Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về tác phẩm Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo, HOC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Mùa phơi sân trước - CTST để củng cố lại kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Văn bản “Mùa phơi sân trước” đã ghi lại cảm xúc của tác giả khi nhớ về tuổi thơ đạp xe về nhà ngoại: đâu đâu cũng thấy người ta phơi đồ trên sân.- Văn bản “Mùa phơi sân trước” đã ghi lại cảm xúc của tác giả khi nhớ về tuổi thơ đạp xe về nhà ngoại: đâu đâu cũng thấy người ta phơi đồ trên sân.
1.2. Nghệ thuật
- Tản văn giàu cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về khi nhớ về “mùa phơi sân trước” quê mình
- Ngôn ngữ tinh tế, sống động, giàu hình ảnh và chất trữ tình
2. Soạn bài Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Câu 1: Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về “mùa phơi sân trước”. Đó là tình cảm, cảm xúc gì?
Trả lời:
“Chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời, cứ chạy theo đeo đuổi miết trên những giàn phơi.
Hụt hơi, chới với.
…. mình bỗng bâng quơ nhớ. ”
Mình bỗng nhẹ ngõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên sông. ”
Đó là cảm xúc hoài niệm nhớ nhung về tuổi thơ, tình cảm yêu quê hương tha thiết.
Câu 2: Nhận xét về chất trữ tình trong văn bản trên.
Trả lời:
- Chất trữ tình nhẹ nhàng
- Chất trữ tình góp phần thể hiện cảm xúc của tác giả, tạo cho bài văn mạch chất trữ tình nên thơ.
Câu 3: Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả đã thể hiện trong văn bản?
Trả lời:
- Đó là một cái “tôi” nhẹ nhàng sâu lắng, đầy hoài niệm qua những câu chữ nhẹ nhàng, những kỉ niệm tuổi thơ gắn với sân phơi kí ức.
Câu 4: Xác định chủ đề của văn bản và cho biết dựa vào đâu để em xác định như vậy.
Trả lời:
Chủ đề của văn bản là về kỉ niệm quê hương, về thiên nhiên cảnh vật dựa vào nội dung văn bản em xác định như vậy. Những chi tiết: “con đường đất, tháng Chạp, đường Tết, những giàn phơi, những ngày nắng”…. gắn trong kí ức tác giả.
Câu 5: Chỉ ra những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản trên.
Trả lời:
- Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật.
- Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân.
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bài suy nghĩ của em về ký ức tuổi thơ đối với mỗi người.
Trả lời:
Viết đoạn mẫu 1
Quê hương và thời thơ ấu luôn là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với mỗi con người. Chúng ta ai cũng có những kí ức về một thời tuổi thơ đáng nhớ. Kí ức tuổi thơ chính là những kỉ niệm thời thơ ấu khi chúng ta còn bé, vô lo vô nghĩ, hồn nhiên vui chơi tinh nghịch. Mỗi người ai cũng có cho mình những kí ức tuổi thơ, dù vui dù buồn nhưng nó là một phần đáng nhớ theo ta đến suốt cuộc đời và hình thành nên con người của ta. Ai cũng có những kỉ niệm riêng, mang lại cho chúng ta những bài học đầu đời, những dấu ấn khó phai, nó đi theo ta cả đoạn đường đời, dạy cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Kí ức tuổi thơ của chúng ta gắn với mái nhà, với gia đình, với bạn bè, với đường làng ngõ xóm, nơi chúng ta sinh ra, góp phần nuôi nấng tâm hồn ta ngay từ thuở ban đầu. Kí ức là những gì đã qua không thể lấy lại được, nhất là tuổi thơ - cái tuổi hồn nhiên vô lo vô nghĩ nhất của mỗi người. Chúng ta hãy sống và trân trọng những kí ức đó dù vui hay buồn bằng tình cảm chân thành nhất. Chính những kí ức tuổi thơ khiến con người trưởng thành hơn, chín chắn hơn, mang đến cho ta những bài học quý giá không gì sánh được. Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có những kí ức đau buồn của thời trẻ mà con người ta muốn quên đi, nó là vết thương lớn theo ta đến suốt đời. Lại có những người thu mình trong một góc từ nhỏ, ít giao lưu, những người này sẽ có ít kí ức để nhớ về. Chúng ta khi còn trẻ, còn chung sống, được cha mẹ nuôi nấng, bao bọc hãy cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng như giữ những kí ức tốt đẹp nhất cho mình. Lớn hơn một chút, chúng ta hãy trân trọng những kỉ niệm đó cũng như cố gắng học tập để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp hơn để con cháu đời sau khắc ghi. Đời người ngắn lắm, quỹ thời gian tưởng chừng như vô hạn nhưng thật ra lại rất hữu hạn, hãy trân trọng những kí ức tươi đẹp mà bạn đã có, quên đi những kí ức buồn đau, sống và hướng đến những điều tốt đẹp nhất để có một cuộc đời trọn vẹn, an yên.
Viết đoạn văn mẫu 2
Ai cũng có một thời tuổi thơ đáng nhớ với những kỉ niệm đẹp đẽ. Có thể là niềm vui, nỗi buồn, nhưng những kỉ niệm đó sẽ đi theo chúng ta đến hết cuộc đời, nuôi dưỡng tâm hồn của ta. Chính vì thế, kí ức tuổi thơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Kí ức tuổi thơ là những kỉ niệm thời thơ ấu khi chúng ta còn bé, vô lo vô nghĩ, hồn nhiên vui chơi tinh nghịch. Đó là những ngày tháng rong chơi cùng bạn bè, là những lần nghịch ngợm bị ba mẹ mắng. Nhưng những kỉ niệm ấy đều đẹp, đều ý nghĩa vì khi đó ta còn vô tư, không lo toan, vướng vào bộn bề cơm áo gạo tiền của cuộc sống. Những kỉ niệm này sẽ mãi khắc sâu vào trong tâm trí và sẽ theo chúng ta đến suốt cuộc đời, góp phần làm hoàn thiện tính cách, lối sống của bản thân sau này, khi bản thân nghĩ về những ngày thơ bé có thể mỉm cười. Kí ức tuổi thơ là một phần thanh bình, an yên nhất của con người. Bao năm tháng lam lũ xa quê lập nghiệp, khi trở về quê nhà nhìn đâu cũng thấy kỉ niệm ngày còn bé, trong lòng nao nao những cảm xúc; bỗng nhiên ta sẽ thấy hóa ra có những ngày bản thân đã hồn nhiên đến thế. Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có những kí ức đau buồn của thời trẻ mà con người ta muốn quên đi, nó là vết thương lớn theo ta đến suốt đời. Lại có những người thu mình trong một góc từ nhỏ, không có nhiều những trải nghiệm đáng nhớ hồi còn trẻ. Những người này sẽ thiệt thòi hơn những người có một “tuổi thơ dữ dội”. Hồi còn trẻ, chúng ta hãy cố gắng trải nghiệm thật nhiều, học hỏi thật nhiều, tạo nhiều khoảnh khắc, kỉ niệm đẹp cho bản thân để sau này khi nhìn lại mới thấy ta đã từng sống trọn vẹn thế nào.
4. Hỏi đáp về bài Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số văn mẫu bài Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Tác phẩm Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư là những cảm xúc chân thành của tác giả khi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sống cùng người bà nơi làng quê với những hình ảnh quen thuộc khi thấy người ta phơi đồ trên sân. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
---------------------------(Đang cập nhật)-------------------------