YOMEDIA
NONE

Soạn bài Đò Lèn của Nguyễn Duy - Ngữ văn 12

Phần hướng dẫn soạn bài Đò Lèn với các định hướng, gợi ý cách trả lời ngắn gọn, chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em trong quá trình tìm hiểu về bài thơ.

 

2. Tóm tắt nội dung bài học

2.1. Nội dung

  • Qua những dòng kí ức về tuổi thơ gắn với những kỉ niệm quê ngoại của Nguyễn Duy, bài thơ Đò Lèn đã gợi ra một miền quê còn nghèo khổ, cơ cực, từng chịu bao tàn phá đau thương bởi bom đạn của kẻ thù.
  • Từ tình cảm yêu thương sâu sắc đối với một người bà cụ thể, bài thơ đã mở ra hình bóng người lao động Việt Nam ở mọi miền quê: lam lũ, nghèo khó mà cần cù, nhân hậu, rất giàu tình cảm đối với cội nguồn, với văn hóa truyền thống…
  • Bài thơ là dòng tình cảm yêu thương tha thiết và những suy nghĩ cảm động, sâu lắng của nhà thơ đối với người bà, qua đó hướng tới ngợi ca vẻ đẹp của người lao động ở mọi miền quê Việt Nam.

2.2. Nghệ thuật

  • Có sự hòa quyện giữa tính cách dân gian và phong vị cổ điển.
  • Hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hóm hĩnh dân gian.

3. Soạn bài Đò lèn

3.1. Soạn bài tóm tắt

3.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ.

  • Kí ức tuổi thơ hiện lên hết sức sinh động trong tâm tưởng nhà thơ:

Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

níu váy bà đi chợ Bình Lâm

bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

→ Kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên, tinh nghịch, vui tươi: câu cá, đi chợ cùng bà, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn,…

  • Say mê với thế giới tiên, phật, thánh, thần.

⇒ Những địa danh cụ thể, thân quen gắn liền với những hiếu động, nghịch ngợm của trẻ nhỏ được nhắc đến, hiện lên đầy sinh động và gần gũi, như mở ra vùng kí ức thơ dại, chạm đến những kỉ niệm sâu lắng nhất trong lòng người.

  • Nét mới trong thơ Nguyễn Duy chính việc Nguyễn Duy không chỉ kể những kỉ niệm đẹp mà ngay cả những kỉ niệm không đẹp, cái xấu của trẻ thơ ông cũng nhắc tới và nhắc tới một cách chân thực rất sinh động “Ăn trộm nhãn chùa Trần”. Đó là một lỗi lầm nhưng lỗi lầm có thể tha thứ hơn nữa dưới ngòi bút của Nguyễn Duy khiến người đọc càng liên tưởng tới vẻ tinh nghịch, vui nhộn của một thời từng trải qua.

 ⇒ Thái độ thẳng thắn, tôn trọng dĩ vãng, không thi vị hoá  thời quá khứ của mình → đem lại cách nhìn mới mẻ về quá khứ tuổi thơ.

Câu 2: Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà được biểu hiện cụ thể như thế nào?

  • Hồi ức về bà: Một người bà âm thầm chịu đựng muôn nghìn vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi, hiếu động, nghịch ngợm.
    • Mò cua xúc tép → lam lũ, vất vả, tần tảo
    • Buôn bán khắp nơi: gánh chè xanh ... thập thững những đêm hàn → trước hiểm nguy của bom đạn bà vẫn đi bán trứng ở ga Lèn.
    • Bữa ăn đói khổ, đạm bạc: chỉ là củ dong riềng luộc sượng.. .
  • Tình cảm của nhà thơ
    • Lúc nhỏ: vô tâm, mê chơi, chưa thấu hiểu hết nỗi vất vả của bà.
    • Khi đã trưởng thành:
      • Khi lớn lên, trưởng thành trong chiến tranh, biết thương  bà nhưng bà đã mất.
      • Lòng trào dâng một nỗi ân hận, tiếc nuối, xót xa.

Câu 3: Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt? So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tà: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò Lèn).

  • Nguyễn Duy:
    • Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh: mò cua bắt tép, gánh hàng rong quen thuộc trong công việc thường nhật → bộc lộ tình cảm trực tiếp, không che đậy dưới bất kì hình ảnh biểu tượng nào.
    • Tâm trạng nuối tiếc, ăn năn, hối lỗi muộn màng.
    • Giọng thơ xót xa, ngậm ngùi.
  • Bằng Việt:
    • Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa → làm sống lại những hồi ức thiêng liêng, cảm động về tình bà cháu.
    • Thấu hiểu công lao khó nhọc, vất vả và tình thương của bà.
    • Giọng thơ trang trọng, mực thước.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đò lèn để nắm vững những kiến thức cần đạt khi học bài thơ này hơn.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Đò lèn

Trong một lần về thăm lại quê nhà những cảm xúc của quê hương lại vọng lại trong kí ức của tác giả, ông nhớ lại những kí ức xưa bên bếp lửa và những hình ảnh khác khi sống bên người bà của mình. Những hình ảnh đó hiện lên trong con người của tác giả có lúc vui có lúc buồn đan xen vào nhau và tạo nên những cung bậc thầm kín, sâu lắng. Từ những cảm xúc ấy, Nguyễn Duy đã sáng tác bài thơ Đò lèn. Để cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON