YOMEDIA
NONE

Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý - Ngữ văn 12

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lýNghị luận về một tư tưởng, đạo lýHướng dẫn soạn bài và luyện tập bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lý giúp các em học sinh biết các bước làm bài văn nghị luận và luyện tập câu 1câu 2 trong SGK Ngữ Văn 12. Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạnNghị luận về một tư tưởng, đạo lý tóm tắt.

 

2. Tóm tắt nội dung bài học

Các bước làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

2.1. Tìm hiểu đề

  • Tìm hiểu về nội dung (đề có những ý nào), thao tác lập luận chính, phạm vi xác định dẫn chứng của đề bài.

2.2. Lập dàn ý

  • Mở bài: Giới thiệu được vấn đề tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
  • Thân bài:
    • ​​Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm và bàn bạc hoặc phê phán, bác bỏ.
    • Giải thích khái niệm của đề bài.
    • Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra.
    • Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng hay sai). Mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - một khía cạnh. Phần này phải cụ thể, sâu sắc tránh chung chung.​
  • Kết bài: Nêu ra phương hướng, một suy nghĩ mới trước tư tưởng, đạo lý đó.

2.3. Tiến hành viết bài

2.4. Kiểm tra và sửa chữa

3. Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

Câu 1:

a. Vấn đề mà Nê-ru, cố Tổng thống Ấn Độ đưa ra nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.

  • Vấn đề mà Nê-ru đưa ra nghị luận là: phẩm chất văn hóa trong nhân cách của mỗi con người…
  • Có thể đặt tên cho văn bản là: văn hóa con người, thế nào là người sống có văn hóa…

b. Để nghị luận tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào? Nêu ví dụ.

  • Tác giả sử dụng các thao tác: giải thích, đưa câu hỏi, chứng minh, phân tích, bình luận…
  • Cụ thể:
    • Giải thích và chứng minh: Đưa ra nhiều câu hỏi rồi tự trả lời à nhằm lôi cuốn người đọc theo suy nghĩ của mình: “Văn hóa - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không?... anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hóa…"
    • Phân tích và bình luận: Trực tiếp đối thoại với người đọc -> tạo quan hệ gần gũi, thân mật, thẳng thắn với người đọc: “Một trí tuệ có văn hóa, có cội nguồn từ chính nó…đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người…”
    • Phần cuối: Dẫn đoạn thơ của nhà thơ Hy Lạp -> vừa tóm lược các luận điểm, vừa gây ấn tượng, dễ nhớ và hấp dẫn.

c. Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc?

  • Cách diễn đạt trong văn bản rất đặc sắc, khá sinh động, hấp dẫn.

Câu 2:

Đề bài:

Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài:

  • Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.

b. Thân bài:

  • Giải thích các khái niệm: “lí tưởng, cuộc sống”, ý nghĩa câu nói của nhà văn L. Tôn-xtoi.
  • “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”: Đưa ra phương hướng cho cuộc sống của Thanh niên trong tương lai

⇒ Thanh niên sống cần có lí tưởng, biết đề ra mục tiêu để phấn đấu vươn tới ước mơ…

  • Vai trò của lý tưởng: Lí tưởng có vai trò quan trọng trong đời sống của thanh niên, là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người.
  • Cần đặt ra câu hỏi để nghị luận:
    • Tại sao cần sống có lí tưởng?
    • Làm thế nào để sống có lí tưởng?
    • Người sống không lí tưởng thì hậu quả như thế nào?
    • Lí tưởng của thanh niên, học sinh ngày nay ra sao?

c. Kết bài:

  • Khái quát lại vấn đề và rút ra bài học cho bản thân, hoàn thiện nhân cách để sống tốt hơn, có ích hơn cho xã hội…

Để nắm được bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON