YOMEDIA
NONE

Soạn bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên - Ngữ văn 12

Hướng dẫn soạn bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên giúp các em nắm được kiến thức khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Mời các em tham khảo để nắm được cách trả lời các câu hỏi liên quan một cách nhanh chóng và lôgic. Chúc các em có bước soạn bài thật tốt để thuận lợi hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp.

 

2. Tóm tắt nội dung bài học 

2.1. Nội dung

  • Bài thơ là khúc hát về lòng biết ơn, thể hiện tình yêu và sự gắn bó, khát vọng và niềm hân hoan khi trở về với nhân dân, đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình ở đời sống của nhân dân và đất nước.

2.2. Nghệ thuật

  • Hình ảnh thơ mới lạ, phong phú.
  • Lời thơ có nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, giàu chất trí tuệ, bộc lộ cách thể hiện riêng tài hoa, độc đáo, tạo ấn tượng thẩm mỹ cho người đọc.
  • Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật với giọng điệu tha thiết, chân thành

3. Soạn bài Tiếng hát con tàu chương trình chuẩn

3.1. Soạn bài tóm tắt

3.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu trưng. Hãy đọc kĩ bài thơ để hiểu được ý nghĩa biểu tượng đó. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cắt nghĩa nhan đề và bốn câu thơ đề từ.

  • Con tàu: Biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ khát khao lên đường xây dựng đất nước. Nhà thơ muốn vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc đời rộng lớn.
  • Tây Bắc: biểu tượng cho cuộc sống lớn của nhân dân và đất nước. Là cội nguồn  cảm hứng của sáng tạo thơ ca.
  • Nhan đề bài thơ: Tiếng hát con tàu → tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn ngập tràn niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở lên đường đến với tây Bắc, đến với cuộc sống của nhân dân cũng chính là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
  • Lời đề từ: Là một câu hỏi tu từ, kết hợp với nhịp thơ da diết thể hiện:
    • Sự hoà nhập tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ với cuộc đời rộng lớn của nhân dân, đất nước.
    • Tâm hồn của nhà thơ một khi hoà nhập với không khí náo nức, tưng bừng với niềm vui chung của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước thì cũng là lúc soi vào lòng mình, có thể thấy được cả cuộc đời rộng lớn.

⇒ Khẳng định tình yêu Tây Bắc khôn cùng trong trái tim nhà thơ, khẳng định khát vọng lên đường của người nghệ sĩ.Tình yêu và khát vọng đã xóa mờ khoảng cách không gian và thời gian.

Câu 2: Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn?  Nêu ý chính của từng đoạn. Bố cục đó thể hiện sự vận động tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

  • Bố cục: Bài thơ được chia làm 3 phần:
    • Phần 1: Từ đầu đến Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân: Tiếng gọi tha thiết của Tổ quốc.
    • Phần 2: Từ Ơi kháng chiến đến tỏa nhớ mùi hương: hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của tác giả.
    • Phần 3: Còn lại -> Ước vọng dấn thân, nhập cuộc, hành trình trở về với nhân dân, với cội nguồn sáng tạo của người nghệ sĩ.
  • Bố cục của bài thơ đã thể hiện sự vận động, phát triển đầy lôgic của tâm trạng chủ thể trữ tình: đi từ lí tưởng đến khát khao dấn thân, cống hiến; đi từ kỉ niệm, nỗi nhớ đến ước vọng gặp gỡ, trở về.

Câu 3: Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào? Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của khổ thơ đó.

  • Niềm vui lớn lao khi gặp lại nhân dân được thể hiện trong khổ thơ:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

                      […]

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

  • Để thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao, tác giả liên tiếp sử dụng những hình ảnh so sánh:
    • Những hình ảnh vừa có vẻ đẹp thơ mộng, mượt mà vừa biểu tượng cho quy luật tất yếu của tự nhiên: nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
    • Vừa có sự hoà hợp giữa nhu cầu, khát vọng của bản thân với hiện thực: trẻ thơ đói lòng gặp sữa, nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

⇒ Nhấn mạnh niềm hạnh phúc tột độ và ý nghĩa sâu xa của việc trở về với nhân dân. Việc trở về với nhân dân còn là một lẽ tự nhiên, phù hợp với quy luật. Về với nhân dân là về với ngọn nguồn của sáng tạo nghệ thuật, về với những gì thân thiết, sâu nặng nhất của lòng mình.

Câu 4: Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự gắn bó và biết ơn sâu nặng của nhà thơ đối với nhân dân.

  • Nhân dân ở đây không còn là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà hiểu qua những hình ảnh, con người cụ thể, gần gũi thân thương. Đó là:
    • Anh con, người du kích với chiếc áo nâu suốt một đời vá rách – Đêm cuối cùng anh gởi lại cho con.
    • Em con, thằng em liên lạc - Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ.
    • Bà mế già lửa hồng soi tóc bạc – Năm con đau mế thức một mùa dài.
  • Những điệp ngữ  con nhớ anh con, con nhớ em con, con nhớ mế ... làm đoạn thơ chồng chất kỉ niệm được gợi ra từ hoài niệm về nhân dân của nhà thơ.
  • Cách xưng hô của chủ thể trữ tình (anh con, em con, con nhớ mế) bộc lộ một tình cảm chân thành, ruột thịt với những con người đã từng găn bó mật thiết với mình trong những năm kháng chiến.

⇒ Cuộc gặp gỡ giữa tác giả và nhân dân  đã được viết bằng những dòng thơ đầy gắn bó, nặng biết ơn. Đó không phải là cuộc gặp gỡ đơn thuần  mà là cuộc hội ngộ trong hạnh phúc. Niềm vui sướng, nỗi hạnh phúc dâng trào bất tận trở thành tiếng ca reo vui, tiếng lòng phấn khởi, tiếng đập náo nức trong lời thơ, câu chữ.

Câu 5: Hãy tìm những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của nhà thơ Chế Lan Viên.

Những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí :

Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ

[…]

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn. 

  • Sự vận động của mạch thơ là đi từ những hình, cảm xúc cụ thể dẫn tới những suy ngẫm triết luận.
  • Những bản làng, núi đèo ẩn hiện ẩn hiện trong sương mờ, mây phủ, gợi lên những miền đất mà trong đời chúng ta đã từng qua, làm sống dậy trong lòng ta vô vàn kỉ niệm.
  • Chính những kỉ niệm ấy đã nuôi dưỡng, bồi đắp làm phong phú tâm hồn ta.

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

[…]

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.

  • Chính tình yêu đã biến những miền đất xa lạ trở thành thân thiết như quê hương ta, hoá thành tâm hồn ta: Tình yêu thành đất lạ hoá quê hương.
  • Tình yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa mà còn là những tình cảm sâu nặng đối với quê hương đất nước.
  • Chất triết lí trong thơ Chế Lan Viên được rút ra từ quy luật tình cảm nên không khô khan mà rất tự nhiên, sâu sắc.

Câu 6: Nhận xét và đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ.

  • Chế Lan Viên sáng tạo một hệ thống hình ảnh đa dạng, phong phú:
    • Có những hình ảnh thị giác do quan sát được trong đời sống thực: bản sương giăng, đèo mây phủ, chim rừng lông trở biếc...
    • Có những hình ảnh được miêu tả cụ thể, chi tiết: Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách.
    • Có hình ảnh thữ nhưng giàu sức gợi: Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc.
    • Có những hình ảnh mang tính biểu tượng: con tàu, vầng trăng, Tây Bắc, suối lớn mùa xuân...

⇒ Chế Lan Viên thường có thói quen thiết kế những hình ảnh độc đáo, mới lạ, xâu chuỗi, liên kết với nhau bằng những liên tưởng bất ngờ, có chiều sâu trí tuệ.

Vừa rồi Học247 đã gợi ý cho các em soạn bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. Để nắm vững hơn những kiến thức cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, mời các em tham khảo thêm bài giảng Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Tiếng hát con tàu

Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ giàu tài năng và sáng tạo. Hơn một nửa thế kỉ làm thơ, cảm hứng thơ ca của ông dào dạt như một dòng sông vỗ sóng. Từ "Điêu tàn" đến "Ánh sáng và phù sa", hành trình thơ của Chế Lan Viên "từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui", vượt qua quá khứ nặng nề, u buồn, đến với cuộc đời, với nhân dân và đất nước. Để lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh liên quan đến bài thơ Tiếng hát con tàu, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF