YOMEDIA
NONE

Tính nhiệt liệu tối thiểu để đun sôi nước?

Câu2:Một ấm nhom 0,5 kg chứa 2 lít nước.Tính nhiệt liệu tối thiểu để đun sôi nước? Cho biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20 độ C và nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kgK,của nước là 4200J/kgK. (Tóm tắt và giải)

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (35)

  • toms tắt:

    m1=0.5kg

    v=2lit suy ra m2=2kg

    c1=880J/kgk

    c2=4200J/kgk

    giải:

    nhiệt lượng của nhôm là

    Q1=m1.c1.danta t=0.5*880*(100-20)=35200j

    nhiệt của nước là

    Q2=2.4200.(100-20)=672000j

    nhiệt lượng tối thiểu dùng để đun sôi nc là

    Q=Q1+Q2= 35200+672000=707200j

      bởi Bóng Đêm Phù Thủy 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • người ta muốn có nước ở 50 độ C người ta dùng 5kg nước ở 20 độ C đem pha với nước đang sôi

    a: hỏi cần bao nhiêu nước đang sôi để pha

    b: nếu thả nước mới pha 1 cục nhôm có khối lượng 2kg được nước pha nóng tới 150 độ C thì nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là bao nhiêu? ( sơ qua sự trao đổi nhiệt với bình chưa và môi trường bên ngoài)

    mn giúp mik vs

      bởi Trieu Tien 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tự tóm tắt nha
    a m.c.(t0-tb)=m1.c.(tb-t)
    m.(100-50)=5.(50-20)
    => m=3 kg
    b đề nói nó chả rõ ràng j cả bạn ạ
    nhưng đối vs bài tập nhiệt thì chỉ cần thay công thức như câu a là được thôi bạn
    nhớ like và nhấn đúng nha

      bởi Nguyễn Quang 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 ấm bằng đồng có m=0,4kg và 1 ấm bằng sứ có m =0,5kg đều có thể chứ 0,6kg nước. Cho rằng chè pha càng ngon nếu nhiệt độ của nước chè càng cao. Nhiệt độ trong phòng là 20độ C.

    a) Dùng nước sôi pha chè vào ấm nào tốt hơn?

    b)trên thực tế pha trà bằng ấm sứ vẫn tốt hơn tại sao. Biết cđồng=380J/kgK, csứ=800J/kgK, cnước=4200J/kgK

      bởi Thiên Mai 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Pha chè bằng ấm sứ sẽ tốt hơn trong mọi trường hợp vì sứ dẫn nhiệt kém hơn đồng nên sẽ giữ cho chè nóng lâu hơn

      bởi Nguyễn Thị Phương Liên 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • trộn 2 kg nước sôi vào 3kg nước ở nhiệt độ 20 độ C tính nhiệt độ của nước sau khi quá trình cân bằng nhiệt xảy ra biết nhiệt dung riêng của nước là C=4200J/kg.K

      bởi A La 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tự tóm tắt nha
    m.c.(t0-tb)=m1.c.(tb-t)
    2. 4200.(100-tb)=3.4200.(tb-20)=> tb=52 độ c
    nhớ like và chọn đúng nha

      bởi bùi thị huyên 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một cái nồi chứa nước ở 250C , khối lượng của cả nước và nồi là \(2kg\). Nếu đổ thêm vào nồi 1 lít nước sôi thì nhiệt độ nước trong nồi là 400C. Hỏi phải đổ thêm vào nồi nước ban đầu bao nhiêu lít nước sôi để nhiệt độ nồi nước là 600C ?

      bởi minh vương 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bạn dựa vào làm theo nha tại mink đang bận nên lấy từ trong vở ra hơi khác số một xiu

    undefined

      bởi Vương Tề 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cần cung cấp 1 nhiệt lượng bao nhiêu để đun sôi 5 lít nước ở 20\(^0C\) , bik ấm đựng nước lm bằng nhôm có khối lượng là 200g. Xét hai trường hợp:

    a.Bỏ qua nhiệt lượng do môt trường hấp thụ

    b.Môi trường ngoài hấp thụ 1 lượng nhiệt bằng \(\dfrac{1}{10}\) nhiệt lượng mà ấm thu được

      bởi Mai Anh 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • cho biết :

    m1=5 (lít)

    m2=200g=0.2kg

    c1=4200(J/kg.K)

    c2=880(J/kg.K)

    Q1=?(J)

    Q2=?(J)

    Q=?(J)

    giải

    nhiệt lượng nước thu vào từ 20 độ C lên 100 độ C là

    Q1=m1c1(t2-t1)=5.4200.(100-20)=1680000(J)

    nhiệt lượng bình đựng nước thu vào từ 20 độ C lên 100 độ Clà

    Q2=m2c2(t2-t1)=2/10.880.(100-20)=14080(J)

    nhiệt lượng cần cung cấp là

    Q1+Q2=1680000+14080=1694080(J)

    b.nhiệt lượng mà môi trường hấp thụ từ ấm là:

    14080.10%=1408(J)

    nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi ấm nước là:

    1680000+14080+1408=1695488(J)

      bởi Đôrê Trâm 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi ấm nước. Biết ấm nước bằng đồng khối lượng 0,5 kg chứa 2,5 lít nước ở nhiệt độ 24 độ C (Nhiệt dung riêng của đồng 380J/kg.K ; nước 4200 J/kg.k)

      bởi thanh hằng 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=0,5kg\)

    \(c_1=380\left(J/kg.K\right)\)

    \(\Delta t_1=100-24=76^0C\)

    \(m_2=2,5kg\)

    \(c_2=4200\left(J/kg.K\right)\)

    \(\Delta t_2=100-24=76^0C\)

    \(Q=?\)

    Lời giải........................................................

    Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi ấm nước là :

    \(Q=m_1.c_1.\Delta t_1+m_2.c_2.\Delta t_2\)

    \(=0,5.380.76+2,5.4200.76\)

    \(=812440J\)

    Vậy.........................

      bởi NguyenMinh Đạt 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đun nóng 15l nước từ nhiệt độ ban đầu t1. Biết rằng nước tăng đến nhiệt độ t2=60`C khi nó hấp thụ một năng lượng 1820kgJ. Hỏi nhiệt độ ban đầu cảu nước là bao nhiêu? Biết Cnc=4200J/KgK

      bởi Thùy Nguyễn 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    V=15l=>m=DV=15x1=15kg(với V=15dm3và D=1kg/dm3)

    Q=1820kJ=1820000J

    t2=600C

    c=4200J/kgK

    t1=?

    Giải:

    Khi cho nước ở nhiệt độ t1 tác dụng 1 nhiệt lượng là 1820kJ thì nước sẽ tăng nhiệt độ từ t1 đến t2=600C

    Q=mc(t2-t1)

    <=>1820000=15x4200(60-t1)

    =>60-t1=28,88

    =>t1=31,120C

    Vậykhi tác dụng 1 nhiệt lương là 1820kJ vào nước có Khối lượng là 15kg thì nước sẽ tăng nhiệt độ từ 31,120C➞600C

      bởi Thảo Nguyên Thao 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một cái nồi bằng nhôm chứa nước ở \(20^0C\) , cả nước và noi có khối lượng 3 kg . Đổ thêm vào nồi 1l nước sôi thì nhiệt độ ccua nước trong nồi là \(45^0C\) . Hãy cho bt : phải đổ thêm bao nhiêu lít nước sôi nữa để nhiệt độ của nước trong nồi là \(60^0C\) . Bỏ qua sự mất mát của nhiệt ra ngoài môi trường trong quá trình trao đổi nhiệt , k/l riêng của nước là 1000kg/\(m^3\)

      bởi Nguyễn Lê Tín 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bạn tham khảo rồi làm nha! mình ko chắc đâu

    Một cái nồi bằng nhôm chứa nước ở 20 độ C,cả nước và nồi có khối lượng 3kg,đổ thêm vào nồi 1 lít nước sôi,nhiệt độ cuối cùng của nồi là 45 độ C,phải đổ thêm bao nhiêu lít nước sôi vào nồi,nhiệt độ cuối cùng của nước trong nồi là 60 độ C,Vật lý Lớp 8,bài tập Vật lý Lớp 8,giải bài tập Vật lý Lớp 8,Vật lý,Lớp 8
      bởi Nguyễn Nguyên 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • mot thau nhom co khoi luong 0,5 kg dung 2 kg nuoc o \(t_1=20^0C\) . Thả vào thau nước một thỏi đồng có khối lượng 200g lấy ở lò ra , nước nóng đến \(21,2^0C\) . Tìm nhiệt độ của bếp lò ? Biết nhiệt dung riêng của nhóm , nước , đồng lần lượt là \(C_1=880J/kg\).K ; \(C_2=4200J/kg.K\) ; \(C_3=380J/kg.K\) . Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường

      bởi Nguyễn Vũ Khúc 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tham khao:

    Công thức tính nhiệt lượng

      bởi Cô Cô Long 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh làm thí nghiệm như sau. Thả một miếng chì 300g được lấy từ nước đang sôi vào 1 cốc đựng 100g nước ở 34 độ C và thấy nước nóng lên tới 400 độ C

    a) Tính nhiệt dung riêng của chì

    b) Tại sao kết quả tìm được khong phù hợp với bảng nhiệt dung riêng trong SGK

      bởi Phạm Hoàng Thị Trà Giang 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1= 300g= 0,3kg

    t1= 100°C

    m2= 100g= 0,1kg

    t2= 34°C

    t= 40°C ( mình nghĩ đề kia viết nhầm)

    Cchì= ?

    Cnước= 4200 J/kg.K (mình bổ sung thêm)

    ------------------

    a, Nhiệt lượng mà miếng chì tỏa ra là:

    Q1= m1*C1*(t1-t)= 0,3*Cchì*(100-40)= 18*Cchì (J)

    Nhiệt lượng của nước thu vào là:

    Q2= m2* Cnước*(t-t2)= 0,1* 4200* (40-34)= 2520(J)

    Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1= Q2

    <=> 18*Cchì= 2520

    => Cchì= 140 J/kg.K

    Vậy nhiệt dung riêng của chì là 140 J/kg.K

    b, Kết quả tìm được không phù hợp với bảng nhiệt dung riêng vì: Trên thực tế nhiệt lượng của miếng chì còn tỏa ra môi trường xung quanh nên kết quả sẽ không giống trong sách giáo khoa

      bởi ngô minh hoàng 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thau nhôm có khối lượng 0,5 kg dùng 2l nước ở \(20^0C\)

    a. Thả vào thau nhôm một thỏi đồng có khối lượng 200g lấy ở lò ra thấy thau nước nóng lên đến \(21,1^0C\) . Tìm nhiệt độ của thời đông . Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra ngoài môi trường . Biết nhiệt rung riang của nước là , nhôm , đồng lần lượt là 4200J/kg.K , 880J/kg.K , 380 J/kg.K

    b. Thực ra trong trường hợp này nhiệt lượng tỏa ra ngoài môi trường bằng 10 % nhiệt lượng cung cấp cho thau nước . Tìm nhiệt lượng thực sự của bếp cung cấp và nhiệt độ của thoi động ?

    c. Nếu tiếp tục bỏ vào thau nước một thỏi nước đá có khối lượng 100g ở \(0^0C\) . Nước đá có tan hết không ? Tìm nhiệt độ cuối cùng của hệ thống hoặc nước đá còn sót lại không tan hết ? biết lại cứ 1 kg nước đá nóng chảy hoàn toàn thành nước ở \(0^0C\) phải cung cấp cho nó một nhiệt lượng là \(3,4.10^5J\)

      bởi Lê Nhật Minh 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt lượng thau nhôm thu vào là

    Q1= m1. c1.▲t= 0,5.880. ( 21.1-20)= 484J

    Nhiệt lượng nước thu vào là

    Q2=m2.c2.▲t=2.4200.( 21,1-20)= 9240

    Nhiệt lượng thỏi đồng tỏa ra là

    Q3=m3.c3.▲=0,2.380.( t-21.1)= 76t -1603.6

    khi có cân bằng nhiệt

    Q1 + Q2 = Q3

    484+ 9240= 76t-1603.6

    11327,6 =76t

    t =\(\dfrac{11327,6}{76}=149,047\)

      bởi Nguyễn Quang Huy 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một thanh đồng có khối lượng 300g đã được đun nóng tới 100 độ C vào một cốc nước ở 20 độ C. Sau một thời gian, nhiệt độ của thanh đồng và nước đều bằng 30 độ C. Xem như chỉ có thanh đồng và nước trao đổi nhiệt với nhau. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K; của nước là 4200J/kg.K

    a)Tính nhiệt lượng do thanh đồng tỏa ra.

    b)Tính khối lượng nước trong cốc.

      bởi Van Tho 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho biết:

    \(m_1=300g=0,3kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(t_1'=20^oC\)

    \(t_2=30^oC\)

    \(C_1=380J\)/kg.K

    \(C_2=4200J\)/kg.K

    Tìm: a) \(Q_1=?\)

    b) \(m_2=?\)

    Giải:

    a) Nhiệt lương tỏa ra của thanh đồng:

    \(Q_1=m_1C_1\left(t_1-t_2\right)\)

    \(Q_1=0,3.380\left(100-30\right)\)

    \(Q_1=7980\left(J\right)\)

    b) Áp dụng phương trình cân bừng nhiệt, ta có:

    \(Q_1=Q_2\)

    \(7980=m_2C_2\left(t_2-t_1\right)\)

    \(7980=m_2.4200\left(30-20\right)\)

    \(7980=42000m_2\)

    \(m_2=0,19\left(kg\right)\)

    Đáp số: a) \(Q_1=7980J\)

    b) \(m_2=0,19kg\)

      bởi Kiệt GT 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tính nhiệt lượng cần truyền cho ấm nhôm nặng 0,5 kg chứa 3 lít nước để nóng lên từ 30°C đến 80°C.

      bởi Cam Ngan 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=0,5kg\)

    \(c_1=880J/kg.K\)

    \(\Delta t=80^oC-30^oC=50^oC\)

    \(m_2=D.V=0,003.1000=3kg\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(Q=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng cung cấp cho ấm nhôm là :

    \(Q_1=m_1.c_1.\Delta t=0,5.880.50=22000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cung cấp cho nước là :

    \(Q_2=m_2.c_2.\Delta t=3.4200.50=630000\left(J\right)\)

    Nhiệt lượng cần truyền cho ấm nhôm chứa nước là :

    \(Q=Q_1+Q_2=22000+630000=652000\left(J\right)\)

    Vậy nhiệt lượng cần truyền cho ấm nhôm chứa nước là 652000J.

      bởi Phan thị thùy Dung 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt lượng là gì? nếu đơn vị của nhiệt lượng? mối qua hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật. nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?

      bởi Nguyễn Tiểu Ly 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng

    Đơn vị là Jun (J)

    Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo lên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật cang lớn

    Nhiệt năng của vật có thể thay đổi = 2 cách thực hiện công hoặc truyền nhiệt

      bởi Nguyễn Văn Hảo 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt dung riêng của đồng là 390 J/kg K có nghĩa là gì?

      bởi Dương Minh Tuấn 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nghĩa là:

    -Khi ta cho đồng tác dụng với 1 nhiệt lượng là 390J thì ĐỒNG sẽ tăng lên 10C tương ứng như vậy.

      bởi Dương Khánh Linh 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 1 lít nước ở 200C . Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước , biết nhiệt dung riêng của nước là 4200j/kg.k, nhiệt dung riêng của nhôm là 880j/kg.k (bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường)

      bởi Bi do 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi \(m_1,C_1\) là khối lượng và nhiệt dung riêng của ấm.

    \(m_2,C_2\) là khối lượng và nhiệt dung riêng của nước.

    \(t_1,t_2\) là nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ lúc sau của ấm và nước.

    Nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước là:
    \(Q=\left(m_1C_1+m_2C_2\right).\left(t_2-t_1\right)=\left(0,5.880+1.4200\right).\left(100-20\right)=317200\left(J\right)\)

    Vậy...

      bởi Nguyễn Văn Phú 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Muốn có 80 lít nước ở nhiệt độ 30°C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 20°C ?Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200j/kg.k

      bởi Nguyễn Trọng Nhân 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • *V= 80 lít => m= 80kg

    *t= 30°C

    Gọi:

    khối lượng và nhiệt độ của nước đang sôi là m1, t1 (t1= 100°C)

    khối lượng và nhiệt độ của nước ở 20°C là m2, t2 (t2= 20°C)

    Ta có: m1+m2= m= 80 (1)

    Nhiệt lượng mà nước đang sôi tỏa ra để xuống 30°C là

    Q1= m1*Cnước*( t1-t)= m*4200*(100-30) (J)

    Nhiệt lượng mà nước ở 20°C thu vào để lên tới 30°C là

    Q2= m2*Cnước*(t-t2)= m2*4200*(30-20) (J)

    Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1= Q2

    <=> m1*4200*(100-30)= m2*4200*(30-20) (2)

    Từ (1) và (2):

    => m1= 10kg => V1= 10 lít

    => m2= 80-10= 70kg => V2= 70 lít

    Vậy phải dùng 10 lít nước sôi và 70 lít nước ở 20°C

      bởi Người thích Cười 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF