Các mối quan hệ sinh thái trong quần thể và quần xã
nêu các mối quan hệ sinh thái có thể có giữa các sinh vật vs sinh vật trong quần thể và trong quần xã?
Trả lời (1)
-
Quần thể là tập hợp các sinh vật cùng loài nên mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong quần thể là mối quan hệ cùng loài, gồm có:
- Quan hệ hỗ trợ cùng loài: các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như kiếm thức ăn, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và kẻ thù, sinh sản… Ví dụ: hiện tượng mọc liền rễ ở cây thông, tre mọc thành bụi giúp chống chịu gió bão, bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn,…. gọi là hiệu quả nhóm. Quan hệ hỗ trợ cùng loài giúp cho quần thể tồn tại một cách ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống, tăng khả năng sống sót và sinh sản cảu các cá thể trong quần thể.
- Quan hệ đối kháng (cạnh tranh) cùng loài: khi mật độ cá thể trong quần thể quá cao, nguồn sống không đủ cung cấp cho tất cả các cá thể dẫn đến hiện tượng các cá thể cạnh tranh nhau về nơi ở, nguồn thức ăn, bạn kết đôi trong mùa sinh sản,…Ví dụ: các cây trong rừng cạnh tranh nhau về ánh sáng, nguồn dinh dưỡng à hiện tượng tự tỉa thưa. Các con vật cạnh tranh nhau về thức ăn, tranh giành nhau con cái trong mùa sinh sản à đánh nhau, dọa nạt nhau, ăn thịt nhau,… Quan hệ cạnh tranh cùng loài giúp duy trì số lượng và mật độ cá thể trong quần thể một cách phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài.
Quần xã là tập hợp nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã bao gồm cả mối quan hệ cùng loài và mối quan hệ khác loài:
- Quan hệ hỗ trợ khác loài: là quan hệ mang lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài:
+ quan hệ cộng sinh: VD: nấm, vi khuẩn, tảo cộng sinh trong địa y, vi khuẩn cố định đạm cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu,..
+ quan hệ hợp tác: chim sáo và trâu rừng,..
+ quan hệ hội sinh: rêu sống bám trên thân cây cổ thụ, phong lam sống bám trên cây rừng,..
- Quan hệ đối kháng khác loài: là quan hệ mà ít nhất một bên hại, bên kia có thể có lợi, có hại hoặc không ảnh hưởng gì.
+ quan hệ cạnh tranh: cỏ và lúa cạnh tranh nhau ánh sáng, nước, dinh dưỡng, hổ và báo cạnh tranh nhau con mồi,..
+ quan hệ ức chế-cảm nhiễm: tảo giáp nở hoa gây độc cho cá,
+quan hệ kí sinh: dây tơ hồng kí sinh trên cây nhãn, giun kí sinh trong ruột người.
+ quan hệ vật ăn thịt-con mồi: hổ - linh dương,..
bởi Phạm Ngọc Thái 21/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Cho biết: Thuật ngữ di truyền nào mô tả tình huống khi một phần của nhiễm sắc thể bị hỏng và bị mất?
28/11/2022 | 1 Trả lời
-
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Ở một loài, xét một tế bào mang hai cặp nhiễm sắc thể có đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 nhiễm sắc thể của hai cặp, các cặp khác nhiễm sắc thể không mang đột biến. Khi một tế bào trên giảm phân bình thường, số loại giao tử có NST bị đột biến chuyển đoạn và số loại giao tử bình thường là
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
28/11/2022 | 1 Trả lời
-
28/11/2022 | 1 Trả lời
-
28/11/2022 | 1 Trả lời
-
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
28/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cơ chế gây ra đột biến cầu trúc nhiễm sắc thể là do đứt gãy nhiễm sắc thể, hoặc trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể.
(2) Đột biến mất đoạn, cùng với hoán vị gen và đột biến lệch bội được dùng để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Mắt đoạn chứa gen A trong một nhiễm sắc thể của cặp tương đồng chứa cặp gen Aa sẽ làm gen lặn có cơ hội biểu hiện thành kiểu hình trong thể đột biến
(4) Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn của 2 nhiễm sắc thể tương đồng gây ra đột biến lặp đoạn và mắt đoạn
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định ý kiến: "Lặp đoạn NST không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hoá" là đúng hay sai, vì sao?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
28/11/2022 | 1 Trả lời
-
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
28/11/2022 | 1 Trả lời
-
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
28/11/2022 | 1 Trả lời
-
28/11/2022 | 1 Trả lời
-
28/11/2022 | 2 Trả lời
-
28/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. các tín hiệu thường được vận chuyển dưới dạng các chât hóa học
B. các tín hiệu thường được vận chuyển dưới dang ion
C. các tín hiệu thường được vận chuyển dưới dang anion
D.các tín hiệu thường được vận chuyển dưới dang muối
14/12/2022 | 0 Trả lời
-
10/02/2023 | 1 Trả lời
-
09/02/2023 | 1 Trả lời
-
09/02/2023 | 2 Trả lời
-
Nêu một vài đặc điểm cấu tạo đặc trưng của Động vật nhai lại (động vật có móng, nhai lại như hươu, dê, linh dương và bò) ?
09/02/2023 | 1 Trả lời