YOMEDIA
NONE

Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939


Với bài học, các em sẽ được tích lũy thêm kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1936 - 1939, tiêu biểu với sự kiện phong trào dân chủ.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tình hình thế giới và trong nước

- Tình hình thế giới

  • Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
  • 07/1935, Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản xác định:
    • Kẻ thù là chủ nghĩa phát xít.
    • Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít.
    • Mục tiêu là đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
    • Lê Hồng Phong, đại diện Đảng Cộng Sản Đông Dương tham dự
  • 06/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành chính sách tiến bộ ở thuộc địa.

- Tình hình trong nước

  • Về chính trị
    • Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, ân xá tù chính trị,nới rộng quyền tự do báo chí …
    • Nhiều đảng phái chính trị tận dụng cơ hội, tranh giành ảnh hưởng của quần chúng nhưng chỉ có Đảng Cộng Sản Đông Dương là Đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
  • Về kinh tế: sau khủng hoảng kinh tế thế giới, Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế "chính quốc".
  • Về nông nghiệp: tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất, độc canh cây lúa, trồng cao su, đay, gai, bông …; 2/3 nông dân không có ruộng hoặc chỉ ít có ruộng.
  • Về công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ; sản lượng ngành dệt, xi măng, chế cất rượu tăng. Các ngành điện, nước, cơ  khí, đường, giấy, diêm... ít phát triển.
  • Về thương nghiệp: chính quyền thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối;  nhập máy móc và hàng tiêu dùng; xuất khoáng sản và nông sản.
  • Những năm 1936 – 1939, kinh tế Việt Nam  phục hồi và phát triển nhưng kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
  • Về xã hội: đời sống nhân dân khó khăn 
    • Công nhân: thất nghiệp nhiều, lương thấp.
    • Nông dân: không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào…
    • Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.
    • Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, lương thấp.
    • Các tầng lớp lao động khác: chịu thuế khóa nặng nề, giá cả sinh hoạt đắt đỏ.

-> Đời sống đa số nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

1.2. Phong trào dân chủ 1936 - 1939

- Hội nghị Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936

  • Tháng 7/1936 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc)  dựa trên Nghị quyết Đại hội 7 của QTCS, đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh:
    • Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến.
    • Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
    • Phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
    • Chủ trương: Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
  • Sau hội nghị này, Hà Huy Tập được cử làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • Tháng 3/1938, lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương.

- Những phong trào đấu tranh tiêu biểu

a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ

  • Năm 1936, Đảng vận động, tổ chức nhân dân thảo ra bản "dân nguyện" gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp, tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8 - 1936).
  • Các ủy ban hành động thành lập khắp nơi, quần chúng sôi nổi tham gia mít tinh, biểu tình.
  • Tháng 09/1936 Pháp ra lệnh giải tán Ủy ban hành động, cấm nhân dân hội họp.

-> Qua phong trào, đông đảo quần chúng lao động thức tĩnh, đấu tranh đòi quyền sống; Đảng tích lũy được một số kinh nghiệm về lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp. Chính quyền thực dân đã giải quyết một số yêu sách, nới rộng quyền tự do báo chí, đi lại, thả tù chính trị...

  • Năm 1937, lợi dụng sự kiện đó Gôđa sang điều tra tình hình và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh; biểu dương lực lượng; đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.
  • 1937 - 1939: nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đòi quyền sống tiếp tục diễn ra, nhân ngày Quốc tế lao động 01/05/1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh tổ chức công khai ở Hà Nội, Sài Gòn... có đông đảo quần chúng tham gia.

b. Đấu tranh nghị trường

  • Đảng đưa người của Mặt trận Dân Chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện dân biểu Bắc kỳ, Trung kỳ, Hội đồng Kinh tế lí tài Đông Dương…
  • Mục tiêu: Mở rộng lực lượng Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của thực dân, tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân.

c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí

  • 1936 – 1939, Xuất bản nhiều tờ báo công khai: Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Tin tức... trở thành mũi xung kích trong cuộc vận động dân chủ, dân sinh.
  • Nhiều sách chính trị – lý luận, tác phẩm văn học hiện thực phê phán, thơ văn cách mạng xuất bản.

-> Cuộc đấu tranh trên lãnh vực báo chí đã thu kết quả to lớn về văn hóa – tư tưởng: đông đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng của Đảng.

- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939

  • Ý nghĩa lịch sử
    • Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương.
    • Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
    • Quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
    • Cán bộ, Đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành.          
  • Bài học kinh nghiệm
    • Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
    • Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
    • Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc…
    • Như một cuộc diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

2. Luyện tập và củng cố

Những nội dung chính các em cần nắm qua bài học này:

  • Tình hình trong nước và thế giới
  • Phong trào dân chủ 1936 - 1939
  • Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 99 SGK Lịch sử 12 Bài 15

Bài tập Thảo luận trang 102 SGK Lịch sử 12 Bài 15

Bài tập trang 102 SGK Lịch sử 12

Bài tập 1 trang 78 SBT Lịch sử 12 Bài 15

Bài tập 2 trang 80 SBT Lịch sử 12 Bài 15

Bài tập 3 trang 81 SBT Lịch sử 12 Bài 15

Bài tập 4 trang 81 SBT Lịch sử 12 Bài 15

Bài tập 5 trang 82 SBT Lịch sử 12 Bài 15

3. Hỏi đáp Bài 15 Lịch sử 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF