đối tượng.

1.2. Các yêu cầu

Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng.

- Sử dụng ngôi thứ nhất

- Kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc.

- Bố cục bài viết gồm 3 phần:

+ Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.

+ Thân bài: biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người cần biểu lộ cảm xúc suy nghĩ, tính cách gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc cần biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn ra của sự việc.

+ Kết bài: khẳng định lại tình cảm và rút ra bài học cho bản thân.

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết đoạn văn biểu cảm về nhân vật, sự việc trong một tác phẩm em đã học ở SGK Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo.

Hướng dẫn giải:

- Nhân vật hoặc sự vic gây cho em nhiều ấn tượng trong tác phẩm được chọn là ai, sự việc nào (giới thiệu nhân vt, tóm tắt sự việc)?

- Nhân vật hoặc sự vic ấy để lại trong em những tình cảm, cảm xúc gì (yêu thích, cảm động, sung sướng hay buồn bã,...)?

- Nhân vật hoặc sự vic ấy gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì (về những phẩm chất đáng quý, bài học làm người, kinh nghiệm sống,...)?

Lời giải chi tiết:

Cảm nhận về nhân vật chú lính chì trong truyện cổ tích của An-đéc-xen

Nhân vật chú lính chì trong truyện cổ tích của An-đéc-xen là chú lính chì dũng cảm, dù chỉ có một chân vì hết vật liệu nhưng chú vẫn không hề lùi bước trước mọi hiểm nguy. Thay vì chỉ viết ngồi than vãn với nỗi bất hạnh của mình, chú đã dũng cảm đối mặt một cách hiên ngang với lí tưởng và tình yêu cao đẹp. Trái tim của chú đã chiến thắng nỗi sợ hãi tên phù thủy trong chiếc hộp lò xo, vượt qua mọi hiểm nguy ở thế giới bên ngoài như lênh đênh trên con thuyền giấy trong lòng cống để rồi nằm gọn trong bụng một con cá. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chú vẫn vững lí tưởng quân đội, đứng nghiêm bồng súng không nản lòng. Số phận đã đưa chú về chính căn phòng của cậu chủ, chú đã được gặp lại anh em, bạn bè, đặc biệt là cô vũ nữ ba lê trên tòa lâu đài tráng lệ - tình yêu của đời chú. Bất ngờ, chú bị ném vào lò sưởi, ngọn lửa đã thiêu trụi tất cả, cả chú và cô vũ nữ ba lê, chỉ còn sót lại trong đống tro tàn một trái tim nhỏ xinh xắn từ những mảnh vụn. Nhân vật chú lính chì đã để lại cho chúng ta một ý nghĩa sâu sắc về lí tưởng vĩ đại, về tình yêu cao cả. Tuy kết thúc không có hậu nhưng chú lính chì đã dũng cảm đối mặt với mọi thứ hiểm nguy để vượt lên nó.

Cảm nhận về sự việc vẽ lại chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng - O. Hen-ri

Khi nghe Xiu kể về chuyện của Giôn xi với những chiếc lá trên cây thường xuân, cụ Bơ men và Xiu “Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Cụ đã “sợ sệt” cho mạng sống của Giôn xi khi thấy trên cây chỉ còn trơ lại vài chiếc lá.Và trong lúc ngồi lặng lẽ, “chẳng nói năng gì”, Cụ đã ấp ủ một ý định, mà đến tận cuối câu chuyện chúng ta mới hiểu được hết cái lặng lẽ, “chẳng nói năng gì” ấy của Cụ. Trong đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá thường xuân cuối cùng dã rụng, cụ Bơ men đã chịu mưa rét, cầm đèn, leo thang để vẽ một chiếc lá trên bức tường.Chiếc lá ấy đã cứu sống Giôn xi, nhưng lại cướp đi mạng sống của Cụ Bơ men vì bệnh sưng phổi. Chiếc lá ấy là kiệt tác của cụ Bơ men . Trước hết là vì chiếc lá được vẽ rất giống : “ở gần cuống lá còn giữ mầu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”, giống đến nỗi cả Giôn xi và Xiu đều tưởng là chiếc lá thật. Nhưng quan trọng hơn chiếc lá của cụ Bơ men là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn xi. Chiếc lá được vẽ bằng cả tình thương yêu bao la và long hy sinh cao cả của Cụ Bơ men. Thật xúc động khi hình dung ông cụ trong đêm mưa gió tơi bời đã bắc thang leo lên độ cao hơn 6m để vẽ chiếc lá trên tường.

Lời kết

- Học xong bài Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc, các em cần nắm:

+ Kiểu bài, yêu cầu và quy trình khi viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc

+ Vận dụng kiến thức viết bài văn bài văn biểu cảm về con người, sự việc cụ thể

Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc sẽ giúp các em có cơ hội tìm hiểu các nhân vật, sự việc trong các tác phẩm học và cuộc sống hằng ngày, từ đó dựa vào nội dung yêu cầu và quy trình để viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF