Trên Trái Đất hằng ngày xảy ra rất nhiều sự trao đổi nhiệt, một vật có thể nhận nhiệt lượng của vật này truyền cho rồi lại truyền nhiệt cho vật khác, nhờ đó sự sống mới được tồn tại.
Vậy thì Nhiệt lượng là gì ? Người ta đã tính toán ra các kết quả của nhiệt lượng như thế nào?
Chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi này sau khi nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
Dự đoán: Phụ thuộc 3 yếu tố:
-
Khối lượng của vật
-
Độ tăng nhiệt của vật
-
Chất cấu tạo nên vật.
2.1.1. Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để vật cần nóng lên với khối lượng của vật.
C1: Yếu tố nào ở hai cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đồi? Tại sao phải làm như thế ?
-
Độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo lên vật được giữ giống nhau, khối lượng khác nhau. Mục đích để tìm mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng
⇒ Kết luận:
-
Nhiệt lượng thu vào để làm nóng vật lên phụ thuộc vào khối lượng. Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng thu vào của vật càng lớn.
2.1.2. Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để làm nóng vật lên với độ tăng nhiệt độ
C3: Trong thí nghiệm phải giữ khối lượng và chất cấu tạo nên vật là giống nhau. Muốn vậy hai cốc phải đựng cùng một lượng nước.
C4: Cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của 2 chất khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau
⇒ Kết luận:
- Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
2.1.3. Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để làm nóng vật lên với chất làm vật
C6: Những yếu tố nào thay đổi, không thay đổi ?
-
Trong thí nghiệm : Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau, chất làm vật khác nhau.
⇒ Kết luận:
-
Nhiệt lượng thu vào để vật nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật.
2.2. Công thức tính nhiệt lượng
-
Công thức tính nhiệt lượng:
\(Q=m.C.\Delta t\)
-
Trong đó:
-
Q: Nhiệt lượng vật thu vào( J)
-
m: Khối lượng của vật( kg)
-
C: Nhiệt dung riêng của chất( J/ kg.K)
-
\(\Delta t\) : Độ tăng nhiệt độ( oC)
-
-
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thu vào để làm cho 1kg chất đó tăng thêm \(1^oC\)
Bài tập minh họa
Bài 1:
Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng nhiệt độ từ \(20^oC\) lên \(50^oC\)
Hướng dẫn giải:
-
Áp dụng công thức \(Q=m.C.\Delta t\)
-
Thay số ta có: \(Q=5.380.(50-20)= 57000(J)\).
-
Vậy nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ \(20^oC\) lên \(50^oC\) là \(Q= 57000(J)\)
Bài 2:
Một ấm đun nước bằng nhôm khối lượng 0,5kg chứa 2kg nước ở nhiệt độ \(25^oC\) . Muốn đun sôi ấm nước này cần nhiệt lượng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
-
Nhiệt lượng cần truyền nhôm nóng lên \(75^oC\)
\(Q_1=m_1.C_1.\Delta t\) = 0,5.880.75 = 33.000 (J)
-
Nhiệt lượng cần truyền nước nóng lên \(75^oC\)
\(Q_2=m_2.C_2.\Delta t\) = 2.4200.75 = 630.000 (J)
-
Nhiệt lượng cần truyền ấm nước nóng lên \(75^oC\)
\(Q=Q_1+Q_2\) = 33000 + 630000 = 663.000 (J)
4. Luyện tập Bài 24 Vật lý 8
Qua bài giảng Công thức tính nhiệt lượng này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
-
Kể tên được các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng 1 vật cần thu vào để nóng lên.
-
Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 24 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. C= 462J/kg.K. Kim loại đó là Thép
- B. C= 880J/kg.K. Kim loại đó là Nhôm
- C. C= 392J/kg.K. Kim loại đó là Đồng
- D. C=134J/kg.K. Kim loại đó là Chì
-
- A. 763.000 (J)
- B. 563.000 (J)
- C. 463.000 (J)
- D. 663.000 (J)
-
- A. Thời gian đun
- B. Nhiệt lượng từng bình nhận được.
- C. Lượng chất lỏng chứa trong từng bình.
- D. Loại chất lỏng chứa trong từng bình
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 8 Bài 24 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài tập C1, C2 Bài 24 trang 84 SGK Vật lý 8
Giải bài tập C3, C4 Bài 24 trang 84 SGK Vật lý 8
Giải bài tập C5, C6, C7 Bài 24 trang 84 SGK Vật lý 8
Giải bài tập C8 Bài 24 trang 85 SGK Vật lý 8
Giải bài tập C9 Bài 24 trang 86 SGK Vật lý 8
Giải bài tập C10 Bài 24 trang 86 SGK Vật lý 8
Bài tập 24.1 trang 65 SBT Vật lý 8
Bài tập 24.2 trang 65 SBT Vật lý 8
Bài tập 24.3 trang 65 SBT Vật lý 8
Bài tập 24.4 trang 65 SBT Vật lý 8
Bài tập 24.5 trang 65 SBT Vật lý 8
Bài tập 24.6 trang 65 SBT Vật lý 8
Bài tập 24.7 trang 65 SBT Vật lý 8
Bài tập 24.8 trang 66 SBT Vật lý 8
Bài tập 24.9 trang 66 SBT Vật lý 8
Bài tập 24.10 trang 66 SBT Vật lý 8
Bài tập 24.10 trang 66 SBT Vật lý 8
Bài tập 24.11 trang 66 SBT Vật lý 8
Bài tập 24.12 trang 66 SBT Vật lý 8
Bài tập 24.13 trang 66 SBT Vật lý 8
Bài tập 24.14 trang 66 SBT Vật lý 8
5. Hỏi đáp Bài 24 Chương 2 Vật lý 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Vật Lý 8 HỌC247