YOMEDIA

Soạn văn 12 Đàn ghi ta của Lor-ca tóm tắt

 
NONE

Nhằm giúp các em hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca qua mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt, Học247 xin giới thiệu đến các em bài soạn văn tóm tắt Đàn ghi ta của Lor-ca tóm tắt. Hi vọng với bài soạn văn này, các em sẽ nắm được khái quát bài thơ và trả lời được các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

ATNETWORK
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: (6 dòng thơ đầu): Lor-ca- nghệ sĩ tự do, đơn độc
    • Phần 2: (12 dòng thơ tiếp): Lor-ca- cái chết oan khuất, bi phẫn
    • Phần 3: (13 dòng thơ cuối): Lor-ca- linh hồn sáng trong, bất tử

2. Hướng dẫn soạn văn Đàn ghi ta của Lor-ca

Câu 1: Tìm hiểu khả năng gợi liên tưởng của các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu,…

  • "Tiếng đàn bọt nước": hình ảnh tượng trưng, từ thính giác chuyển sang thị giác, tạo sự lạ hóa. Qua đó, gợi sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận.
  • "Áo choàng đỏ gắt": hình ảnh thực, tượng trưng thể hiện đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đang đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc.
  • Trên con đường đấu tranh cho tự do và cái mới, người nghệ sĩ luôn phải hành trình cô đơn, đơn độc: lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chếnh choáng...
  • Áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ra ròng ròng máu chảy,...: thể hiện cái chết đầy bi thảm của Lor-ca
  • Ném lá bùa vào vào xoáy nước, ném trái tim vào cõi lặng im: Sự giã từ và giải thoát, một sự lựa chọn.

Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) khi đọc khổ thơ:

Không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh đáy giếng.

  • “Không ai chôn cất tiếng đàn”: sức sống mạnh mẽ của nghệ thuật
  • “tiếng đàn - cỏ mọc hoang”
    • Xót thương cho cái chết của một thiên tài, xót tiếc cho hành trình cách tân dang dở.
    • Cái đẹp không thể bị hủy diệt: có sức sống và lưu truyền mãi mãi như “cỏ mọc hoang”.
  • Hình ảnh tượng trưng, so sánh:
    • “Giọt nước mắt”: cảm thông, uất hận.
    • “Vầng trăng”: là biểu tượng cho cái đẹp, cho nghệ thuật của Lor-ca luôn toả sáng, bất tử
    • ⇒ Cấu trúc gián đoạn bày tỏ sự xót thương, trân trọng, niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.

Câu 3: Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang ý nghĩa ẩn dụ gì?

  • Tiếng đàn thể hiện tâm trạng và số phận người nghệ sĩ Lor-ca:
    • Tiếng đàn lặp lại day dứt, ám ảnh về số phận mỏng manh của người nghệ sĩ Lor-ca.
    • Tiếng đàn gắn liền với số phận bi thảm của Lor-ca.
    • Hình tượng tiếng đàn gắn liền với tên tuổi của Lor-ca và bất tử với thời gian.
  • Hình tượng tiếng đàn thể hiện tâm hồn phong phú của một con người tài hoa bạc mệnh.

Trên đây là bài Soạn văn 12 Đàn ghi ta của Lor-ca tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Đàn ghi ta của Lor-ca.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON