Bài giảng Ngữ văn 7 bài Thực hành tiếng Việt trang 86 thuộc sách Chân trời sáng tạo được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em với kiến thức cần nhớ về đặc điểm, chức năng mạch lạc trong văn bản và từ địa phương. Đồng thời, các bài tập minh họa giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu kiến thức mới. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em!
Tóm tắt bài
1.1. Mạch lạc trong văn bản: đặc điểm và chức năng
- Đặc điểm: các phần, cách đoạn cùng nói về một chủ đề và phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
- Chức năng: sự mạch lạc làm cho văn bản liền mạch và gợi hứng thú cho người đọc/người nghe.
1.2. Ngôn ngữ của các vùng miền
Mỗi vùng miền ở Việt Nam đều có những sắc thái khác nhau về tiếng Việt.
- Dựa vào cách phát âm chúng ta có thể nhận ra giọng ba miền Bắc, Trung, NaN.
- Mặt từ vựng cũng có sự khác nhau giữa ba miền.
→ Sự khác biệt về ngôn ngữ góp phần tạo lên sự phong phú của tiếng Việt.
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Phân tích tính mạch lạc trong đoạn văn sau:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng, từng đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Tất cả đượm một màu trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.
Hướng dẫn giải:
- Chủ đề chung xuyên suốt các phần, các đoạn và các câu của mỗi văn bản là gì?
- Trình tự tiếp nối của các phần, các đoạn, các câu trong văn bản có giúp cho sự thể hiện chủ đề được liên tục, thông suốt và hấp dẫn không?
Lời giải chi tiết:
- Chủ đề chủ đạo của đoạn văn là: cái màu vàng của đồng quê.
- Câu đầu giới thiệu thời điểm (mùa đông, giữa ngày mùa) và địa điểm (làng quê) khi mùa vàng xuất hiện. Tiếp theo tác giả tả màu vàng qua các sự vật cụ thể. Hai câu cuối nêu cảm xúc về màu vàng của làng quê.
⟹ Cả hai văn bản trên, ý tứ chủ đạo là đã được thể hiện xuyên suốt, nhất quán qua các phần một cách rõ ràng, hợp lí. Như thế, cả hai văn bản trở nên rất mạch lạc và hấp dẫn.
Bài tập 2: Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương có sử dụng từ ngữ địa phương.
Hướng dẫn giải:
Hãy xem một số bài ca dao, thơ trong chương trình, xem thêm các tập thơ, ca dao của các địa phương. Ghi vào vở các bài đáp ứng yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
(Ca dao)
Bầm ơi, có rét không bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.
(Bầm ơi, Tố Hữu)
Trèo lên trên rẫy khoai lang
Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.
(Hò ba lí của Quảng Nam)
Lời kết
- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 86, các em cần:
+ Nắm được mạch lạc trong văn bản: đặc điểm và chức năng
+ Nhận biết và nêu chức năng của ngôn ngữ của các vùng miền
+ Vận dụng giải bài tập về mạch lạc trong văn bản và từ địa phương
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Bài học Thực hành tiếng Việt trang 86 sẽ giúp các em có thêm kiến thức về mạch lạc trong văn bản và từ địa phương, vận dụng kiến thức để giải các bài tập cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:
-------------------------(Đang cập nhật)-------------------------
Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 86 Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247