YOMEDIA

Soạn văn 12 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý tóm tắt

 
NONE

Nhằm giúp các em nắm được các bước viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý, Học247 xin giới thiệu đến các em bài soạn Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý tóm tắt. Bên cạnh đó, bài soạn này còn gợi ý cho các em một số đề văn hay. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

1. Bố cục bài học

Các bước làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý:

- Tìm hiểu đề

- Lập dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu được vấn đề tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.

+ Thân bài:

  • ​​Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm và bàn bạc hoặc phê phán, bác bỏ.
  • Giải thích khái niệm của đề bài.
  • Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra.
  • Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng hay sai). Mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - một khía cạnh. Phần này phải cụ thể, sâu sắc tránh chung chung.​

+ Kết bài: Nêu ra phương hướng, một suy nghĩ mới trước tư tưởng, đạo lý đó.

- Tiến hành viết bài.

- Kiểm tra và chỉnh sửa.

2. Hướng dẫn soạn văn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

Câu 1. Đọc kỹ đoạn văn của Gi. Nê-ru để xác định câu trả lời cho những câu hỏi bên dưới:

a. Vấn đề mà Gi. Nê-ru đưa ra để nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.

b. Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào, nêu ví dụ?

c. Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc?

Gợi ý:

a. 

- Vấn đề mà Nê-ru cố Tổng thống Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện của văn hoá ở con người.

- Có thể đặt tên cho văn bản là: Bàn về văn hoá của con người.

b.

- Tác giả sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận

- Ví dụ (Về thao tác giải thích):

"Văn hoá có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? Có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? Văn hoá có phải là khả năng hiểu được bản thân mình và hiểu được người khác, là khả năng làm người khác hiểu được mình không? Tôi nghĩ rằng văn hoá là tất cả những cái đó."

+ Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá": Giải thích và khẳng định vấn đề (chứng minh).

+ Những đoạn còn lại là thao tác phân tích, nghị luận.

c. Nét đặc trưng trong diễn đạt:

+ Dùng câu nghi vấn để thu hút

+ Lặp cú pháp và phép thế

+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.

Câu 2. Nhà văn Nga L. Tôn  xtôi nói "Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Anh (chị) hãy nêu vai trò của lý tưởng trong cuộc sống con người.

Gợi ý:

Lập dàn ý

* Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt tư tưởng, đạo lý cần nghị luận

* Thân bài: 

- Giải thích bàn luận về ý nghĩa câu nói Lep Tôn-x tôi

+ Lí tưởng là đích con người hướng tới

+ Cuộc sống ở trong câu nói chỉ giá trị sống trên cõi đời của mỗi người

+ Lý tưởng là ngọn đèn chủ đường”: lí tưởng thì hành động của con người không có phương hướng, lạc đường

+ Suy nghĩ về vai trò lý tưởng đối với cuộc sống của con người

+ Lý tưởng sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỉ, có thể làm lại cuộc đời của một người và nhiều người

+ Lý tưởng sóng đẹp đẽ, tạo ra sự sáng tạo, niềm vui cuộc sống

- Bình luận câu nói của Lép Tôn-x tôi:

+ Con người sống phải biết lựa chọn lí tưởng và có hướng phấn đấu

+ Mỗi học sinh cần xác định rõ ràng mục tiêu, lý tưởng

* Kết bài: Khái quát lại vấn đề. Nêu bài học nhận thức cho bản thân.

Trên đây là bài Soạn văn 12 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON