YOMEDIA
NONE

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo - Ngữ văn 12

Hướng dẫn soạn bài Đàn ghita của Lorca giúp các em học sinh nắm được nội dung chính của bài học và biết cách thực hành bài luyện tập trong SGK Ngữ Văn 12. Chúc các em có những giờ soạn bài thật tốt để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp.

 

2. Tóm tắt nội dung bài học 

2.1. Nội dung

  • Vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca, biểu tượng nghệ thuật qua một hình ảnh quen thuộc độc đáo: đàn ghi ta trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của Thanh Thảo, nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca, nhà thơ thiên tài Tây Ban Nha.
    • Hình ảnh Lor-ca đơn độc với cuộc đấu giữa khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, khát vọng cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua.
    • Hình ảnh Lor-ca bị hành hình thảm khốc.
    • Niềm xót thương Lor-ca và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật của anh không ai tiếp tục.
    • Lor-ca giã từ và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc và hệ lụy trần gian.

2.2. Nghệ thuật

  • Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại, độc đáo với mạch dòng tượng trưng và siêu thực.
  • Cấu trúc bài thơ mang tính chất kết hợp và giao hòa:
    • Kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
    • Giữa thơ và nhạc, giữa màu sắc thơ phương Đông và chất bi tráng trong nhạc giao hưởng phương Tây

3. Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca chương trình chuẩn

3.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Tìm hiểu khả năng gợi liên tưởng của các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu,…

  • Trước cái chết bi thảm của Lor-ca, mạch cảm xúc chính của bài thơ là sự đau đớn, xót thương, nỗi tiếc nuối khôn nguôi về một tài năng, một tâm hồn Tây Ban Nha cao đẹp.
  • Trong suốt bài thơ, thanh thảo đã sử dụng các hình ảnh “đàn ghi ta”, “áo choàng” để chỉ nhà thơ Lor-ca bởi hình ảnh Lor-ca gắn với hình ảnh cây đàn ghi ta (khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta) và ông còn gắn với hình ảnh đất nước Tây Ban Nha (chiếc áo choàng là hình ảnh biểu trưng của đất nước này gắn với những võ sĩ đấu bò tót). Những hình ảnh thơ gợi đến sự vụn vỡ, chia lìa: “(tiếng ghi ta) trong bọt nước vỡ tan”, “(Lor-ca) bơi sang ngang”,…gợi đến cái chết, sự lìa bỏ trần thế của nhà thơ. Những hình ảnh cụ thể hơn như “áo choàng đỏ gắt”, “áo choàng bê bết đỏ”, “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”, “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”,…gợi cái chết đẫm máu, thảm thương, oan khốc của thi nhân.

Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) khi đọc khổ thơ:

Không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh đáy giếng.

  • Đoạn thơ thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của Lor-ca. Trong đoạn thơ này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật chủ yếu là: So sánh, ẩn dụ và tượng trưng.
  • Không ai chôn cất tiếng đàn để tiếng đàn vang lên mãi. Và tiếng đàn như cỏ mọc hoang bởi không sưc mạnh tàn bạo nào có thể hủy diệt được tiếng đàn đó giống như sức sống hoang dại mà bền bỉ của cỏ hoang.

Giọt nước mắt vầng trăng

long lanh đáy giếng

  • Nỗi đau, sự tưởng nhỡ của Lor-ca là thứ tình cảm cao đẹp, mãi bất tử cùng vầng trăng.

Câu 3: Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang ý nghĩa ẩn dụ gì?

  • Hình tượng tiếng đàn được xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang…
  • Tiếng đàn ghi ta ở đây được thể hiện với vô vàn cung bậc khác nhau: khi là âm thanh vui tươi, khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu.
  • Tiếng đàn ghi ta là sự hài hòa của rất nhiều trạng thái cảm xúc. Trước hết đó là cảm xúc của Lor-ca. Cuộc đời Lor-ca như tiếng ghi ta, những âm thanh, cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng, mạnh mẽ về những ngày tháng chiến đấu sôi nổi, khi trầm lặng, đau buồn về khoảnh khắc phải chia lìa sự sống.
  • Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Tác giả đã sống cùng với khoảnh khắc cận kề cái chết của Lor-ca, niềm tiếc thương đau đớn, chua xót, sự ngưỡng mộ tôn vinh được cam kết hài hòa vào những cung bậc thanh âm của tiếng ghi ta.
  • Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. Cuộc đời của con người ấy như tiếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người.

Trên đây là những gợi ý trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK để giúp các em soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo tốt hơn. Và để củng cố kiến thức đã học và làm bài tập tốt hơn mời các em tham khảo thêm bài giảng Cây đàn ghi ta của Lor-ca.

4. Hướng dẫn luyện tập

Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh F.G.Lor-ca được thể hiện qua bài thơ đàn ghi ta của Lor-ca.

Gợi ý làm bài

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
  • Giới thiệu khái quát về hình ảnh Lor-ca trong mạch cảm xúc đa chiều vừa sâu sắc vừa mạnh mẽ của Thanh Thảo.

b. Thân bài

  • Lor-ca con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha.
    • Lor-ca được giới thiệu bằng những nét chấm phá từ những hình ảnh thơ chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng.
      • Lor-ca hiện lên trong “Những tiếng đàn bọt nước”.
      • Lor-ca hiện lên trong hành trình dài dặc mòn mỏi.
    • Hình ảnh tương phản gợi cảnh đấu trường giữa khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa khát vọng cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua.
    • Con người tự do và nhà cách tân nghệ thuật thật đơn độc và mong manh.
  • Lor-ca bị sát hại và nỗi xót xa về sự dang dở của nghệ thuật cách tân.
    • Cái chết đến với Lor-ca quá bất ngờ: dù Lor-ca luôn ám ảnh về cái chết của mình nhưng không ngờ nó đến sớm thế.
    • Cảnh Lor-ca bị hành hình với những diễn biến phũ phàng: áo choàng bê bết máu, đi ra bãi bắn, tiếng đàn máu chảy.
  • Niềm xót thương Lor-ca và những cách tân nghệ thuật không ai tiếp tục.
    • Nỗi tiếc thương hành trình cách tân dang dở.
    • Lor-ca chết, nghệ thuật Tây Ban Nha thiếu vắng người dẫn đường sẽ thành thứ cỏ mọc hoang.
    • Nỗi buồn của người nghệ sĩ vì không ai thực sự hiểu di chúc của Lor-ca.

c. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ chung về hình tượng Lor-ca trong bài thơ.

5. Một số bài văn mẫu về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

Khi tâm hồn nghệ sĩ đồng cảm với một tâm hồn nghệ sĩ thì khoảng cách và văn hóa sẽ không còn là rào cản. Nhà thơ Thanh Thảo đã dành một tình cảm, sự trân trọng như thế với người nghệ sĩ tài hoa Fê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898 – 1936), một nghệ sĩ tài hoa của đất nước Tây Ban Nha. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca in trong tập Khối vuông ru bích (1985) đã thể hiện rõ điều đó. Để hiểu hơn về bài thơ này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON