YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ôn tập Bài 2 - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Ngụ ngôn là một thể loại của văn học mang nội dung đạo đức, giáo dục con người dưới hình thức thơ hoặc văn xuôi tương đối ngắn. Nội dung Bài 2: Bài học cuộc sống (Truyện ngụ ngôn), các em đã được tiếp cận những tác phẩm ngụ ngôn đặc sắc, từ đó rút ra những bài học ý nghĩa sâu sắc. Đồng thời nắm được yêu cầu và quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Mời các em cùng tham khảo bài soạn Ôn tập Bài 2 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây ôn tập và củng cố kiến thức! Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn tập thể loại truyện ngụ ngôn

- Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ưng xử của con người trong cuộc sống. 

- Đề tài trong truyện ngụ ngôn: thường là những vấn đề đạo đức hay những cách ứng xử trong cuộc sống. 

- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là loài vật, đồ vật hoặc con người. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thường được người kể chuyện gọi bằng danh từ chung như: rùa, thỏ, sói, cừu, cây sậy, thầy bói, bác nông dân, ...Từ suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật ngụ ngôn, người nghe, người đọc có thể rút ra những bài học sâu sắc. 

- Sự kiện (hay sự việc) là yếu tố quan trọng góp phần làm nên câu chuyện. Trong truyện ngụ ngôn, một câu chuyện thường xoay quanh một sự kiện chính. Chẳng hạn, ở truyện Thỏ và rùa, sự kiện chính là cuộc chạy thi giữa hai nhân vật thỏ và rùa. 

- Cốt truyện của truyện ngụ ngôn thường xoay quanh một sự kiện (một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm, ... ) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó. 

- Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình. Qua đó, ý nghĩa của câu chuyện được một khơi sâu. Chẳng hạn, tình huống truyện trong Thỏ và rùa là cuộc chạy đua giữa hai con vật và kết quả có tính bất ngờ, làm lộ rõ đặc điểm của mỗi nhân vật và bài học từ câu chuyện. 

- Không gian trong truyện ngụ ngôn là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện (một khu chợ, một giếng nước, một khu rừng) 

- Thời gian trong truyện ngụ ngôn là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể. 

1.2. Ôn lại kiểu bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

1.2.1. Yêu cầu đối với kiểu bài

- Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử.

- Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng "tôi") thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí.

- Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật, sự kiện.

- Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết.

- Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên.

- Bố cục bài viết cần đảm bảo:

+ Mở bài: giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.

+ Thân bài: thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật, sự kiện lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả.

+ Kết bài: khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.

1.2.2. Quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài: 

Trước tiên, em cần trả lời câu hỏi: Yêu cầu của đề bài là gì?

Mục đích viết bài này là gì?

⟹ Mục đích viết bài là kể lại một sự kiện có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử em biết. 

Người đọc bài viết này có thể là ai?

⟹ Người đọc bài viết này có thể là tất cả mọi người, các bạn học sinh…

Với mục đích và người đọc đó, nội dung và cách viết sẽ mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu, chân thực. 

Thu thập tư liệu: 

Em cần thu thập tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau từ tài liệu thực tế: hình ảnh, lời kể…. đến các tài liệu lưu trữ. 

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Dàn ý:

Mở bài: 

- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.

- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

Thân bài:

1. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật sự kiện:

- Câu chuyện, huyền thoại liên quan.

- Dấu tích liên quan

2. Thuật lại nội dung diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử:

- Bắt đầu - diễn biến - kết thúc.

- Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,...); kết hợp kể chuyện với miêu tả.

3. Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật, sự kiện lịch sử.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

Bước 3: Viết bài

Lần lượt viết mở bài, thân bài, kết bài. Riêng thân bài, em cần lưu ý:

- Khi thuật lại nội dung diễn biến, cần chỉ ra mối liên hệ giữa sự việc với nhân vật sự kiện lịch sử qua các bằng chứng, nhân chứng, vật chứng hoặc tư liệu đáng tin cậy.

- Sử dụng yếu tố miêu tả một cách hợp lí, chọn lọc (tả chân dung nhân vật, tả cảnh quan, tả vật chứng, nhân chứng,... khi cần), kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hài hoà, tự nhiên.

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

Xem lại và chỉnh sửa

- Học sinh tự kiểm tra, xem xét và điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết. 

Rút kinh nghiệm

- Viết bài giúp em có thêm kinh nghiệm khi viết về sự việc có thật liên quan đến sự kiện lịch sử: việc thu thập tài liệu, viết bài kể chuyện…

- Nếu được thực hiện lại bài viết, em sẽ kể chi tiết và có thêm những dẫn chứng cho bài viết được tốt hơn. 

2. Soạn bài Ôn tập Bài 2 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Dựa vào đâu để em khẳng định rằng Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con là truyện ngụ ngôn?

Trả lời:

Dựa vào đặc điểm của truyện ngụ ngôn: 

- Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ưng xử của con người trong cuộc sống. 

- Đề tài trong truyện ngụ ngôn: thường là những vấn đề đạo đức hay những cách ứng xử trong cuộc sống.

- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là loài vật, đồ vật hoặc con người

- Cốt truyện của truyện ngụ ngôn thường xoay quanh một sự kiện (một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm,...) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó. 

- Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình. 

- Không gian trong truyện ngụ ngôn là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện (một khu chợ, một giếng nước, một khu rừng...) 

- Thời gian trong truyện ngụ ngôn là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể. 

Câu 2: Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả như thế nào? Bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi là gì?

Trả lời:

- Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch đã khiến nó mất mạng còn các ông thầy bói đánh nhau sứt đầu mẻ trán. 

- Từ đó em rút ra bài học chung là cần có cái nhìn toàn diện để nhìn nhận các sự việc trong cuộc sống, tránh cái nhìn phiến diện chủ quan. 

Câu 3: Trong hai truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con, em thích truyện nào hơn? Vì sao?

Trả lời:

Trong hai truyện, em thích truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu hơn vì câu chuyện gần gũi với lứa tuổi học trò chúng em. Nhờ câu chuyện, mà em cần biết rút kinh nghiệm khi chọn bạn bè để chơi cùng rằng: những người bạn thật sự là người luôn kề vai sát cánh với ta kể cả lúc khó khăn, hoạn nạn nhất.

Câu 4: 

a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử, em cần lưu ý đến những điều gì?

b. Tìm trong bài văn em mới viết một vài đoạn văn, câu văn mà theo em là nên dùng dấu chấm lửng, chỉnh sửa và đặt dấu chấm lửng sao cho phù hợp. 

Trả lời:

a. Một số điều cần chú ý:

- Thuật lại các diễn biến của sự việc theo một trình tự hợp lí.

- Cần xâu chuỗi logic để khi đọc ta thấy được mối quan hệ giữa sự việc có thật với nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

- Để bài văn không nhàm chán, nên sử dụng thêm yếu tố miêu tả.

- Nhằm tăng tính xác thực cho bài, nên thêm các tư liệu đáng tin cậy.

b. Có thể thêm vào câu:

Tôi cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh, những câu chuyện lịch sử về các vị vua Hùng - những người đã dựng xây đất nước đã in sâu trong tâm trí tôi.

=> Tôi cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh, những câu chuyện lịch sử về các vị vua Hùng - những người đã dựng xây đất nước, [...] đã in sâu trong tâm trí tôi. (biểu đạt ý còn nhiều sự vật hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết).

Câu 5: Cho biết: 

a. Nên chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn thế nào cho hấp dẫn?

b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nói và nghe bằng cách nào?

Trả lời:

a. Để chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn hấp dẫn cần: 

- Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn, phù hợp với tình huống của truyện. 

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói. 

- Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh. 

b. Có thể thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nói và nghe bằng cách luyện tập thường xuyên, chăm chỉ đọc tài liệu. 

Câu 6: Nêu một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng.

Trả lời:

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng:

- Không lạm dụng dấu chấm lửng khi sử dụng chúng để tạo văn bản.

- Dấu chấm lửng phải được gắn với từ trước nhưng tách biệt với từ sau.

- Nếu sau dấu chấm lửng có dấu chấm câu khác, chẳng hạn như dấu chấm phẩy, dấu phẩy hoặc dấu chấm than ... thì không nên để khoảng trắng giữa chúng.

- Nếu dấu chấm lửng đánh dấu cuối câu thì từ tiếp theo phải bắt đầu bằng chữ hoa. Nhưng nếu cách tiếp cận này tiếp tục sau họ, từ kế tiếp phải bắt đầu bằng chữ thường.

Câu 7: Nêu bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ một hay một số truyện ngụ ngôn. 

Trả lời:

Em rút ra bài học từ truyện Ếch ngồi đáy giếng:

+ Lâu dài trong nhỏ môi trường sẽ hạn chế hiểu biết.

+ Từ những người biết hạn chế, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, yêu cầu sẽ phải trả giá rất cao.

+ Khuyên mọi người không nên có những đường sống cao ngạo, có cái nhìn thiển cận, không tìm hiểu thế giới bên ngoài.

+ Giáo dục con người tự do, thật thà và phải biết học hỏi thêm về thế giới bên ngoài.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Ôn tập Bài 2. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) kể lại chi tiết mà em thích nhất trong một truyện ngụ ngôn đã học ở Bài 2: Bài học cuộc sống (Truyện ngụ ngôn) SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. 

Trả lời:

Trong truyện Thầy bói xem voi, em thích nhất là chi tiết khi nghe thấy có voi đi qua, các thầy bói liền chung tiền biếu người quản voi để xin xem voi. Người ta sẽ phải đặt ra hoài nghi rằng thầy bói, vốn trên thông thiên văn, dưới tường địa lí, có thể đoán biết mọi sự, thế mà đến con voi cũng phải biếu tiền người khác để sờ xem nó thế nào. Vậy thì hóa ra thầy bói ở đây là thầy bói... rởm! Cũng vì thế mà nhan đề Thầy bói xem voi trở nên có phần giễu cợt, ngụ ý những người tưởng là hiểu biết mà lại chẳng biết điều gì.

4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Bài 2 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON