YOMEDIA
NONE

Hai quả cầu nhỏ \({{m}_{1}},{{m}_{2}}\) treo vào cùng một điểm bởi hai dây nhẹ, không dãn, cùng chiều dài \(l\). Ban đầu hệ có vị trí như hình vẽ. Buông để quả cầu \({{m}_{1}}\) chuyển động. Bỏ qua ma sát và lực cản

a) Tính vận tốc của \({{m}_{1}}\) ngay trước va chạm và vận tốc của \({{m}_{1}},{{m}_{2}}\) ngay sau va chạm. Biết rằng va chạm là xuyên tâm, tuyệt đối đàn hồi

b) Trong thời gian va chạm, lực tổng hợp do hai dây tác dụng lên giá treo thay đổi trong khoảng giá trị nào? Lực tổng hợp này có giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu và đạt được vào lúc nào?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • a) Vận tốc của  \({{m}_{1}}\) ngay trước va chạm và vận tốc của \({{m}_{1}},{{m}_{2}}\) ngay sau va chạm

    Gọi \(v\) là vận tốc quả cầu 1 ngay trước va chạm; \({{v}_{1}}\) và \({{v}_{2}}\) là vận tốc của quả cầu 1 và 2 ngay sau va chạm

    Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho quả cầu 1 tại hai vị trí: ban đầu và trước khi va chạm với quả cầu 2, ta được:

    \({{m}_{1}}gl=\frac{1}{2}{{m}_{1}}{{v}^{2}}\Rightarrow v=\sqrt{2gl}\) (1)

    Vì hệ "hai quả cầu" là hệ kín và va chạm là đàn hồi nên:

    + Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ, ta được:

    \({{m}_{1}}v={{m}_{1}}{{v}_{1}}+{{m}_{2}}{{v}_{2}}\) (2)

    + Áp dụng định luật bảo toàn động năng, ta được:

    \(\frac{1}{2}{{m}_{1}}{{v}^{2}}=\frac{1}{2}{{m}_{1}}v_{1}^{2}+\frac{1}{2}{{m}_{2}}v_{2}^{2}\) (3)

    Từ (1) và (2) ta được: \({{v}_{1}}=\frac{\left( {{m}_{1}}-{{m}_{2}} \right)v}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}};{{v}_{2}}=\frac{2{{m}_{1}}v}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}\) (4)

    Vậy: vận tốc của \({{m}_{1}}\) ngay trước va chạm là \(v=\sqrt{2gl}\) và vận tốc của \({{m}_{1}},{{m}_{2}}\) ngay sau va chạm là \({{v}_{1}}=\frac{\left( {{m}_{1}}-{{m}_{2}} \right)v}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}},{{v}_{2}}=\frac{2{{m}_{1}}v}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}\)

    b) Lực tổng hợp do hai dây tác dụng lên giá treo

    Tại vị trí thấp nhất của quỹ đạo, các lực tác dụng vào hai quả cầu (trọng lực \(\overrightarrow{P}\) và lực căng dây \(\overrightarrow{T}\)) coi như đều có phương thẳng đứng. Theo định luật II Niuton, ta có:

    + Quả cầu \({{m}_{1}}\): \(\overrightarrow{{{P}_{1}}}+\overrightarrow{{{T}_{1}}}={{m}_{1}}\overrightarrow{{{a}_{1}}}\Rightarrow {{T}_{1}}={{m}_{1}}g+{{m}_{1}}{{a}_{1}}={{m}_{1}}\left( g+\frac{v_{1}^{2}}{l} \right)\)

    + Quả cầu \({{m}_{2}}\): \(\overrightarrow{{{P}_{1}}}+\overrightarrow{{{T}_{2}}}={{m}_{2}}\overrightarrow{{{a}_{2}}}\Rightarrow {{T}_{2}}={{m}_{2}}g+{{m}_{2}}{{a}_{2}}={{m}_{2}}\left( g+\frac{v_{2}^{2}}{l} \right)\)

    Trong tương tác hai quả cầu đều thu gia tốc. Vận tốc của \({{m}_{1}}\) biến thiên từ vị trí ban đầu \(v\) đến vị trí cuối cùng \({{v}_{1}}\), vận tốc của \({{m}_{2}}\) biến thiên từ vị trí ban đầu 0 đến vị trí cuối cùng \({{v}_{2}}\). Các lực căng dây cũng biến đổi và lực tổng hợp đặt lên giá đỡ là \(F={{T}_{1}}+{{T}_{2}}\) cũng thay đổi

    + Lúc \({{m}_{1}}\) vừa rơi xuống tới \(B\), ta có: \({{v}_{1}}=v\) và \({{v}_{2}}=0\)

    \({{T}_{1}}=3{{m}_{1}}g,{{T}_{2}}={{m}_{2}}g;{{F}_{1}}=3{{m}_{1}}g+{{m}_{2}}g=\left( 3{{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right)g\)

    + Lúc hai quả cầu đã biến dạng tối đa, gọi V là vận tốc của hai quả cầu lúc này. Ta có:

    \(\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right)V={{m}_{1}}v\Rightarrow V=\frac{{{m}_{1}}v}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}\) (định luật bảo toàn động lượng)

    và \({{T}_{1}}={{m}_{1}}\left( g+\frac{{{V}^{2}}}{l} \right)={{m}_{1}}\left( g+{{\left( \frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}} \right)}^{2}}\frac{{{v}^{2}}}{l} \right)={{m}_{1}}g\left( 1+2{{\left( \frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}} \right)}^{2}} \right);\)

    \({{T}_{2}}={{m}_{2}}\left( g+\frac{{{V}^{2}}}{l} \right)={{m}_{2}}\left( g+{{\left( \frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}} \right)}^{2}}\frac{{{v}^{2}}}{l} \right)={{m}_{2}}g\left( 1+2{{\left( \frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}} \right)}^{2}} \right)\)

    \({{F}_{2}}={{T}_{1}}+{{T}_{2}}=\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}}+2\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right){{\left( \frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}} \right)}^{2}} \right)g=\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}}+2\frac{m_{1}^{2}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}} \right)g\)

    Khi hai quả cầu tách rời nhau thì \({{v}_{1}}\) và \({{v}_{2}}\) có giá trị như trong (4), hợp lực đặt vào giá đỡ bây giờ là:

    \({{F}_{3}}={{T}_{1}}+{{T}_{2}}={{m}_{1}}\left( g+\frac{v_{1}^{2}}{l} \right)+{{m}_{2}}\left( g+\frac{v_{2}^{2}}{l} \right)\)

    \(\Leftrightarrow {{F}_{3}}=\left( {{m}_{1}}g+{{m}_{2}}g+\frac{{{m}_{1}}v_{1}^{2}+{{m}_{1}}v_{2}^{2}}{l} \right)=\left( {{m}_{1}}g+{{m}_{2}}g+\frac{{{m}_{1}}{{v}^{2}}}{l} \right)=\left( 3{{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right)g\)

    \(\Rightarrow {{F}_{3}}={{F}_{1}}\)

    Vì \(\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}}+2\frac{m_{1}^{2}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}} \right)g\le \left( 3{{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right)g\)

    \(\Rightarrow F={{F}_{\min }}={{F}_{2}}=\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}}+2\frac{m_{1}^{2}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}} \right)g\)

    Vậy: trong thời gian va chạm, lực tổng hợp do hai dây tác dụng lên giá treo thay đổi trong khoảng \({{F}_{2}}\le F\le {{F}_{1}}={{F}_{3}}\); lực tổng hợp này có giá trị nhỏ nhất là \({{F}_{\min }}={{F}_{2}}=\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}}+2\frac{m_{1}^{2}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}} \right)g\) và đạt được vào lúc hai quả cầu biến dạng tối đa

      bởi Sam sung 24/02/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF