YOMEDIA
NONE

Soạn bài Biết người, biết ta - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Mỗi người có những điểm mạnh khác nhau, vì vậy cần tôn trọng và không nên coi thường người khác. Bài soạn Biết người, biết ta thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức về các câu ca dao tục ngữ nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

Tác giả muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên tự kiêu, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia.

1.2. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát

- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ

- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân

2. Soạn bài Biết người, biết ta Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ trong văn bản 1, 2 và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời:

- Trong văn bản 1, 2 đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:

+ Văn bản 1: Châu chấu "đá" xe.

+ Văn bàn 2: Con sắt "đập ngã" ông Đùng. 

- Khi sử dụng biện pháp này, người đọc có thể thấy ý nghĩa của 2 văn bản được truyền tải thú vị: mọi chuyện bất ngờ, không bình thường đều có thể xảy ra.

Câu 2: Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản 3.

Trả lời:

Bài học: Đưa ra bài học về thái độ và cách ứng của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, nên ta ko nên so bì, tự kiêu là mình giỏi hơn người khác, bởi mình mạnh lúc này, trong lĩnh vực này thì người khác mạnh lúc khác, trong lĩnh vực khác.

Câu 3: Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn?

Trả lời:

Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có điểm giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn đó là đều mượn một hình ảnh sự vật để đúc rút ra bài học, kinh nghiệm trong cuộc sống. 

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Nêu suy nghĩ về bài thứ 3 trong văn bản Biết người biết ta, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo.

Trả lời:

Bài ca dao: 

“Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng,

Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

Cớ sao trăng lại chịu luồn đám mây?”

cho chúng ta một thông điệp sâu sắc đáng suy nghĩ. Ở bài ca dao này, tác giả dân gian muốn phê phán những người chỉ biết khoe khoang mà lại không biết khuyết điểm của mình với người khác. “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng/ Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn” quả thật, ngọn đèn dầu khi được thắp lên sẽ soi sáng hơn ánh sáng bàng bạc của trăng, tuy nhiên khi đứng trước gió nó sẽ bị thổi vụt tắt. Dù cho ngọn đèn có sáng rực thế nào thì nó cũng sẽ bị dập tắt bởi một ngọn gió mà thôi. “Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn/ Cớ sao trăng lại chịu luồn đám mây” là sự huênh hoang, tự ca ngợi của trăng rằng ánh sáng của trăng tồn tại và sáng hơn mọi vật khác. Nhưng không, dù ánh sáng của mặt trăng mang tính vĩnh cửu thì cũng phải bị che lấp bởi mây mù. Tác giả dân gian muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió, mây để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên tự kiêu, so bì, cho là mình giỏi hơn và coi thường người khác bởi mỗi người đều có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia.

4. Hỏi đáp về bài Biết người, biết ta Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Biết người, biết ta Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua văn bản Biết người, biết ta người đọc rút ra những bài học về sự khiêm nhường, biết lượng sức mình, không nên ganh đua chạy theo những thứ xa vời. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

--------------------(Đang cập nhật)-------------------

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON