YOMEDIA
NONE

Tìm độ lệch pha giữa điện áp tức thời 2 đầu đoạn mạch và điện áp tức thời 2 đầu cuộn dây ?

1. 1 đoạn mạch xoay chiều gồm 1 điện trở thuần R =50 \(\Omega\)mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần L và 1 tụ điện C. Biết cường độ dòng điện qua đoạn machj cùng pha với điện áp u 2 đầu đoàn mạch. Nếu dùng dây dẫn nối tắt 2 bản tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch lệch pha \(\left(\frac{\pi}{3}\right) \)so với điện áp u. Tụ điện có dung kháng

A. \(Z_C\)=25\(\sqrt{2}\)  B.25   C. 50   D. 50

2. mạch điện gồm tụ C có \(Z_C\)= 200 nối tiếp với cuộn dây khi đặt vào 2 mạch điện 1 điện áp xoay chiều có biểu thức u =120\( \sqrt{2} \) cos (100\(\pi\)t+ \(\left(\frac{\pi}{3}\right) \)V thì điện áp giữa 2 đầu cuộn dây có giá trị hiệu dụng là 120V và sớm pha hơn \(\left(\frac{\pi}{2}\right) \)so với điện áp ở 2 đầu đoạn mạch. Công suất tiêu thụ là A. 72 W  B. 120W  C. 144 W  D. 240W

3. Cho mạch điện RLC nối tiếp cuộn cảm thuần  Biết \(U_L\)=\(U_R \)=\(U_C \)/2. Độ lệch pha giữa điện áp tức thời 2 đầu đoạn mạch và điện áp tức thời 2 đầu cuộn dây là

A. +\( {{\pi} \over4 }\)   B. \( {3\pi \over 4}\) C. \({-\pi \over 4}\) D.\( {-\pi \over 3}\)

4. Khi con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ, chu kỳ dao động cua nó 

A. Tỉ lệ thuậ với chiều dài dây treo

B. Giảm khi đưa con lắc lên cao so với mặt đất 

C. Phục thuộc vào cách kích thích dao động 

D. Không phục thuộc vào biên độ dao động 

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (20)

  • 2. Cuộn dây phải có điện trở R

    Ta có giản đồ véc tơ

    Ud Uc Um 120 120 Ur 45 0

    Từ giản đồ ta có: \(U_C=\sqrt{120^2+120^2}=120\sqrt{2}V\)

    \(U_R=120\cos45^0=60\sqrt{2}V\)

    Cường độ dòng điện: \(I=\frac{U_C}{Z_C}=\frac{120\sqrt{2}}{200}=0,6\sqrt{2}V\)

    Công suất: \(P=I^2R=I.U_R=0,6\sqrt{2}.60\sqrt{2}=72W\)

      bởi Tô Gia Phát 28/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Dòng điện quy ước, vì lý do lịch sử, là dòng chuyển động tương đương của các điện tích dương. Nó được đưa ra để thống nhất quy ước về chiều dòng điện (chiều chuyển động của các điện tích dương) trong các trường hợp phức tạp như:

    -Trong kim loại, thực tế các proton (tích điện dương) chỉ có các dao động tại chỗ, còn các electron (tích điện âm) chuyển động. Chiều chuyển động của electron, do đó, ngược với chiều dòng điện quy ước.

     
    -Trong một số môi trường dẫn điện (ví dụ trong dung dịch điện phân, plasma,...), các hạt tích điện trái dấu (ví dụ các ion âm và dương) có thể chuyển động cùng lúc, ngược chiều nhau. 


    -Trong bán dẫn loại p, mặc dù các electron thực sự chuyển động, dòng điện được miêu tả như là chuyển động của các hố điện tử tích điện dương. 


    -Không chỉ khi có dòng e di chuyển mới có dòng điện mà khi có các điện tích di chuyển cũng có dòng điện. Ví dụ như trong dung dịch điện phân... 


    -Người ta không nói dòng điện mang điện tích gì mà chỉ nói là dòng điện có chiều như thế nào. Để biết cụ thể về chiều dòng điện bạn đọc trích dẫn trên.


    -Khi các hạt điện tích chuyển động người ta thấy rằng nó mang năng lượng, do trong thực tế có dòng hạt mang điện tích có nhiều loại nên người ta gọi chung các dòng chuyển dời có hướng của các điện tích là dòng điện. Chính vì vậy mà khi có 1 dòng e di chuyển có hướng nó cũng được coi là dòng điện.


    -Còn tại sao nó lại ngược chiều với các dòng e thì đấy chỉ là quy ước. Do quy ước thì các e mang điện tích âm, mà con người thì lại thích cái dương hơn nên chọn cái dương làm gốc, chính vì vậy mà dòng điện phải theo cái dương :)). Cái này chắc là vì lý do lịch sử  B-).


    -Quá trình hình thành dòng điện: Khi có các hạt mang điện nằm trong điện trường, dưới tác dụng của điện trường các hạt mang điện này chuyển động có hướng nhất tạo ra dòng điện.

      bởi Nguyễn Đạt 29/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Cho rau đã rửa vào rổ rồi vẩy một lúc thì lực li tâm tác dụng lên phân tử nước làm nước bị đẩy ra, thoát khỏi rau.

    b) Thùng máy giặt quay nhanh làm xuất hiện lực li tâm hướng ra, khiến cho phân tử nước bám ở quần áo cũng bị đẩy ra ngoài.

      bởi Hoàng Vy 30/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • P N Fq

    Đổi v=36km/h = 10m/s

    Chọn hệ quy chiếu phi quán tính gắn với vật đang chuyển động.

    Lực tác dụng lên vật: Trọng lực P, phản lực N, lực quán tính li tâm Fq

    Vật đứng yên với hệ quy chiếu \(\Rightarrow\vec{P}+\vec{N}+\vec{F_q}=\vec{0}\)

    Chiếu lên phương trọng lực \(\Rightarrow P-N-F_q=0\)

    \(\Rightarrow N=P-F_q=mg-ma_{ht}=mg-m\frac{v^2}{R}\)

    \(\Rightarrow N=1200.10-1200.\frac{10^2}{50}=9600N\)

      bởi Trần Tuấn 01/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 36 km/h = 10 (m/s)

    Các lực tác dụng vào ô tô :
    - Trọng lực P^ = mg^
    - Phản lực N^ của mặt cầu lên ô tô
    - lực hướng tâm Fht^

    Kí hiệu ^ thay cho dấu vector

    Dùng vector ở đây để phân biệt vì có thể mai mốt thi , đề không cho tính nằm taụi điểm cao nhất thì lúc đó trong công thức phải sử dụng hình chiếu của vector xuống các trục tọa độ Ox , Oy


    Khi ô tô , nằm trên điểm cao nhất của cầu, các vector lực N^, P^ , F^ht cùng phương thắng đứng và ngược chiều .

    Chọn chiều dương Oy hướng xuống , ta có :
    Fht = P - N

    => N = P - Fht

    => N = mg - mv²/R

    => N = (1200 × 10) - ( 1200 × 10² / 50 ) = 9600 (N)

    BẠN THAM KHẢO BÀI MÌNH NHA, CHÚC BẠN HỌC TỐThihi

      bởi nguyen hop 03/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • N P Fms

    Chọn hệ quy chiếu gắn với mặt đất.

    Áp dụng định luật II Niutơn:(do vật quay đểu nên tổng hợp lực là lực hướng tâm)

    \(\overrightarrow{P}+\overrightarrow{N}+\overrightarrow{F_{ms}} = \overrightarrow{F_{ht}}\)

    Chiếu hướng tâm phương trình trên ta được:

    \(0+0+F_{ms} = F_{ht}\)

    => \(F_{ms} = ma_{ht}\)

    Để vật không bị văng ra khi bàn quay thì 

    \(F_{ms} \leq F_{msn MAX}\)

    => \(ma_{ht} \leq 0.08N\)

    =>\(m\omega ^2 R\leq 0.08N\)

    =>\(\omega \leq \sqrt{\frac{0.08}{0.02.1}} = 2 rad/s.\)

    Vậy để vật không bị văng ra khỏi mặt bàn thì tần số góc của bàn phải nhỏ hơn 2 rad/s.

      bởi Trịnh xuân Khánh 06/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bằng nhau. chỉ có khối lượng riêng của sắt mới nặng hơn.

    tik cho mik nhahihi

      bởi Trần Hải 09/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Quả nặng chịu tác dụng của 2 lực: 

    + Trọng lực \(\vec{P}\)

    + Lực đàn hồi \(\vec{F_{dh}}\)

    b) Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.

    Lực đàn hồi có phương thẳng đứng, chiều hướng lên

    c) Quả nặng đứng im nên hợp lực cân bằng

    \(\Rightarrow\vec{P}+\vec{F_{dh}}=\vec{0}\)

    \(\Rightarrow F_{dh}=P=mg=0,5.10=5N\)

      bởi Quyết Văn 12/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vật lý là một môn khoa học nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong đời sống, có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống hằng ngày và giúp con người hiểu biết thêm về vũ trụ. Vật lý trong nhà trường giúp ta bước đầu nhập môn khoa học này. Để học tốt môn Vật lý cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý.

    • Nội dung phương pháp học tập:

    1. Xây dựng lòng yêu thích môn học
    Có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này.

    Bằng cách nào?
    Bạn hãy thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,…
    Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải - và như vậy dần dần các em sẽ tìm thấy được những cái hay của môn học này mà yêu thích nó.

    2. Rèn luyện trí nhớ tốt 
    Có như thế chúng ta mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó.

    Rèn luyện như thế nào?
    Đó là: trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ. Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn.
    Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ nào đó thôi là không làm bài được.

    3. Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức
    Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…

    Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.

    4. Lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh.
    Khi có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao.

    • Học bài mới

    1. Phần lý thuyết:
    - Trước tiên, để có thể hiểu rõ những vấn đề trong môn vật lý, các em phải chăm chú nghe giảng.
    Những hiện tượng chỉ tuân theo một số nguyên tắc nhất định, và để hiểu rõ những hiện tượng đó thì các em có thể hỏi thầy cô trên lớp, những bạn giỏi về môn này để giải thích giúp.
    Các em có thể lên mạng để tìm những hình ảnh minh họa, những đoạn phim mô phỏng những thí nghiệm được học trên lớp. Trên mạng có rất nhiều tư liệu và hình ảnh minh họa dễ hiểu.

    - Sau đó là phải nhớ công thức tính toán, môn Vật lý có hai phần: thứ nhất là phần lý thuyết, thứ hai là phần bài tập.
    Việc nhớ rõ công thức là điều rất quan trọng. Vì nếu học sinh nhớ sai công thức thì kết quả bài làm sẽ sai. Muốn nhớ được những công thức mới phải làm bài tập nhiều, càng nhiều càng tốt. Trong lúc làm vẫn lấy công thức ra xem. Như vậy vừa hiểu rõ công thức, vừa biết áp dụng đúng và nhớ công thức lâu.

    - Một việc nữa là trong sách giáo khoa, để cho dễ hiểu, người ta thường đưa ra những công thức rút gọn cho những trường hợp đặc biệt từ một công thức tổng quát. Và điều này giúp chúng ta làm câu hỏi trắc nghiệm nhanh hơn.

    - Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè…

    - Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học tốt môn Toán - vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý.

    - Các định nghĩa, khái niệm, định luật: cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.

    - Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng.

    - Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.

    2. Phần bài tập:

    - Sau khi đọc xong đề việc tóm tắt đề bài rất quan trọng, bước này giúp chúng ta tìm những dữ kiện cần thiết trong đề. Việc tóm tắt đề sẽ giúp chúng ta biết được đề bài cho những đại lượng nào, đại lượng nào chưa có để học sinh có hướng giải cho bài toán.

    - Sau khi đọc xong đề thì tưởng tượng trong đầu hiện tượng rồi viết công thức tính toán ngay, nên vẽ hình minh họa hiện tượng trước rồi hãy tính toán. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hiện tượng hơn và ít bị rối hay giải sai bài toán.

    - Với những bài phức tạp thì việc vẽ hình còn quan trọng hơn nữa, nên vẽ hình đủ lớn, vì sau đó ta còn viết hay vẽ thêm nhiều dữ kiện khác nữa. Điều này giúp cho chúng ta có thể minh họa những dữ kiện đề bài ngay trên hình vẽ, giúp cho việc tính toán chính xác và nhanh hơn.

    - Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Với hầu hết bài trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.

    - Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình.

    Không nên tập trung làm những bài tập quá dài và khó, đòi hỏi nhiều thời gian. Ưu tiên làm các bài tập cơ bản do giáo viên hướng dẫn tại lớp, trong sách giáo khoa và sách bài tập do Bộ GD-ĐT ban hành, sau khi thuần thục mới làm thêm các bài tập phù hợp và giải thử các đề trắc nghiệm để rèn luyện kỹ năng.

    • Trình tự làm một bài toán vật lý là:

    - Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.

    - Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.

    - Đổi đơn vị nếu cần (thường không để ý hay quên làm bước này).

    - Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp).

    - Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải.

    - Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa thế số).

    - Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.

    - Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không.

    3. Ôn tập:
    - Cần tự làm dàn bài tóm tắt từng chương. Việc làm này nhiều em tưởng rằng mất thời gian, nhưng thật ra rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết (vì chỉ tốn thời gian lần đầu để hệ thống từng chương, những lần sau khi ôn tập rất dễ nhớ lại kiến thức của cả chương).

    - Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng. Cố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được.

    Lưu ý thêm:

    * Đề thi môn vật lý lúc nào cũng có đủ hai phần định tính và định lượng, HS cần coi trọng cả hai phần lý thuyết và bài tập, đặc biệt không học qua loa phần lý thuyết vì có nắm vững lý thuyết nhuần nhuyễn mới giải quyết tốt các câu hỏi trắc nghiệm định tính và định lượng.

    Do đó đừng học lý thuyết bằng cách nhồi nhét mà cần phải hiểu thật rõ ý nghĩa để biết phân tích, suy luận khi làm các câu hỏi trắc nghiệm.

    * Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu rải đều trong cả chương trình nên không được học tủ, không được bỏ bài học nào.

      bởi Nguyễn Quý 16/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vấn đề là mạch đo như nào bạn nhỉ? Rồi vôn kế có lí tưởng không?

      bởi Huyền Bùi 21/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • xin lỗi tớ sai là thế này 

    I. DÒNG ĐIỆN

    -  Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) di chuyển có hướng

    Chiều dòng điện: là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương.

    -  Dòng điện có:

    * tác dụng từ (đặc trưng để nhận biết dòng điện)

    * tác dụng nhiệt, tác dụng hoá học tuỳ theo môi trường.

    -  Cường độ dòng điện là đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện được tính bởi: I=\frac{\Delta q}{\Delta t}

    Với \Delta q: điện lượng truyền qua tiết diện thẳng của vật dẫn (C); \Delta t : thời gian (s)

    \Delta t hữu hạn: I là cường độ trung bình

    \Delta t vô cùng nhỏ: I là cường độ tức thời

    Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

    Ta có : I=\frac{q}{t}

    Ghi chú:

    a) Cường độ dòng điện không đổi được đo bằng ampe kế (hay miliampe kế, . . . ) mắc nối tiếp xen vào mạch điện.

    b) Với bản chất dòng điện và định nghĩa của cường độ dòng điện như trên ta suy ra:

    * Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm trên mạch không phân nhánh.

    * Cường độ mạch chính bằng tổng cường độ các mạch rẽ.

    - Mật độ dòng điện: có độ lớn bằng cường độ dòng qua một đơn vị diện tích của tiết diện ngang dây dẫn:

    i=\frac{I}{S}=n.q.v

     Trong đó: n là mật độ hạt mang điện (hạt / m^{3})

                      q là điện tích của hạt (C)

                      v là vận tốc trung bình của chuyển động có hướng (m/s)

    II. ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH CHỈ CÓ ĐIÊN TRỞ

    1) Định luật:

    -  Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch có có điện trở R:

    + tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.

    + tỉ lệ nghịch với điện trở. I=\frac{U}{R}  - 2 - U I = R (A)

    - Nếu có R và I, có thể tính hiệu điện thế như sau : U = VA - VB = I.R; I.R: gọi là độ giảm thế (độ sụt thế hay sụt

    áp) trên điện trở.

    - Công thức của định luật ôm cũng cho phép tính điện trở: R=\frac{U}{I} (\Omega)

    2) Đặc tuyến V - A (vôn - ampe): Đó là đồ thị biểu diễn I theo U còn gọi là đường đặc trưng vôn - ampe.

    Đối với vật dẫn kim loại (hay hợp kim) ở nhiệt độ nhất định đặc tuyến V – A là đoạn đường thẳng qua gốc toạ độ: R có giá trị không phụ thuộc U (vật dẫn tuân theo định luật ôm).

    Ghi chú: Các công thức phải nắm vững khi tính toán liên quan đến điện trở

    a) Điện trở mắc nối tiếp: điện trở tương đương được tính bởi:                        

    R_{m}=R_{1}+R_{2}+R_{3}+...+R_{n}

    I_{m}=I_{1}=I_{2}=I_{3}=...=I_{n}

    U_{m}=U_{1}+U_{2}+U_{3}+...+U_{n}

    I_{m}=\frac{U_{m}}{R_{m}}

    b) Điện trở mắc song song:điện trở tương đương được anh bởi:                                                              

    \frac{1}{R_{m}}=\frac{1}{R_{1}}+\frac{1}{R_{2}}+...+\frac{1}{R_{n}}

    I_{m}=I_{1}+I_{2}+I_{3}+...+I_{n}

    U_{m}=U_{1}=U_{2}=U_{3}=...=U_{n}

    I_{m}=\frac{U_{m}}{R_{m}}

    c) Điện trở của dây đồng chất tiết diện đều:

    R=\rho \frac{l}{S}

    \rho : điện trở suất (\Omegam); l: chiều dài dây dẫn (m); S : tiết diện dây dẫn (m^{2} )

    d) Sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ: R_{t}=R_{0}(1+\alpha t) với \alpha : hệ số nhiệt điện trở  

    e) Điện trở vòng dây dẫn tròn

    * Điện trở tỉ lệ với số đo góc ở tâm, ta có: \frac{R_{AB}}{\alpha }=\frac{R}{360^{0}} \rightarrow Điện trở vòng dây góc lớn :  R'_{AB}=R-R_{AB}

    f) Mắc điện trở phụ trong các dụng cụ đo điện

    * Muốn dùng Ampe kế đo cường độ dòng điện lớn, người ta mắc song song điện trở của ampe kế với một điện trở nhỏ gọi là Sơn.

    Ta có : I=I_{g}(1+\frac{R_{g}}{R_{s}}) vàR_{A}=\frac{R_{g}.R_{s}}{R_{g}+R_{s}}

    * Muốn dùng Vôn kế đo hiệu điện thế lớn, người ta mắc nối tiếp vào Vôn kế một điện trở lớn gọi là Điện trở phụ. Ta có : U=I_{v}R_{v}=I_{g}(R_{g}+R_{p})=U_{g}(1+\frac{R_{p}}{R_{g}})

    III. NGUỒN ĐIỆN:

    - Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì hiệu điện thế để duy trì dòng điện. Mọi nguồn điện đều có hai cực, cực dương (+) và cực âm (-).

    Để đơn giản hoá ta coi bên trong nguồn điện có lực lạ làm di chuyển các hạt tải điện (êlectron; Ion) để giữ cho:

    * một cực luôn thừa êlectron (cực âm).

    * một cực luôn thiếu ẽlectron hoặc thừa ít êlectron hơn bên kia (cực dương).

    - Khi nối hai cực của nguồn điện bằng vật dẫn kim loại thì các êlectron từ cực (-) di chuyển qua vật dẫn về cực (+). Bên trong nguồn, các êlectron do tác dụng của lực lạ di chuyển từ cực (+) sang cực (-).

    Lực lạ thực hiện công (chống lại công cản của trường tĩnh điện). Công này được gọi là công của nguồn điện.

    - Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện gọi là suất điện động E được tính bởi: 

    E=\frac{A}{\begin{vmatrix} q \end{vmatrix}}

    Trong đó : A là công của lực lạ làm di chuyển điện tích từ cực này sang cực kia của nguồn. |q| là độ lớn của điện tích di chuyển. Ngoài ra, các vật dẫn cấu tạo thành nguồn điện cũng có điện trở gọi là điện trở trong r của nguồn điện.

    IV. PIN VÀ ACQUY

    1. Pin điện hoá:

     

    - Khi nhúng một thanh kim loại vào một chất điện phân thì giữa kim loại và chất điện phân hình thành một hiệu điện thế điện hoá. Khi hai kim loại nhúng vào chất điện phân thì các hiệu điện thế điện hoá của chúng khác nhau nên giữa chúng tồn tại một hiệu điện thế xác định. Đó là cơ sở để chế tạo pìn điện hoá.

    - Pin điện hoá được chế tạo đầu tiên là pin Vôn-ta (Volta) gồm một thanh Zn và một thanh Cu nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Chênh lệch giữa các hiệu điện thế điện hoá là suất điện động của pin: E = 1,2V.

    2. Acquy

    - Acquy đơn giản và cũng được chế tạo đầu tiên là acquy chì (còn gọi là acquy axit để phân biệt với acquy kiềm chế tạo ra về sau) gồm:

    * cực (+) bằng PbO2

    * cực (-) bằng Pb nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Do tác dụng của axit, hai cực của acquy tích điện trái dấu và hoạt động như pin điện hoá có suất điện động khoảng 2V.

    - Khi hoạt động các bản cực của acquy bị biến đổi và trở thành giống nhau (có lớp PbSO4 Phủ bên ngoài). Acquy không còn phát điện được. Lúc đó phải mắc acquy vào một nguồn điện để phục hồi các bản cực ban đầu (nạp điện). Do đó acquy có thể sử dụng nhiều lần.

    - Mỗi acquy có thể cung cấp một điện lượng lớn nhất gọi là dung lượng và thường tính bằng đơn vị ampe-giờ (Ah): 1Ah = 3600C

      bởi Thiên An 26/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Độ giãn của lò xo khi vật ở VTCB: \(\Delta l_0=\frac{mg}{k}\)

    \(\Rightarrow\frac{x_1}{x_2}=\frac{m_1}{m_2}=\frac{5}{6}\)

    mà m1 + m2 = 2,2

    \(\Rightarrow\begin{cases}m_1=1kg\\m_2=1,2kg\end{cases}\)

    \(k=\frac{m_1g}{\Delta l_1}=\frac{1.10}{0,05}=200\)(N/m)

      bởi Ngọc Bích 31/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)Khi lò xo có chiều dài 22cm thì độ nén của lò xo: \(\Delta l=26-22=4cm=0,04m\)

    Lực đàn hồi \(F_{dh}=k\Delta l\Rightarrow k=\frac{F_{dh}}{\Delta l}=\frac{3}{0,04}=75\)(N/m)

    b) \(\Delta l'=\frac{F_{dh}'}{k}=\frac{6}{75}=0,08m=8cm\)

    Chiều dài lò xo: l= 26 - 8 = 18cm.

      bởi Nguyễn Anh 06/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Độ biến dạng của lò xo khi vật ở VTCB: \(\Delta l_0=18-14=4cm=0,04m\)

    Ở vị trí cân bằng lực đàn hồi cân bằng với trọng lực của vật: \(P=F_{dh}\Rightarrow mg=k\Delta l_0\Rightarrow k=\frac{mg}{\Delta l_0}=\frac{0,2.10}{0,04}=50\)(N/m)

    b) Treo thêm m' ta có: \(\Delta l_0'=19-14=5cm=0,05m\)

    \(m+m'=\frac{k.\Delta l_0'}{g}=\frac{50.0,05}{10}=0,25kg=250g\)

    \(\Rightarrow m'=250-200=50g\)

      bởi Phuong Anh 13/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2000 1000N 1000 500 500 500 500

    Bài này có nhiều cách làm, gửi bạn một cách như trên

      bởi Phan Duy Mười 20/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Mắt muốn nhìn thấy ảnh S' của S qua gương thì phải có tia sáng từ ảnh S' qua gương đến mắt.

    Ta có hình vẽ

    ISOS'MN401205012012010

    Ảnh S' đối xứng với S qua gương

    Tam giác S'NM đồng dạng với ONI

    \(\Rightarrow\frac{NM}{NI}=\frac{S'M}{IO}=\frac{120}{40}=3\)

    Mà NM + NI = MI = 50 cm

    \(\Rightarrow IN=\frac{50}{4}=12,5>10\)cm

    Nên đường đi của tia sáng ra ngoài bề rộng của gương, do vậy người này không nhìn thấy ảnh của S.

    b) Để nhìn thấy ảnh của S thì N phải tiến lại gần mép gương, do đó người phải tiến lại gần gương sao cho N có vị trí mới thỏa mãn: NI = 10cm.

    Khi đó NM = 40 cm.

    Lại xét hai tam giác đồng dạng ở trên, ta có: \(\frac{S'M}{IO}=\frac{NM}{NI}=\frac{40}{10}=4\)

    Suy ra: IO = 120/4 = 30cm.

    Vị trí mới của O cách gương 30 cm, nên khoảng cách từ vị trí ban đầu đến vị trí mắt bắt đầu nhìn thấy ảnh S' là: 40-30 =10cm.

      bởi Hồng Ngọc 27/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bài tập quang học sóng của đại học ai bjk giải giúp mính nhé

      bởi Phạm Tiến Chúc 05/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đây là vật lí lớp 9 hả bạn? Quang hình không có thi đại học nên mình không quan tâm :)

      bởi nguyễn thảo 14/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • + Bạn tìm các điểm có điện thế bằng nhau trong mạch (là các điểm nối với nhau bởi dây dẫn, ampe kế lí tưởng, có tính đối xứng trong mạch)

    + Đi từ đầu mạch đến cuối mạch, đánh số thứ tự các điểm, những điểm có điện thế bằng nhau cùng một số thứ tự.

    + Vẽ lại mạch theo thứ tự đã đánh dấu.

      bởi Phạm Mally 23/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • @Huệ: Vì các hộp có khối lượng bằng nhau, nên hộp nào đựng nhiều bi hơn thì chắc chắn khối lượng viên bi sẽ nhỏ hơn. 

    Mình nghĩ vậy :)

      bởi nguyen le anh thu 01/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON