YOMEDIA
NONE

Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa. Bài soạn Những tình huống hiểm nghèo thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức về tác phẩm Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con. Từ đó rút ra cho mình bài học về sự thông minh mưu trí giúp con người vượt qua những nguy hiểm. phán Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: Câu chuyện phê phán những người bỏ mặc bạn bè trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm, đồng thời đề cao sự thông minh và mưu trí của con người

- Truyện Chó sói và chiên con: Qua câu chuyện chúng ta thấy được sự độc ác, hung hăng của con sói. Hình ảnh con sói tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ý mạnh hiếp yếu để thỏa mãn lợi ích cá nhân. Đồng thời bạn đọc thương cảm sâu sắc với chú chiên con nhút nhát, yếu đuối đã bị sói ăn thịt. Câu chuyện đáng nhớ trên đã đem lại cho người đọc bài học đáng quý về thói xấu trong xã hội

1.2. Nghệ thuật

1.3.2. Về nghệ thuật

- Tình huống truyện độc đáo

- Bố cục tác phẩm truyện mạch lạc

- Các yếu tố truyện li kì, hấp dẫn

- Sử dụng  ngôn ngữ sắc bén, có tính thuyết phục

2. Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu 1: Theo em, mỗi người bạn tốt cần có những đức tính gì?

Trả lời:

Theo em, đức tính của một người bạn tốt: đáng tin cậy, tôn trọng bạn, không phát xét, đố kị, chân thành và trung thực.

Câu 2: Trong trường hợp nào thì một người được xem là “kẻ mạnh”?

Trả lời:

Một người được coi là "Kẻ mạnh" trong trường hợp họ cảm thấy tự tin, biết điểm mạnh của mình để phát huy.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Sự kiện nào trong truyện làm cho em bất ngờ?

Trả lời:

Sự kiện làm em bất ngờ đó là câu trả lời của người bạn giả chết nói với người bạn trèo lên cây, bỏ mặc mình.

Câu 2: Chú ý phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật. 

Trả lời:

Em chú ý phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật. 

Câu 3: Lời lẽ của chó sói trong truyện có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời:

Lời lẽ của chó sói trong truyện đầy ngang ngược và thiếu thuyết phục. 

Câu 4: Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Nhằm mục đích hại chiên con và đổ lỗi cho chiên con nên sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con. 

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con theo mẫu đơn dưới đây (làm vào vở). Nhận xét về không gian trong hai văn bản. 

Tên văn bản

Từ ngữ chỉ không gian

Từ ngữ chỉ thời gian

  Hai người bạn đồng hành và con gấu

 

 

  Chó sói và chiên con

 

 

Trả lời:

Tên văn bản

Từ ngữ chỉ không gian

Từ ngữ chỉ thời gian

  Hai người bạn đồng hành và con gấu

  Trong rừng, trên cây.

  Một lúc sau

  Chó sói và chiên con

  Rừng sâu

  Năm ngoái

 

Câu 2: Xác định tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

Trả lời:

- Truyện Hai người bạn đồng hành và con sói: Khi con gấu xuất hiện thì người thứ nhất đã bỏ bạn của mình và trèo lên cây. Người còn lại thì giả vờ chết. Con gấu đã không ăn anh ta. Qua tình huống này, ta thấy được tính cách của người bạn: hèn nhát, khi thấy hoạn nạn mà bỏ rơi bạn.

- Truyện Chó sói và chiên con: Khi chó sói gặp chiên con, lợi dụng hoàn cảnh tình thế có lợi, nó coi mình là kẻ mạnh và bắt đầu đã đưa ra những lí lẽ để đạt được mục đích là ăn chiên con. Quan tình huống này, ta thấy được tính cách của chó sói: máu lạnh, "mưu hèn kế bẩn".

Câu 3: Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu. 

Trả lời:

Câu chuyện kể về việc hai người đi trong rừng và gặp một con gấu. Một người bạn nhanh chân chạy trốn trên cây và bỏ mặc bạn đối mặt với nguy hiểm. Thật may mắn người bạn nhanh trí giả chết để thoát nạn. Câu chuyện thể hiện một bài học về người bạn tốt là người bạn không bỏ mặc mình trong lúc khó khăn. 

Câu 4: Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể hiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?

Trả lời:

- Tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con:

+ Khi thấy chiên đang uống nước tại dòng suối, sói đã thét vang dữ dỗi rằng sao dám cả gan vục mõm vào nước uống của nó. Chiên thấy vậy, bèn xin sói nguôi giận và đáp rằng nước nó uống cách xa nơi đây hai chục bước.

+ Sói tiếp tục kiếm chuyện nói về năm ngoài chiên con nói xấu nó. Chiên liền đáp khi đó nó chưa ra đời.

+ Sói nghe được liền đổ lỗi tiếp cho anh em nhà chiên. Chiên lại đáp rằng nó không có anh em.

+ Sói bực tức nên lôi cả một mống nhà chiên ra để đáp và nói cần phải báo thù. Vừa dứt lời, sói đã nhai chọn con chiên nhỏ.

- Qua đó, ta thấy được đặc điểm tính cách của hai nhân vật:

+ Chó sói: mưu mô, xảo quyệt.

+ Chiên con: ngây thơ.

Câu 5: Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi truyện. 

Trả lời:

- Đề tài:

+ Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: Chỉ khi gặp hoạn nạn thì ta mới biết được người bạn đích thực sẽ là người ở lại giúp đỡ ta.

+ Truyện Chó sói và chiên con: người yếu và kẻ mạnh.

- Bài học:

+ Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: Đừng bao giờ đồng hành với một kẻ sẵn sàng bỏ rơi bạn lúc gặp hoạn nạn. Vì không có người bạn thật sự nào mà lại bỏ lại bạn bè của mình trước khó khăn, hoạn nạn.

+ Truyện Chó sói và chiên con: Hãy sử dụng trí thông minh, và sự tài trí của mình để đối phó với kẻ xấu, thậm chí, là những mưu mẹo, không nên lói lý lẽ với những kẻ ác. 

Câu 6: Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó soi và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy. 

Trả lời:

Trong hai văn bản, em thích văn bản Chó sói và chiên non bởi khi dựa vào câu truyện bản gốc và được chuyển thể sang dạng một bài thơ, em cảm thấy câu chuyện đọc sẽ lôi cuốn hơn. Tuy chỉ là một cuộc đối thoại ngắn giữa sói và chiên, nhưng lại gợi cho em rất nhiều ý nghĩa cũng như tính triết lí của tác phẩm. Nhờ vậy, em có thể đúc rút bài học cho bản thân mình trong cuộc sống. Đứng trước những kẻ xấu, mưu mô, thủ đoạn, ta nên biết cách sử dụng trí thông minh và tài trí của mình để đối phó lại. Với những kẻ không bao giờ chịu nghe lí lẽ, giải thích, chúng ta phải dùng những cách đặc biệt nếu không muốn gặp phải những nguy hiểm.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Từ câu chuyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu”, trình bày suy nghĩ của em (200 chữ) về một người bạn tốt?

Trả lời:

Trong cuộc đời mỗi người, hẳn ai cũng sẽ có ít nhất một người bạn tốt. Người bạn tốt là một người bạn như thế nào? Người bạn tốt là một người luôn sẵn sàng dành cho chúng ta lời khuyên tốt nhất, ngay cả khi lời khuyên đó có thể làm ta mất lòng, họ chơi với ta vì chính con người ta; học có thể góp ý, giúp ta nhận ra cái sai, cái cần sửa đổi trong con người mình. Tình bạn vốn là điều kì diện của cuộc sống con người. Cuộc sống cho ta một người bạn để có thể sẻ chia, để nương tựa, để cùng khóc khi buồn, cùng cười khi hạnh phúc, lúc ta gần như sụp đổ trong đau khổ thất bại. Giá trị đích thực của một người bạn rất to lớn. Người bạn tốt đúng nghĩa sẽ luôn mang đến cho ta nụ cười, sự an toàn và thấu hiểu khi được lắng nghe và ngược lại. Bên cạnh những người bạn tốt luôn giúp đỡ và đồng hành với ta còn tồn tại một kiểu bạn vụ lợi, lợi dụng khi ta có gì đó rồi sẵn sàng bỏ lại ta khi ta khó khăn. Ai cũng muốn có mộtt người bạn tốt, vậy thì hãy để bản thân trở thành một người bạn tốt trước đã. Hãy yêu thương và trân trọng tình bạn, ta sẽ nhận được nhiều nếu ta có một trái tim chân thành.

4. Hỏi đáp về bài Những tình huống hiểm nghèo Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Những tình huống hiểm nghèo Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua văn bản Những tình huống hiểm nghèo người đọc hiểu hơn về những bài học về cuộc sống, đặc biệt hiểu được tính cách con người trong nguy nan. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-------------------(Đang cập nhật)-------------------

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON