YOMEDIA
NONE

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý - Ngữ văn 12


Bài học giúp các em nắm được cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý như: phân tích đề; lập dàn ý; nêu ý kiến đánh giá, nhận xét về vấn đề cần nghị luận; biết huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để phục vụ cho quá trinh viết bài; có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.

ATNETWORK
 

Tóm tắt bài

2.1. Khái niệm nghị luận về một tư tưởng, đạo lý 

  • Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý: là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lý trong cuộc đời. 
  • Tư tưởng, đạo lý trong cuộc đời bao gồm:
    • Lí tưởng (lẽ sống)
    • Cách sống
    • Hoạt động sống
    • Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ trên, dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè...​

2.2. Yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

  •  Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì. 
  • Từ vấn đề  đã xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ... nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận. 
  • Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề.

2.3. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

a. Trước khi tìm hiểu đề phải thực hiện ba thao tác:

  • Đọc kĩ đề bài.
  • Gạch chân các từ quan trọng.
  • Ngăn vế (nếu có).

b. Tìm hiểu đề:

  • Tìm hiểu về nội dung (đề có những ý nào).
  • Thao tác chính (thao tác làm văn). 
  • Phạm vi xác định dẫn chứng của đề bài.

c. Lập dàn ý:

  •  Mở bài: Giới thiệu được vấn đề tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. 
  • Thân bài:
    • ​​Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm và bàn bạc hoặc phê phán, bác bỏ.
    • Giải thích khái niệm của đề bài.
    • Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra.
    • Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng hay sai). Mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - một khía cạnh. Phần này phải cụ thể, sâu sắc tránh chung chung.​
  • Kết bài: Nêu ra phương hướng, một suy nghĩ mới trước tư tưởng, đạo lý đó.

Bài tập minh họa

Ví dụ 1

Đề: Anh (chị) nghĩ như thế nào về câu nói: "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" (Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm).

Gợi ý làm bài

a. Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói):

  • Giông tố: chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .
  • Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. (Đây là vấn đề nghị luận)

b. Giải thích, chứng minh vấn đề: 

  • Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.
  • Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.

c. Khẳng định, bàn bạc mở rộng vấn đề:

  • Đây là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.
  • Thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.
  • Gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?

Ví dụ 2

Đề: "Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận" - Euripides. Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên?

 

Gợi ý làm bài

a. Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)

  • Giải thích câu nói: "Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận ?" Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn.
  • Suy ra vấn đề cần bàn bạc: Vai trò, giá trị của gia đình đối với con người.

b. Giải thích, chứng minh vấn đề

  • Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống).
  • Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

c. Khẳng định, bàn bạc mở rộng vấn đề

  • Khẳng định câu nói đúng. Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáo dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của xã hội.
  • Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng....
QUẢNG CÁO

4. Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

Để nắm được cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 12 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON