YOMEDIA
NONE

Khi mực nước hạ dần từ miệng bình đến điểm o thì hình dạng của tia nước thay đổi thế nào?

Một cái bình có lỗ nhỏ o ở thành bên và đáy là một pittông A. Người ta đố nưức tới miệng bình. Có một tia nước ON phun ra từ o.

a. Khi mực nước hạ dần từ miệng bình đến điểm o thì hình dạng của tia nước thay đổi thế nào?

b. Người ta đẩy pittông tới vị trí A’ rồi lại đổ nước cho tới miệng bình. Tia nước ON có gì thay đổi không? Vì sao?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (34)

  • Trả lời Hình dạng của tia nước phụ thuộc áp suất mà nước tác dụng vào thành bình tại điếm O. Áp suất đó càng lớn thì tia nước càng vọt ra xa bình. a. Mực nước hạ dần từ miệng bình tới điểm O thì áp suất tác dụng lên điếm O giảm dần. Vì vậy tia nước dịch dần về phía thành bình. Khi mực nước tiến sát điếm O, áp suất rất nhỏ, không tạo được tia nước, và nước sẽ chạy dọc theo thanh bình xuống đáy bình. b. Khi đẩy pittông từ vị trí A đến vị trí A' đáy bình được nâng cao đến gần điểm O, nhưng khoảng cách từ O đến miệng bình không thay đối, nên áp suất mà nước tác dụng vào điểm O không đổi.

    Bài viết : http://loptruong.com/giai-bai-tap-ap-suat-chat-long-binh-thong-nhau-34-1920.html

      bởi Nguyễn Phương Dung 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • một xe tải chở hàng từ nhà máy tới bến cảng ,trên nửa đường đầu xe chạy với vận tốc 30 km/h , nửa còn lại chạy với vận tốc 60 km/h .Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường ?
    A.45km/h
    B.40 km/h
    C.35 km/h
    Đ. Cả 3 đều sai

      bởi Trịnh Lan Trinh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải:

    Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:

    \(v_{tb}=\dfrac{s_1+s_2}{t_1+t_2}=\dfrac{\dfrac{s}{2}+\dfrac{s}{2}}{\dfrac{s}{30}+\dfrac{s}{60}}=\dfrac{s}{s\left(\dfrac{1}{30}+\dfrac{1}{60}\right)}=\dfrac{1}{\dfrac{1}{30}+\dfrac{1}{60}}=20\left(km/h\right)\)

    Vậy chọn đáp án D

      bởi Nagisa Chan 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải:

    Vận tốc trung bình khi chuyển động trên dòng AB là:

    \(v+v_n=\dfrac{s}{t}=\dfrac{36}{1}=36\) ( km/h )

    Vận tốc trung bình của thuyền trên cả chuyến đi là:

    \(v=36-v_n=32\) ( km/h )

    Vậy vận tốc trung bình của thuyền trên cả chuyến đi là 32 km/h

      bởi Trần Thức Hào 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • viết công thức tính lực đẩy ac-si-mét tác dụng lên vật rắn nhấn chìm trong chất lỏng (chú thích)

      bởi Mai Trang 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • CT : FA= d.V V là thể tích của phần chất lỏng bị chiếm d là trọng lượng riêng của chất lỏng

      bởi Lê Trần Thủy 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2.020.000N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860.000N/m2.

    a. Hỏi tàu dã nối lên hay lặn xuống? Vì sao khẳng định như vậy?

    b. Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10.300N/m2.

      bởi Nguyễn Hoài Thương 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a. Tàu đã nổi lên, vì chỉ số của áp kế giảm xuống, cho thấy áp suất của nước tác dụng lên tàu đã giảm xuống. Mà vì trọng lượng riêng của nước biển không thay đổi nên có thể kết luận độ sâu của tàu đã giảm xuống, vậy tàu đã nổi lên.

    b. độ sâu của tàu ngầm lúc đầu là:

    \(p_1=d.h_1\Rightarrow h=\dfrac{p_1}{d}=\dfrac{2020000}{10300}\approx196,1\left(m\right)\)

    Độ sâu của tàu ngầm lúc sau là:

    \(p_2=d.h_2\Rightarrow h_2=\dfrac{p_2}{d}=\dfrac{860000}{10300}\approx83,5\left(m\right)\)

    Vậy độ sâu của tàu lúc đầu là 196,1m

    Độ sâu của tàu lúc sau là 83,5m

      bởi Nguyễn Đình Toản 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 xe đi từ 8h từ a đến b với vận tốc 15km/h. lúc 8h20. 1 xe khác cũng đi từ a đến b với vận tốc 45km/h. hỏi lúc mấy giờ 2 xe cách nhau 3 km

      bởi Nguyễn Ngọc Sơn 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đổi: 20p =\(\dfrac{1}{3}h\)

    Lúc 8h20' xe thứ nhất đã đi được:

    \(s_1=v_1.t_1=\dfrac{15.1}{3}=5\left(km\right)\)

    Vì 2 xe chuyển động cùng chiều nên 2 xe cách nhau 3 km sau

    \(t_2=\dfrac{s_1+s_2}{v_1+v_2}=\dfrac{3+5}{15+45}=\dfrac{8}{60}=\dfrac{2}{15}\left(h\right)=8\left(phút\right)\)

    2 xe cách nhau 3 km lúc;
    8h 20 phút +8 phút= 8 h 28 phút

    Vậy..

      bởi Hồ Kim Quý 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giúp em mình với , mai em nó thì mà mình không biết chỉ sao :v

    câu 1 : khi lưu thông trên đường, nếu xe chạy càng nhanh thì động năng của xe sẽ thế nào? Hãy nêu hậu quả của việc không kiểm sóa được tốc độ khi lưu thông bằng xe máy, o6to? Cần làm gì để tránh nhựng hậu quả đó?

    câu 2 : Tuabin của các nhả máy phát điện quay được là do nước từ trên cao chảy xuống. Đó là dặng năng lượng nào? Khi nước đập vào tuabin thì nó tồn tại ở dạng năng lượng nào?

    câu 3 : Khi cho miếng kim loại nóng vào cốc nước lạnh thì nhiệt năng của kim loại và cốc nước thay đổi như thế nào?

    Mình cảm ơn !!

      bởi Aser Aser 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:

    Khi lưu thông trên đường nếu xe chạy càng nhanh thì động năng của xe sẽ càng lớn.

    Hậu quả: + Khó giảm tốc độ khi mất phương hướng, ddoogj năng lớn sẽ gây mức thiệt hại lớn nêu tai nạn xảy ra.

    Biện pháp: Tuân thủ luật an toàn giao thông, điều chính tốc độ phù hợp. Không chở vât quá khối lượng cho phép

    Câu 2:

    Nước từ trên cao xuống gồ hai dạng năng lượng: động năng và thế năng.

    Khi đập vào tua bin thì nó tôn tại ở dạng động năng vì không có khoảng cách giữa nước và tuabin => không có thế năng

    Câu 3:

    Nhiệt năng của kim loại giảm, nước tăng

      bởi Trần Sơn 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tính công suất của một người đang kéo xe hàng nặng 200kg trên quãng đường dài 3,8m trong 30 phút

      bởi Vũ Hải Yến 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài giải :

    Đổi : \(30'=1800s\)

    \(P=10m=10.200=2000N\)

    \(\Rightarrow P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{P.h}{t}=\dfrac{2000.3,8}{1800}\approx4,22W\)

      bởi Nguyễn Thanh 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 2: 1 chiếc xe chở khách từ Thành phố HCM đến Đà Lạt trên chặng đường dài 330km.Xe khởi hành từ lúc 6h sáng. Đầu chặng đường xe đi 60km trong 1h.Cuối chặng đi được quãng đường 75km trong 2h và đến Đà Lạt lúc 12h trưa.

    a, Vận tốc trung bình ở đầu , giữa và cuối chặng

    b, Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường

    Bài 3: 1 ô tô di chuyển trên đoạn đường AB. \(\dfrac{1}{3}\)quãng đường đầu đi với \(V=40\)km/h, \(\dfrac{1}{3}\) quãng đường sau đi với \(V=50\)km/h.Quãng đường cuối đi với \(V_3\). Tính \(V_3\) biết \(V_{tb}=45\)km/h.

    Bài 4: 1 ô tô di chuyển trên 1 đoạn đường AB. Trong \(\dfrac{1}{3}\) thời gian đầu ô tô chạy với \(V=50\)km/h.\(\dfrac{2}{3}\)thời gian sau chạy với \(V=60\)km/h.tính vận tốc trung bình của ô tô,

      bởi Mai Anh 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 3:

    Gọi \(\dfrac{1}{3}\) quãng đường là:S

    Ta có:

    \(V_{tb}=\dfrac{S+S+S}{t_1+t_2+t_3}=\dfrac{3S}{t_1+t_2+t_3}=45\)(*)

    Lại có:

    \(t_1=\dfrac{S}{V_1}=\dfrac{S}{40}\left(1\right)\)

    \(t_2=\dfrac{S}{V_2}=\dfrac{S}{50}\left(2\right)\)

    \(t_3=\dfrac{S}{V_3}\left(3\right)\)

    Thay \(\left(1\right),\left(2\right),\left(3\right)\) vào(*) ta được:

    \(V_{tb}=\dfrac{3S}{t_1+t_2+t_3}=\dfrac{3S}{\dfrac{S}{40}+\dfrac{S}{50}+\dfrac{S}{V_3}}=\dfrac{3}{\dfrac{1}{40}+\dfrac{1}{50}+\dfrac{1}{V_3}}=45\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{1}{40}+\dfrac{1}{50}+\dfrac{1}{V_3}=\dfrac{3}{45}=\dfrac{1}{15}\)

    \(\Leftrightarrow\dfrac{1}{V_3}=\dfrac{13}{600}\Leftrightarrow V_3=\dfrac{600}{13}\)(km/h)

      bởi lê thị minh tuyền 09/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • .Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Người ấy phải dùng một lực 180N

    .a. Tính công của người kéo

    b. Tính công suất của người kéo

      bởi thu hảo 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(h=8m\\ t=20s\\ F=180N\\ \overline{a)A=?}\)

    b) Hỏi đáp Vật lý=?

    Giải:

    a) Công mà người đó thực hiện là:

    \(A=F.h=180.8=1440\left(J\right)\)

    b) Công suất của người đó là:

    Hỏi đáp Vật lý\(=\dfrac{A}{t}=\dfrac{1440}{20}=72\left(W\right)\)

    Vậy: a) Công của mà người đó thực hiện là: 1440J

    b) Công suất của người đó là: 72W

      bởi Hoàng Hoàng 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một phao bơi có thể tích 25dm3 và khối lượng 5kg, hỏi lực năng tác dụng vào phao khi dìm phao trong nước ? Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3

      bởi Phong Vu 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 25dm3=0,025m3

    FA=dl×V=10000×0,025=250N

      bởi Nguyễn Kim Ngọc 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đề :
    Thả 1 quả cầu bằng thép có khối lượng 1 kg được nung nóng đến 500 độ vào 1 bình nhiệt kế đang chứa 2kg nước ở 20 độ.

    A) tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt

    thực tế, có một lớp nước tiếp xúc trực tiếp với quả cầu nên đã bị bay hơi. Biết nhiệt độ cuối cùng của hệ là 42 độ.
    - Tính khối lượng nước bay hơi.
    Biết nhiệt dung riêng của thép là 460 J/kg.K
    Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg . K
    Nhiệt khoá hơi của nước là 2,3 . 10 mũ 6 J/kg

      bởi Phan Thị Trinh 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì nhiệt lượng do thép tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào

    \(\Rightarrow Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Leftrightarrow m_1.C_1.\left(t_1-t_{cb}\right)=m_2.C_2.\left(t_{cb}-t_2\right)\)

    \(\Leftrightarrow1.460.\left(500-t_{cb}\right)=2.4200.\left(t_{cb}-20\right)\)

    \(\Leftrightarrow230000-460t_{cb}=8400t_{cb}-168000\)

    \(\Leftrightarrow8860t_{cb}=398000\)

    \(\Rightarrow t_{cb}=45\left(^oC\right)\)

      bởi Lý Nguyễn Văn Truyền 24/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một xe chuyển động đều từ A về B với vận tốc 15km/h. Một xe khác xuất phát muộn hơn 12 phút với vận tốc 20km/h và hai xe đã đến B cùng lúc.Tính độ dài quãng đường AB?

      bởi Lê Nhật Minh 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    v = 15km/h

    t = 12'= 0,2h

    v' = 20km/h

    _______________

    s = ?

    Giải:

    Trong 12', xe 1 đi được:

    s' = v . t = 15 . 0,2 = 3 (km)

    Thời gian xe 2 đuổi kịp xe 1 tại B là:

    t' = s' / (v' - v) = 3 / (20 - 15) = 0,6 (h)

    Quãng đường AB dài là:

    s = v' . t' = 20 . 0,6 = 12 (km)

    Vậy...

      bởi Hồng Đức 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1: 1 người đi từ A đến B với vận tốc \(V_1\)trong\(\dfrac{1}{3}\) quãng đường đầu.\(\dfrac{2}{3}\)thời gian còn lại đi với vận tốc \(V_2\).Quãng đường cuối cùng đi với vận tốc \(V_3\).Tính \(V_{tb}\) của người đó trên cả chặng đường ( chỉ cần công thức,không cần kết quả cụ thể)

      bởi Hoa Hong 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •   bởi Nguyễn Trang 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một khí áp kế đặt trên điểm cao nhất của trục ăng-ten phát sóng truyền hình chỉ 738mmHg. Xác định độ cao của trục ăng-ten biết áp suất không khí ở chân trụ ăng-ten là 750mmHg. Trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3, của không khí là 13N/m3

      bởi Anh Nguyễn 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tự tóm tắt ...

    -----------------------------------------------------------------------

    Độ cao cột thuỷ ngân là :

    \(\dfrac{750-738}{1000}=0,012\left(m\right)\)

    Mà ta lại có :

    \(p_{kk}=p_{Hg}\)

    \(\Leftrightarrow d_{kk}.h_{kk}=d_{Hg}.h_{Hg}\)

    \(\Leftrightarrow h_{kk}=\dfrac{d_{Hg}.h_{Hg}}{d_{kk}}=\dfrac{136000.0,012}{13}=125,54\left(m\right)\)

    Vậy độ cao trục ăng ten là 125,54 m

      bởi Trungg Việt 16/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thùng cao 1,6m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng, lên điểm cách đáy 0,4m lên điểm cách mặt thoáng 0,6m.

      bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 23/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(d=10000N|m^3\\ h=1,6m\\ h'_1=0,4m\\ h_2=0,6m\\ \overline{p_1=?}\\ p_2=?\\ p=?\)

    Giải:

    Độ sâu của điểm cách đáy 0,4m là:

    \(h_1=h-h'_1=1,6-0,4=1,2\left(m\right)\)

    Áp suất của nước lên điểm cách đáy 0,4m là:

    \(p_1=h_1.d=1,2.10000=12000\left(Pa\right)\)

    Áp suất của nước lên đáy thùng là:

    \(p=d.h=10000.1,6=16000\left(Pa\right)\)

    Áp suất của nước lên điểm cách mặt thoáng 0,6m là:

    \(p_2=d.h_2=10000.0,6=6000\left(Pa\right)\)

    Vậy:

    Áp suất của nước lên đáy thùng là: 16000Pa

    Áp suất của nước lên điểm cách đáy 0,4m là: 12000Pa

    Áp suất của nước lên điểm cách mặt thoáng 0,6m là: 6000Pa

      bởi hoàng thị dung 23/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1/Một cậu bé dắt chó đi dạo về nhà, khi còn cách nhà 10 mét, con chó chạy về nhà với vận tốc 5m/s. Vừa đến nhà nó lại chạy ngay lại với vận tốc 3m/s. Tính vận tốc trung bình của chú chó trong quãng đường đi được kể từ lúc chạy về nhà đến lúc gặp lại cậu bé, biết cậu bé đi đều với vận tốc 1m/s.

    2/Hai xe cùng xuất phát từ A để về B. Xe thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1, nửa quãng đường còn lại vận tốc của xe là v2. Xe thứ hai đi trong nửa thời gian đầu với vận tốc v1 nửa thời gian còn lại với vận tốc v2.

    a) Xe nào về đến B trước?

    b)Nếu hai xe xuất phát lệch nhau 30 phút thì hai xe đến B cùng lúc. Tính độ dài quãng đường AB biết v1 = 20km/h và v2 = 60km/h.

      bởi Choco Choco 31/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    \(s=10m\)

    \(v_2=3\)m/s

    \(v=1m\)/s

    \(v_1=5m\)/s

    ___________________________

    Giải:

    Thời gian chú chó chạy quãng đường dài 10m là:

    \(t_1=\dfrac{s}{v_1}=\dfrac{10}{5}=2s\)

    Quãng đường cậu bé đi được trong thời gian 2 giây là:

    \(s_1=t_1.v=2.1=2m\)

    Thời gian chú chó từ nhà đến lúc gặp cậu bé là:

    \(t_2=\dfrac{s-s_1}{v_2+v}=\dfrac{10-2}{3+1}=\dfrac{8}{4}=2s\)

    Quãng đường từ nhà đến vị trí chú chó gặp cậu bé là:

    \(s_2=v_2.t_2=3.2=6m\)

    Vận tốc trung bình là:

    \(v_{tb}=\dfrac{s+s_2}{t_1+t_2}=\dfrac{10+6}{2+2}=\dfrac{16}{4}=4\)m/s

    Vậy:...........................

      bởi Nguyễn Phương Dung 31/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 vật có khối lượng 2kg được kéo lên mặt phẳng nghiêng có chiều dài 8m ,cao 2m.Giả sử ma sát hiệu suất mặt phẳng nghiêng là 70% ,tính lực kéo lúc này

    Giúp hộ !!

      bởi Lê Nhi 09/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m=2kg\)

    \(l=8m\)

    \(h=2m\)

    \(H=70\%\)

    \(F_k=?\)

    GIẢI :

    Trọng lượng của vật là :

    \(P=10m=10.2=20\left(N\right)\)

    Công có ích khi kéo vật :

    \(A_{ci}=P.h=20.2=40\left(J\right)\)

    Lực kéo lúc này là :

    \(H=\dfrac{A_{ci}}{A_{tp}}.100\%\)

    Hay : \(70\%=\dfrac{40}{F_k.l}.100\%\)

    \(\Leftrightarrow70\%=\dfrac{40}{F_k.8}.100\%\)

    \(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{40.100\%}{F_k.8}=70\%\)

    \(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{40}{F_k.8}=\dfrac{7}{10}\)

    \(\Rightarrow40.10=7.F_k.8\)

    \(\Leftrightarrow400=56.F_k\)

    \(\Leftrightarrow F_k=\dfrac{400}{56}=\dfrac{50}{7}\approx7,14\left(N\right)\)

      bởi Khánh's Ly's 09/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON