YOMEDIA
NONE

Chuyển động của các phân tử và nhiệt độ có quan hệ với nhau hay không ?

Chuyển động của các pt và nhiệt độ có quan hệ với nhau hay không

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (39)

  • Khi nhiệt độ của vật cao thì chuyển động các nguyên tử phân tử sẽ nhanh hơn.

    Khi nhiệt độ của vật thấp thì chuyển động các nguyên tử phân tử sẽ chậm hơn.

    => Mối quan hệ chặt chẽ, liên quan mật thiết với nhau

      bởi Phương Thảo 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Người ta thả đồng thời 200g sắt ở 15 độ C và 450g đồng ở 25 độ C vào 150g nước ở 80 độ C. Tính nhiệt độ khi cân

      bởi Long lanh 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1 = 200g = 0,2kg ; t1 = 15°C ; c1 = 460J/kg.K

    m2 = 150g = 4,5kg ; t2 = 25°C ; c2 = 380J/kg.K

    m3 = 150g = 1,5kg ; t3 = 80°C ; c3 = 4200J/kg.K

    _______________________________________

    t = ?

    Giải:

    Q3 = Q1 + Q2

    <=> m3.c3(t3 - t) = m1.c1(t - t1) + m2.c2(t - t2)

    <=> 1,5.4200.80 - 1,5.4200.t = 0,2.460.t - 0,2.460.15 + 4,5.380.t - 4,5.380.25

    <=> 504000 - 6300t = 92t - 1380 + 1710t - 42750

    <=> 504000 + 1380 + 42750 = 6300t + 92t + 1710t

    <=> 548130 = 8102t

    <=> t ∼ 67,65°.

      bởi Đắc Lợi 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phải pha bao nhiêu lit nước ở 20 độ C vào 3 lít nước ở 100 độ C để pha có nhiệt độ là 40 độ C

      bởi Lê Tường Vy 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 2:

    Tóm tắt

    t1 = 20oC ; m1

    t2 = 100oC ; V2 = 3l

    ⇒⇒m2 = 3kg

    t = 40oC ; c = 4200J/kg.K

    ___________________________________

    V1 = ?

    Giải

    Khi đổ nước ở 20oC vào nước ở 100oC thì nước ở 100oC sẽ truyền nhiệt lượng cho nước ở 20oC, nhiệt độ cân bằng là t = 40oC

    Nhiệt lượng nước ở 20oC thu vào để tăng nhiệt độ từ nhiệt độ t1 lên t là:

    Q1=m1.c(t−t1)Q1=m1.c(t−t1)

    Nhiệt lượng nước ở 100oC tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t2 xuống t là:

    Q2=m2.c(t2−t)Q2=m2.c(t2−t)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt:

    Q1=Q2⇒m1.c(t−t1)=m2.c(t2−t)⇒m1=m2.c(t2−t)c(t−t1)=3.4200(100−40)4200(40−20)=9(kg)Q1=Q2⇒m1.c(t−t1)=m2.c(t2−t)⇒m1=m2.c(t2−t)c(t−t1)=3.4200(100−40)4200(40−20)=9(kg)

    Thể tích nước ở 20oC cần rót vào là:

    V1 = D.m1 = 1.9 = 9 (l).

    CHÚC BN HC TỐT!!!

      bởi Đỗ Thị Thu Hương 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả 500g đồng ở 100 độ C vào 350g nước ở 35 độ C. Tính nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt.

      bởi Nguyễn Xuân Ngạn 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt: t=?

    t1=100 độ C

    t2=35 độ C

    m1=500g c1=380kg/j.k

    m2=350g c2=4200kg/j.k

    Bài làm

    Nhiệt lượng đồng tỏa ra là:Q1=m1.c1.(t1-t)

    =500.380.(100-t)

    =19000000-19000t

    Nhiệt lượng nước thu vào là:Q2=m2.c2.(t-t2)

    =350.4200.(t-35)

    =1470000t-51450000

    Theo pt cân bằng nhiệt ta có:Q1=Q2

    =>19000000-19000t=1470000t-51450000

    =>18981000t=-49980000

    =>t=-2,63 độ C

    Vậy nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là -2,63 độ C

      bởi Pham Thi Van 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật làm bằng kim loại có khối lượng 2kg ở 20 độ C, khi cung cấp một nhiệt lượng khoảng 105kJ thì nhiệt độ của nó tăng lên 60 độ. Tính nhiệt lượng riêng của miếng kim loại? Kim loại đó tên là gì?

      bởi Bình Nguyen 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 105kJ = 105000J

    m = 2kg
    t1 = 20 độ C
    Q = 105 kJ = 105000 ( j )
    t2 = 60 độ C

    C = ?

    nhiệt dung riêng của vật là

    \(Q=m\cdot c\cdot\left(t_2-t_1\right)\Rightarrow c=\dfrac{Q}{m\cdot\left(t_2-t_1\right)}\\ =\dfrac{105000}{2\left(60-20\right)}=1312,5\)

      bởi Hoàng Hữu Dương 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ấm nhôm khối lượng 0,4g chứa 3 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20 độ C.

      bởi Anh Nguyễn 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Nhiệt lượng nhôm thu vào
    Q= 0,4.880.(100-20)=28160 J
    Nhiệt lượng nước thu vào
    Q=3.4200.(100-20)=1008000 J
    => Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước :

    Q= 28160+ 1008000=1036160 J

      bởi Vũ Minh Quang 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ấm nhôm khối lượng 0,4g chứa 3 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20 độ C.

      bởi Lê Minh Hải 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Nhiệt lượng nhôm thu vào
    Q= 0,4.880.(100-20)=28160 J
    Nhiệt lượng nước thu vào
    Q=3.4200.(100-20)=1008000 J
    => Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước :

    Q= 28160+ 1008000=1036160 J

      bởi Hack Cơ Hanh 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một ấm nước bằng inox có khối lượng m1=0,7 kg chứa 3 lít nước ở nhiệt độ t0=25°C.biết nhiệt dung riêng của inox là c1 =400j/kgK tính nhiệt lượng thu vào của ấm nc để đun nc trong ấm sôi (nhiệt độ t=100°C)

      bởi thu thủy 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một ấm nước bằng inox có khối lượng m1=0,7 kg chứa 3 lít nước ở nhiệt độ t0=25°C.biết nhiệt dung riêng của inox là c1 =400j/kgK tính nhiệt lượng thu vào của ấm nc để đun nc trong ấm sôi (nhiệt độ t=100°C)

      bởi Hai Anh Vu 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phương trình: Q tỏa ra=Q thu vào được gọi là phương trình cân bằng nhiệt. Hãy mô tả và viết phương trình cân bằng nhiệt cho hệ gồm hai vật: thu nhiệt và tỏa nhiệt

      bởi Nguyễn Thị Thúy 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phương trình cân bằng nhiệt được viết dưới dạng sau đây :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    Trong đó :

    \(\left\{{}\begin{matrix}Q_{thu}=m_1.c_1.\left(t_2-t_1\right)\\Q_{tỏa}=m_2.c_2.\left(t'_1-t_2\right)\end{matrix}\right.\)

    Ở đây :

    * m1, c1,t1 lần lượt là nhiệt lượng, nhiệt dung riêng và nhiệt độ ban đầu của vật thu nhiệt

    * m2,c2, t'1 lần lượt là nhiệt lượng, nhiệt dung riêng và nhiệt độ ban đầu của vật tỏa nhiệt

    * t2 là nhiệt độ sau cùng của vật

      bởi Nguyễn Thị Cẩm Nhung 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả một qủa cầu bằng thép khối lượng 500g được đun nóng tới 1000 độ c vào một cốc nước ở 25 độ C sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 40 độ c biết nhiệt dung riêng của thép là 460j/kg.Kcủa nước 4200j/kg.K

    a,Tính 1 Nhiệt lượng của quả cầu tỏa ra

    2 Khối lượng của nước

    b, Nếu đổ thêm nước đang sôi vào hỗn hợp trên thì nhiệt độ cân bằng là 65độ c.Tính khối lượng nước đổ vào.

      bởi Lan Anh 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(m_1=500g=0,5kg\)

    \(t_1=1000^oC\)

    \(t_2=25^oC\)

    \(t=40^oC\)

    \(c_1=460J/kg.K\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(t_3=65^oC\)

    a/ Tính \(Q_1=?\)

    b/ tìm \(m_2=?\)

    c/ Tính \(m_2'=?\)

    Giải:

    a/ Nhiệt lượng quả cầu tỏa ra là ;

    \(Q_1=m_1c_1.\left(t_1-t\right)=0,5.460.\left(1000-40\right)=220800\left(J\right)\)

    b/

    Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt :

    \(Q_1=Q_2\)

    \(\Leftrightarrow m_1c_1\left(t_1-t\right)=m_2c_2\left(t-t_2\right)\)

    \(\Leftrightarrow220800=m_2.4200.\left(40-25\right)\)

    \(\Rightarrow m_2=\dfrac{220800}{63000}\approx3,5kg\)

    c/ Ta có :

    \(Q_2=m_2'.c_2.\left(t_3-t_2\right)\)

    \(\Leftrightarrow220800=m_2'.4200.\left(65-25\right)\)

    \(\Rightarrow m_2'=\dfrac{220800}{168000}=1,3kg\)

    \(Q_{ }\)

      bởi Phạm Thị Thanh Hương 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đề cương vật lí 8

    1) Khi nào có công cơ học ? Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

    2) Phát biểu định luật về công?

    3) Công suất cho ta biết gì? Viết công thức, tên gọi, đơn vị của các kí hiệu trong công thức tính công suất

    5) Động năng là gì ? Động năng của một vật phụ thuộc các yếu tố nào ? Vì sao nói các phân tử cấu tạo nên vật luôn có động năng.

    6) Thế năng trọng trường là gì? Thế năng trọng trường phụ thuộc vào những yếu tố nào?

    7) Nêu kết luận về sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng ? Cho ví dụ minh họa

    8) Các chất được cấu tạo như thế nào ?

    9) Hiện tượng khuếch tán là gì ?Hiện tượng khuếch tán chứng tỏ các nguyên tử , phân tử cấu tạo nên vật có tính chất gì ? Trong nước nóng hay nước lạnh thì đường sẽ tan nhanh hơn ?Tại sao ?

      bởi Ha Ku 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 7/

    -Khi một vật chuyển động, thế năng có thể chuyển hoá thành động năng và ngược lại, động năng có thể chuyển hoà thành thế năng.

    – Ví dụ : Quan sát chuyển động của xích đu, ta thấy :

    + Khi xích đu đi xuống, độ cao của xích đu giảm, còn tốc độ tăng, thế năng giảm và động năng tăng : có sự chuyển hoá từ thế năng sang động năng.

    + Khi xích đu đi lên : độ cao của xích đu tăng còn tốc độ giảm, thế năng tăng và động năng giảm : có sự chuyển hoá từ động năng sang thế năng.

    + Khi xích đu ở vị trí thấp nhất : Thế năng có giá trị nhỏ nhất và động năng lớn nhất.

    + Khi xích đu ở vị trí cao nhất : thế năng có giá trị lớn nhất còn động năng nhỏ nhất

      bởi chuột hạnh 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1
    Một ôtô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36 km/h. Biết công suất của động cơ là 8 kW. Tính lực ma sát của ôtô và mặt đường?
    Bài 2
    Một thang máy khối lượng m = 800 kg chuyển động thẳng đứng lên cao 10m. Tính công của động cơ để kéo thang máy đi lên khi:
    a) Thang máy đi lên đều
    b) Thang máy đi lên nhanh dần đều gia tốc 1m/s².
    Lấy g = 10 m/s²
    Bài 3
    Một động cơ điện cung cấp 30 kW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000 kg chuyển động đều lên cao 60m. Lấy g = 10 m/s². Thời gian để thực hiện công việc?
    Bài 4
    Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo đều lên cao 10m trong khoảng thời gian là 1 phút 40 giây. Lấy g = 10m/s². Tính công suất trung bình của lực kéo?

      bởi Phan Thị Trinh 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1 :

    Tóm tắt :

    \(m=1,2tấn=1200kg\)

    \(v=36km/h\)

    \(P=8kW=8000W\)

    ___________________

    \(F_{ms}?\)

    BL :

    - Các lực tác dụng lên xe là :

    \(\overrightarrow{N}\), \(\overrightarrow{P}\), \(\overrightarrow{F}_k\), \(\overrightarrow{F}_{ms}\)

    \(Ox:F_k-F_{ms}=0\)

    \(Oy:N-P=0\)

    Độ lớn của lực kéo là :

    Ta có : \(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{F.s}{t}=F.v\)

    \(\Rightarrow F=F_{ms}=\dfrac{P}{v}=800N\)

      bởi Hoàng Anh Nam 19/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Một ống thủy tinh có tiết diện S = 2 cm2 hở hai đầu, được cắm vuông góc với mặt thoáng của một chậu nước.

    a) Tìm độ chênh lệch giữa mực dầu trong ống và mực nước trong chậu khi rót 72 g dầu vào ống. Cho biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là 10 000 N/m3 và 9 000 N/m3.

    b) Nếu ống có chiều dài l = 60 cm thì phải đặt ống nhô lên khỏi mặt nước bao nhiêu để có thể rót dầu vào đầy ống ?

    c) Khi ống ở trạng thái của câu b, ta kéo ống thẳng đứng lên trên một đoạn a = 3 cm, tìm thể tích dầu chảy ra ngoài ống.

    2. Cho một cái cốc hình lăng trụ đang chứa chất lỏng. Biết rằng đáy cốc hình vuông, có cạnh là a. Xác định độ cao của cột chất lỏng đang chứa trong cốc, biết rằng áp lực F tác dụng lên thành của cốc có giá trị bằng áp lực của cột chất lỏng tác dụng lên đáy cốc.

      bởi Mai Thuy 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 2:

    Hỏi đáp Vật lý

      bởi Thảo Tô 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Một ống hình trụ tròn có chiều cao 20 cm. Người ta đổ vào một lượng nước sao cho nước cách miệng ống 12 cm. (Bỏ qua áp suất khí quyển)

    a) Tính áp suất của khối nước lên đáy ống, biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.

    b) Nếu đổ rượu vào thì chiều cao của cột rượu sẽ là bao nhiêu để áp suất bằng với áp suất của cột nước, biết trọng lượng riêng của rượu là 8 000 N/m3.

    ĐS: 800 N/m2; 10 cm

    2. Một ống hở hai đầu có chiều dài 20 cm, được đặt vuông góc với mặt nước, một phần nhô lên khỏi mặt nước. Sau đó người ta vừa chế vào ống một lượng dầu vừa rút nhẹ ống lên sao cho dầu đầy trong ống. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3, của dầu 8000 N/m3.

    a) Tính phần ống nhô lên khỏi mặt nước.

    b) Rút nhẹ ống lên cao một đoạn x tính lượng dầu tràn ra, biết tiết diện ống là 6 cm2.

    ĐS: 4 cm; 0,6x kg

    3. Một ống hình trụ hở hai đầu được đặt thẳng đứng trong một chậu nước. Người ta đổ dầu vào trong ống sao cho mực dầu trong ống là 10 cm. Tính độ cao của cột dầu so với mặt nước. Biết khối lượng riêng của dầu là 900 kg/m3, của nước là 1 000 kg/m3.

    ĐS: 1 cm

    4. Trong một cái cốc hình trụ tiết diện S người ta đổ vào cùng một lượng M thủy ngân và nước. Tính áp suất tác dụng lên đáy cốc.

    ĐS: 20 M/S N/m2

    5. Một cốc hình trụ người ta đổ vào cùng một lượng khối lượng nước và thủy ngân. Độ cao tổng cộng của các chất lỏng trong cốc là h = 20 cm. Tính áp suất p của các chất lỏng lên đáy cốc, biết khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3, của thủy ngân là 13,6 g/cm3.

    ĐS: 3 726 N/m3

    6. Một cái cốc hình trụ có chứa một lượng nước vàlượng thủy ngân cùng khối lượng, độ cao tổng cộngcủa 2 chất lỏng trong cốc là H = 146 cm, Tính ápsuất p của các chất lỏng lên đáy cốc, biết khối lượngriêng của nước là D1 = 1 g/cm3 và của thủy ngân làD2 = 13,6 g/cm3.

    ĐS: 27 200 Pa

    7. Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kếđặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,02.106 N/m2 . Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106 N/m2 .

    a) Tàu đã nổi lên hay đã lặn xuống? Vì sao khẳngđịnh như vậy?

    b) Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên.Cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300N/m3.

    ĐS: nổi lên; 196 m, 83,5 m

      bởi Nguyễn Thanh Thảo 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 6:

    Giải:

    Gọi \(h_1\)\(h_2\) là độ cao của cột nước và cột thủy ngân

    Ta có: H= \(h_1\)+\(h_2\)(1)

    Khối lượng nước và thủy ngân bằng nhau là:

    => \(V_1.D_1=V_2.D_2\)

    => \(S.h_1.D_1=S.h_2.D_2\Rightarrow h_1.D_1=h_2.D_2\left(2\right)\)

    Áp suất của nước và thủy ngân lên đáy bình:

    \(P=\dfrac{F}{S}=\dfrac{10.S.h_1.D_1+10.S.h_2.D_2}{S}\)

    => P=10.(\(D_1.h_1+D_2.h_{ }\)) (3)

    Từ (2) => \(\dfrac{D_1}{D_2}=\dfrac{h_2}{h_1}\Rightarrow\dfrac{D+D}{D}=\dfrac{h_1+h_2}{H_1}=\dfrac{H}{H_1}\)

    => \(h_1=\dfrac{D_2.h}{D_1+D_2}\Rightarrow h_2=\dfrac{D_1.H}{D_1+D_2}\)

    Từ (3) => \(P=10.\dfrac{2.D_1.D_2.H}{D_1+D_2}\)

    => \(10.\dfrac{2.1000.13600.1,46}{1000+13600}=27200\)(N/\(m^3\))= 27200 Pa

    Vậy:.........................................

      bởi Trần Tường 03/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta dùng một palăng để kéo vật lên cao 3 m,đường đi của lực kéo bằng 12 m.

    a) Cho biết cấu tạo palăng trên gồm bao nhiêu ròngrọc.

    b) Biết hiệu suất của palăng 80% và lực kéoF=156,25 N, tính khối lượng vật nặng.

    ĐS: 2 ròng rọc cố định, 2 ròng rọc động; m = 50 kg.

      bởi Lan Anh 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    h= 3m

    s= 12m

    ___________________________

    Giải:

    a, Cấu tạo palăng gồm số ròng rọc là:

    \(n=\dfrac{s}{2h}=\dfrac{12}{2.3}=2\)

    Vậy có 2 ròng rọc động và 2 ròng rọc cố định

    b, Công cùa lực kéo là:

    A= F.l= 156,25 . 12=1875 (J)

    Công có ích là:

    \(H=\dfrac{A_j}{A}\Rightarrow A_j=H.A=\) 80 % . 1875= 1500 (J)

    Trọng lượng của vật là:

    \(A_j=P.h\Rightarrow P=\dfrac{A_j}{h}=\dfrac{1500}{3}=500\left(N\right)\)

    Khối lượng của vật là:

    P= 10.m => m= \(\dfrac{P}{10}=\dfrac{500}{10}=50\left(kg\right)\)

    Vậy:.........................................................

      bởi trần thanh thương 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Để kéo chiếc ô tô con ra khỏi chỗ lầy ở mép đường, người lái xe làm như sau: buộc chặt một đầu dây cáp vào cái móc ở đầu xe, kéo căng dây và buộc đầu kia vào một cái cây to cách đầu xe một khoảng l = 12 m. Sau đó, anh ta đứng cả người bằng cách chụm hai chân lên điểm giữa A của sợi dây. Kết quả dây bị chùng xuống một chút và xe bắt đầu dịch chuyển khi điểm giữa của sợi dây thấp hơn vị trí nằm ngang ba đầu một khoảng h.

    HD: Khi dây chùng xuống, do góc \(\alpha\) (góc hợp bởi sợi dây và phương thẳng đứng) lớn có thể tạo ra lực căng T rất lớn của dây cáp, đủ sức kéo xe ra chỗ lầy. Lực này có thể lớn hơn rất nhiều lực F mà người lái tác dụng vào dây tại A (F là trọng lượng của người lái).

    Tại thời điểm xe bắt đầu chuyển động: \(2T\cos\alpha=P\) coi độ dãn của dây là rất bé, ta có: \(\cos\alpha=\dfrac{h}{\dfrac{l}{2}}=\dfrac{2h}{l}\Rightarrow T=\dfrac{Pl}{4h}=4500N•\)

    2. Đặt thẳng đứng khối trụ kim loại đồng chất vào trong bình chứa có đáy nằm ngang. Đổ nước vào bình. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của áp lực khối trụ tác dụng lên đáy bình và độ cao của mực nước trong bình như hình vẽ.

    a) Xác định chiều cao, diện tích đáy khối trụ, khối lượng riêng của chất làm khối trụ.

    b) Đặt khối trụ nằm ngang rổi xả dần nước ra ngoài bình qua một van ở đáy bình. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của áp lực khối trụ tác dụng lên đáy bình và độ cao của mực nước trong bình. Điền các giá trị cần thiết trên đồ thị.

    3. Một viên gạch dạng hình hộp chữ nhật có khối lượng 2 kg. Đặt viên gạch này trên mặt phẳng nằm ngang theo những mặt khác nhau của viên gạch thì áp suất do viên gạch gây ra trên mặt phẳng nằm ngang lần lượt là 1 kPa, 2 kPa, 4 kPa. Xác định kích thước của viên gạch.

      bởi Thùy Nguyễn 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 3.

    Gọi độ dài các cạnh của viên gạch là a, b, c với a > b > c. Khi đặt viên gạch trên mặt phẳng nằm ngang theo những mặt khác nhau của viên gạch, áp lực tác dụng lên mặt phẳng đều bằng trọng lượng của viên gạch. Do đó diện tích tiếp xúc giữa viên gạch và mặt phẳng càng nhỏ thì áp suất do viên gạch gây ra càng lớn. Theo bài ra ta có:

    \(\dfrac{P}{ab}=1kPa;\dfrac{P}{ac}=2kPa;\dfrac{P}{bc}=4kPa\left(1\right)\)

    Từ đó suy ra : \(b=\dfrac{a}{2};c=\dfrac{a}{4}\)

    Thay vào (1) ta được \(a=0,2m;b=0,1m;c=0,05m\)

    Vậy ...

      bởi Tuấn Phan 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Một hợp kim A được tạo nên từ các kim loại đồng và bạc. Tỉ lệ khối lượng đồng và bạc trong hợp kim A lần lượt là 80% và 20%.

    a) Tìm khối lượng riêng của hợp kim A.

    b) Một hợp kim B được tạo nên từ kim loại vàng và hợp kim A nêu trên. Hợp kim B được dùng để chế tạo một chiếc vương miện. Chiếc vương miện hoàn toàn đặc, không bị bộng, rỗng bên trong. Các phép cân và đo cho biếc vương miện có khối lượng là 75 g và thể tích 5 cm3. Tìm khối lượng của vàng trong vương miện.

    Cho biết khối lượng riêng của đồng là 8,9 g/cm3, của bạc là 10,5 g/cm3, của vàng là 19,3 g/cm3.

    ĐA: 9,2 g/cm3; 55,4 g

    2. Trong bảng kết quả dưới đây hàng (1) ghi chiềudài lò xo, h àng (2) ghi trọng lượng tương ứng tác dụng vào lò xo.trong bảng có 1 số ô người quan sátchưa ghi.

    Hàng 1 12cm 12,5cm 13cm
    Hàng 2 10N 20N 30N 35

    a) Hãy ghi các giá trị thích hợp vào ô trống và giảithích.

    b) Tìm chiều dài của lò xo khi không có quả nặng.

    ĐS: 15 N, 14 cm, 14,5 cm; 11 cm.

    3. Một chiếc phà có diện tích đáy không thay đổi720 m2, nếu đưa xuống phà 16 chiếc xe, mỗi chiếc có khối lượng trung bình 1 100 kg thì phà sẽ chìm sâuthêm bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nước là1g/cm3.

    ĐS: \(\Delta h=0,24m\)

    4. Một vật có trọng lượng riêng 26 000 N/m3 .Treo vật vào lựckế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 150 N. Hỏi ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.

    ĐS: 243,75 N.

    5. Một vật trọng lượng riêng là 26 000 N/m3 nhúng vào trong nước thì nặng 150 N. Hỏi ở ngoài không khí nó nặng bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3

    6. Có hai vật thể tích là V và 2V, khi treo vào hai đĩa cân thì cân ở trạng thái cân bằng. Sau đó vật lớn được dìm vào dầu có trọng lượng riêng d1 = 9000 N/m3. Phải dìm vật nhỏ vào chất lỏng có trọng lượng riêng bao nhiêu để cân vẫn cân bằng? (Bỏ qua lực đẩy Acsimet của không khí)

    7. Trên một cái móng dài 10 m, rộng 40 cm, người ta muốn xây một bức tường dài 10 m, rộng 22 cm. Áp suất tối đa mà nền đất chịu được là 40 000 N/m2. Tính chiều cao giới hạn của bức tường? Biết khối lượng riêng trung bình của bức tường là 1 900 kg/m3.

    ĐS: 3,8 m

    8. Trên cái móng dài 10 m, rộng 40 cm, người ta xâydựng một bức tường dài 10 m, rộng 22 cm. Áp suấttối đa mà nền đất chịu được là 100 000 N/m2. Khốilượng riêng trung bình của bức tường là 1900 kg/m3. Tính chiều cao giới hạn của bức tường.

    ĐS: hmax = 9,569 m

      bởi Spider man 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câu 5:

    Tóm tắt:

    \(d_v\)= 2600 N/\(m^3\)

    \(d_n\)=10000N /\(m^3\)

    ___________________________

    Giải:

    Khi ngập nước là:

    \(P=F_A+F_{đh}\)

    hay 10 = \(d_n\). V+ \(F_{đh}\)

    \(\Rightarrow d_v.V=d_n.V+F_{đh}\)

    \(\Rightarrow\left(d_v-d_n\right).V=F_{đh}\)

    \(\Rightarrow V=\dfrac{150}{d_v-d_n}=\dfrac{150}{26000-10000}\)

    => V= 9,375 .\(10^{-3}\left(m^3\right)\)

    Khi ở ngoài không khí là:

    \(P=F_đ.h\Rightarrow F_{đh}=d_v.V=26000.9,375.10^{-3}\)

    = 243,75 (N)

    Vậy:............................................................................

      bởi phan thanh hưng 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mở lọ nước hoa trong lớp .Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa.Hãy giải thích tại sao?

      bởi Nguyen Ngoc 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - Vì các phân tử nước hoa luôn chuyển động không ngừng từ đầu lớp đến cuối lớp, khi chuyển động, các phân tử nước hoa và chạm vào các phân tử không khí nên khi mở lọ nước hoa trong lớp thì vài giây sau cả lớp sẽ ngửi được mùi nước hoa.

      bởi nguyen tuyen 03/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta pha trộn đồng và bạc với nhau để tạothành một hợp kim có khối lượng riêng D. Cho biếtkhối lượng riêng của đồng là D1, của bạc là D2. Tínhtỷ lệ k khối lượng đồng và bạc cần pha trộn là baonhiêu ?

    ĐS: \(k=\dfrac{D_1\left(D_2-D\right)}{D_2\left(D-D_1\right)}\)

      bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 12/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi khối lượng của đồng là m1, của bạc là m2.

    Khối lượng riêng của hỗn hợp là D: \(D=\dfrac{m_1+m_2}{v_1+v_2}=\dfrac{m_1+m_2}{m_1/m_2+D_1/D_2}\)

    \(\Rightarrow D\left(m_1/D_1+m_2/D_2\right)=m_1+m_2\Leftrightarrow\dfrac{D}{D_1}m_1+\dfrac{D}{D_2}m_2=m_1+m_2\)

    Chia 2 vế cho m2:

    \(\dfrac{D}{D_1}.\dfrac{m_1}{m_2}+\dfrac{D}{D_2}.\dfrac{m_2}{m_2}=\dfrac{m_1}{m_2}+\dfrac{m_2}{m_2}\Leftrightarrow\dfrac{D}{D_1}.\dfrac{m_1}{m_2}+\dfrac{D}{D_2}=\dfrac{m_1}{m_2}+1\Leftrightarrow\dfrac{D}{D_1}.\dfrac{m_1}{m_2}-\dfrac{m_1}{m_2}=1-\dfrac{D}{D_2}\Leftrightarrow\dfrac{m_1}{m_2}\left(\dfrac{D}{D_1}-1\right)=1-\dfrac{D}{D_2}\)

    \(\Rightarrow K=\dfrac{m_1}{m_2}=\dfrac{1-\dfrac{D}{D_2}}{\dfrac{D}{D_1}-1}=\dfrac{D_1\left(D_2-D\right)}{D_2\left(D-D_1\right)}\)( Khi đó D, D1,D2 xem như đã biết).

      bởi Trần Nguyễn Phương Vy 12/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một thỏi hợp kim có thể tích 1 dm3 và khốilượng 9,850 kg. tạo bởi bạc và nhôm. Xác định khối lượng của bạc và nhôm trong hợp kim đó, biết rằngkhối lượng riêng của bạc là 10500 kg/m3và của nhômlà 2700 kg/m3.

    ĐS: 9,625 kg; 0,225 kg.

      bởi Thùy Trang 22/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giải:

    Đổi 1\(dm^3=0,001m^3\)

    Ta có: \(D_b.D_b+D_n.D_n=9,85\left(kg\right)\)

    \(V_b+V_n=0,001m^3\)

    Nên \(V_n=0,001-V_b\)

    Thay 2V vào

    Ta được: \(D_b.D_b+D_n.0,001-V_b=9,85\left(kg\right)\)

    \(V_b=\dfrac{11}{12000}\left(m^3\right)\)

    \(V_n=\dfrac{1}{12000}\left(m^3\right)\)

    Khối lượng của nhôm là:
    \(m_n=D_n.V_n=10500.\dfrac{11}{12000}=9,625\left(kg\right)\)

    Khối lượng của bạc là:

    \(D_b.V_b=2700.\dfrac{1}{12000}=0,225\left(kg\right)\)

    Vậy:...................................................................

      bởi nguyễn phi long 22/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON