YOMEDIA
NONE

Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Mỗi sự kiện hay nhân vật lịch sử đều để lại cho chúng ta những bài học quý giá và những câu chuyện liên quan có thật. Bài soạn Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây nhằm giúp các em hiểu được yêu cầu và quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Từ đó, có tinh thần, trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ và giữ gìn nền hòa bình dân tộc. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Kiểu bài và yêu cầu

a. Kiểu bài

Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật sự kiện lịch sử là kiểu văn bản thuật lại một sự việc có thật nhằm giúp người đọc hiểu về sự việc, qua đó hiểu về nhân vật sự kiện lịch sử có liên quan.

b. Yêu cầu đối với kiểu bài

- Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử.

- Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng "tôi") thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí.

- Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật, sự kiện.

- Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết.

- Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên.

- Bố cục bài viết cần đảm bảo:

+ Mở bài: giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.

+ Thân bài: thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật, sự kiện lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả.

+ Kết bài: khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.

1.2. Quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài: 

Trước tiên, em cần trả lời câu hỏi: Yêu cầu của đề bài là gì?

Mục đích viết bài này là gì?

⟹ Mục đích viết bài là kể lại một sự kiện có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử em biết. 

Người đọc bài viết này có thể là ai?

⟹ Người đọc bài viết này có thể là tất cả mọi người, các bạn học sinh…

Với mục đích và người đọc đó, nội dung và cách viết sẽ mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu, chân thực. 

Thu thập tư liệu: 

Em cần thu thập tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau từ tài liệu thực tế: hình ảnh, lời kể…. đến các tài liệu lưu trữ. 

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Dàn ý:

Mở bài: 

- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.

- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

Thân bài:

1. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật sự kiện:

- Câu chuyện, huyền thoại liên quan.

- Dấu tích liên quan

2. Thuật lại nội dung diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử:

- Bắt đầu - diễn biến - kết thúc.

- Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,...); kết hợp kể chuyện với miêu tả.

3. Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật, sự kiện lịch sử.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

Bước 3: Viết bài: 

Lần lượt viết mở bài, thân bài, kết bài. Riêng thân bài, em cần lưu ý:

- Khi thuật lại nội dung diễn biến, cần chỉ ra mối liên hệ giữa sự việc với nhân vật sự kiện lịch sử qua các bằng chứng, nhân chứng, vật chứng hoặc tư liệu đáng tin cậ

- Sử dụng yếu tố miêu tả một cách hợp lí, chọn lọc (tả chân dung nhân vật, tả cảnh quan, tả vật chứng, nhân chứng,... khi cần), kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hài hoà, tự nhiên.

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

Xem lại và chỉnh sửa

- Học sinh tự kiểm tra, xem xét và điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết. 

Rút kinh nghiệm

- Viết bài giúp em có thêm kinh nghiệm khi viết về sự việc có thật liên quan đến sự kiện lịch sử: việc thu thập tài liệu, viết bài kể chuyện…

- Nếu được thực hiện lại bài viết, em sẽ kể chi tiết và có thêm những dẫn chứng cho bài viết được tốt hơn. 

2. Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Đoạn mở bài đã nêu được sự việc gì liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử được thuật lại?

Trả lời:

Đoạn mở bài đã giới thiệu được sự việc về thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực trong chuyến đi "Về nguồn" vào tháng 9 năm ngoái.

Câu 2: Phần thân bài, người viết đã thuật lại sự việc, sự kiện nào?

Trả lời:

Phần thân bài, người viết đã thuật lại:

+ Miêu tả quang cảnh, không khí trang nghiêm của đền thờ.

+ Kể lại những thông tin về ông Nguyễn Trung Trực nhằm gợi nhớ những công lao của ông.

+ Kể những hoạt động của lễ hội thể hiện tác động của sự việc liên quan đến ông và người dân.

Câu 3: Người viết có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện?

Trả lời:

Người viết có sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện: "ngôi đền nằm bên dòng sông êm đềm ngay sát cửa biển...cổ thụ", "những đĩa trái cây,sản vật...kết thành hình rồng phượng..."

Câu 4: Nội dung đoạn kết bài là gì?

Trả lời:

Nội dung đoạn kết bài: khẳng định tinh thần yêu nước, khí phách anh hùng của Nguyễn Trung Trực. Đồng thời, tác giả chia sẻ cảm nhận của mình về tầm quan trọng của lễ hội tưởng nhớ ông.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến Bác Hồ mà em yêu thích.

Trả lời:

Câu chuyện về sự tiết kiệm của Bác Hồ

Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.

Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

4. Hỏi đáp về bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON