Hai quả cầu nhỏ khối lượng m1 = 600g và m2 = 400g được nối với nhau bằng một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể, vắt qua ròng rọc cố định như hình vẽ. Quả cầu m1 có thể lăn trên máng nghiêng phẳng, nghiêng góc \(\alpha =30{}^\circ \) so với phương ngang và tiếp tuyến với một phần hình tròn bán kính R nằm trong mặt phẳng thẳng đứng.
Lúc đầu quả cầu m2 được giữ ở độ cao cách sàn một khoảng h = 5,4m, còn m1 thì thấp hơn m2 một khoảng h0 1,6m. Thả cho hai quả cầu chuyển động, sau thời gian t = 2s thì dây nối hai quả cầu đột ngột bị đứt.
a) Tìm giá trị lớn nhất của bán kính R để quả cầu m1 lăn hết phần hình tròn của máng. Bỏ qua ma sát, kích thước các quả cầu, khối lượng ròng rọc. Lấy \(g=10\text{m/}{{\text{s}}^{\text{2}}}.\)
b) Với máng hình tròn bán kính R tìm được ở câu a, người ta cắt bỏ một phần BD của hình tròn sao cho: \(\widehat{BOD}=\widehat{COD}=\varphi ,\left( 0<\varphi <\frac{\pi }{2} \right).\) Tìm giá trị của góc \(\varphi \) để quả cầu m1 rời máng tại điểm B lại đi vào máng tại điểm D ?
Trả lời (1)
-
a) Giá trị lớn nhất của bán kính R để quả cầu m1 lăn hết phần hình tròn của máng
- Khi dây chưa đứt, hai quả cầu chuyển động cùng gia tốc:
\(a=\frac{{{m}_{2}}g-{{m}_{1}}g\sin \alpha }{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}=\frac{0,4.10-0,6.10.\frac{1}{2}}{0,6+0,4}=1\left( m/{{s}^{2}} \right)\)
- Khi dây đứt, quả cầu m1 lên được độ cao h1 và có vận tốc v1, với:
\({{h}_{1}}=\frac{a{{t}^{2}}}{2}.\sin \alpha =\frac{{{2}^{2}}}{2}.\frac{1}{2}=1m;{{v}_{1}}=at=1.2=2\left( m/s \right)\)
- Sau khi dây đứt, quả cầu m1 tiếp tục chuyển động lên theo mặt phẳng nghiêng với vận tốc ban đầu v1 và gia tốc –g và lên thêm độ cao:
\({{h}_{1}}^{\prime }=\frac{v_{2}^{1}}{2g}=\frac{{{2}^{2}}}{2.10}=0,2m\)
- Độ cao cực đại của m1 là: \(H=h-{{h}_{0}}+{{h}_{1}}+{{h}_{1}}^{\prime }=5,4-1,6+1+0,2=5m.\)
- Tại vị trí M, áp dụng định luật II Niu-tơn cho m1: \({{\overrightarrow{Q}}_{1}}+{{\overrightarrow{P}}_{1}}={{m}_{1}}\overrightarrow{a}\) (1)
- Chiếu (1) lên phương bán kính OM, ta được: \({{m}_{1}}g\cos \beta +{{Q}_{1}}=\frac{{{m}_{1}}{{v}^{2}}}{R}.\)
\(\Rightarrow {{Q}_{1}}={{m}_{1}}g\left( \frac{{{v}^{2}}}{gR}-\cos \beta \right)\) (2)
- Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho m1, ta được:
\({{m}_{1}}gH=\frac{1}{2}{{m}_{1}}{{v}^{2}}+{{m}_{1}}gR\left( 1+\cos \beta \right)\)
- Từ (1) và (2), ta có:
\({{Q}_{1}}={{m}_{1}}g\left( \frac{2H}{R}-3\cos \beta -2 \right)\)
- Để quả cầu lăn hết phần máng hình tròn thì nó phải lăn qua được điểm cao nhất C, tại đó:
\({{Q}_{C}}\ge 0\Leftrightarrow {{m}_{1}}g\left( \frac{2H}{R}-5 \right)\ge 0\Rightarrow R\le \frac{2H}{5}=\frac{2.5}{5}=2m\Rightarrow {{R}_{\max }}=2m\)
Vậy: Giá trị lớn nhất của bán kính R để quả cầu m1 lăn hết phần hình tròn của máng là \({{R}_{\max }}=2m.\)
b) Giá trị của góc \(\varphi \) để quả cầu m1 rời máng tại điểm B lại đi vào máng tại điểm D
- Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho m1, ta được:
\({{m}_{1}}gH=\frac{1}{2}{{m}_{1}}{{v}_{B}}^{2}+{{m}_{1}}gR\left( 1+\cos \varphi \right)\) (4)
- Tại B, quả cầu m1 chuyển động như được ném xiên với vận tốc \({{\overrightarrow{v}}_{B}}\) hợp với phương ngang một góc \(\varphi .\)
Tầm ném xa của vật: \(L={{x}_{\max }}=\frac{v_{B}^{2}\sin 2\varphi }{g}.\)
- Để m1 đến đúng điểm D: \(L=2R\sin \varphi \Leftrightarrow \frac{v_{B}^{2}\sin 2\varphi }{g}=2R\sin \varphi .\)
\(\Leftrightarrow \frac{v_{B}^{2}\cos \varphi }{g}=R\Rightarrow {{v}_{B}}=\sqrt{\frac{gR}{\cos \varphi }}.\)
- Từ (4) và (5), ta được:
\(2g\left( H-R\left( 1+\cos \varphi \right) \right)=\frac{gR}{\cos \varphi }.\)
\(\Leftrightarrow 2{{\cos }^{2}}\varphi +\left( 2-\frac{2H}{R} \right)\cos \varphi +1=0\)
\(\Leftrightarrow 2{{\cos }^{2}}\varphi +3\cos \varphi +1=0\Rightarrow \varphi =\frac{\pi }{3}\)
Vậy: Để quả cầu m1 rời máng tại điểm B lại đi vào máng tại điểm D thì \(\varphi =\frac{\pi }{3}.\)
bởi Lê Nhi24/02/2022
Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
A. Dòng điện không đổi.
B. Hiện tượng quang hợp.
C. Sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên.
D. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.
10/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
B. Các chất và sự biến đổi các chất, các phương trình phản ứng của các chất trong tự nhiên.
C. Trái Đất.
D. Vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao…).
10/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
B. Các quả tạ nặng khác nhau rơi đồng thời từ tầng cao của tòa tháp nghiêng ở thành phố Pi-da (Italia) nhận thấy chúng rơi đến mặt đất gần như cùng một lúc.
C. Một cái lông chim và một hòn bi chì rơi nhanh như nhau khi được thả rơi cùng lúc trong một ống thủy tinh đã hút hết không khí.
D. Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại.
10/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học.
B. Cơ học, điện học, quang học, lịch sử.
C. Cơ học, điện học, văn học, nhiệt động lực học.
D. Cơ học, điện học, nhiệt học, địa lí.
09/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Đồng hồ đo nhiệt.
B. Nhiệt kế điện tử.
C. Máy đo nhiệt độ tiếp xúc.
D. Kính lúp.
10/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Vật lí nguyên tử và hạt nhân.
B. Quang học.
C. Âm học.
D. Điện học.
10/11/2022 | 1 Trả lời
-
09/11/2022 | 1 Trả lời
-
09/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Mô hình vật chất.
B. Mô hình lí thuyết.
C. Mô hình toán học.
D. Cả ba mô hình trên.
10/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu. Quan sát, thu thập thông tin. Đưa ra dự doánd. Thí nghiệm kiểm tra dự đoán. Kết luận
B. Xác định đối tượng cần được mô hình hóa. Xây dựng mô hình giả thuyết. Kiểm tra sự phù hợp của các mô hình. Điều chỉnh lại mô hình nếu cần. Kết luận.
C. Quan sát. Lập luận. Kết luận.
D. Không có đáp án nào trong các đáp án trên.
09/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Dòng điện xoay chiều.
B. Dòng điện một chiều.
C. Dòng điện không đổi.
D. Máy biến áp.
09/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Dòng điện xoay chiều.
B. Dòng điện một chiều.
C. Dòng điện không đổi.
D. Máy biến áp.
09/11/2022 | 1 Trả lời
-
10/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.
B. Tiến hành thí nghiệm không cần quan sát vì tin tưởng vào dụng cụ phòng thí nghiệm.
C. Quan sát các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm, có thể dùng dụng cụ này thay thế cho dụng cụ khác.
D. Có thể sử dụng mọi ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm vào tất cả các thí nghiệm.
10/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,...
B. ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính....
C. lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng rọc, đòn bẩy....
D. đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm…
09/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Chiếu trực tiếp tia laze vào mắt để kiểm tra độ sáng.
B. Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.
C. Không cầm vào phích điện mà cầm vào dây điện khi rút phích điện khỏi ổ cắm.
D. Tất cả các phương án trên.
09/11/2022 | 1 Trả lời
-
09/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Để các kẹp điện gần nhau.
B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.
09/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…
B. Sử dụng nước để dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.
C. Sử dụng bình để dập đám cháy quần áo trên người.
D. Không cần ngắt hệ thống điện, phải dập đám cháy trước.
09/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.
B. Hình tam giác đều, viền đen hoặc viền đỏ, nền vàng.
C. Hình chữ nhật nền xanh hoặc đỏ.
D. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng.
10/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hãy nêu lên sự liên quan về nhiệt động lực học trong than củi đang cháy
17/11/2022 | 0 Trả lời
-
A. \(v = \frac{{{d_1} + {d_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)
B. \(v = \frac{{{d_2} - {d_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)
C. \(v = \frac{{{d_1} + {d_2}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)
D. \(v = \frac{{{d_2} - {d_1}}}{{{t_1} - {t_2}}}\)
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. từ 0 đến \({t_2}\).
B. từ \({t_1}\) đến \({t_2}\) .
C. từ 0 đến \({t_1}\) và từ \({t_2}\) đến \({t_3}\).
D. từ 0 đến \({t_3}\).
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
a) Hãy mô tả chuyển động.
b) Xác định tốc độ và vận tốc của chuyển động trong các khoảng thời gian:
- Từ 0 đến 0,5 giờ.
- Từ 0,5 đến 2,5 giờ.
- Từ 0 đến 3,25 giờ.
- Từ 0 đến 5,5 giờ.
24/11/2022 | 1 Trả lời