Ý nghĩa khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng
Trả lời (3)
-
Nói về sự thủy chung của ánh trăng, cũng là lời nhắc nhở, kiểm điểm chính mình, khổ thơ cuối chứa những triết lí ý nghĩa khiến cho độc giả phải suy ngẫm:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Trăng, một nhân chứng cho những kỉ niệm, những hồi ức khi xưa. Trăng gắn liền với cả một thời tuổi trẻ, cùng nhà thơ lớn lên, khi trưởng thành thì vầng trăng theo sát từng chặng hành quân, chiến đấu gian khổ. Có thể nói, với Nguyễn Du, vầng trăng không chỉ là một hiện tượng của tự nhiên, vũ trụ, không phải là một vật vô tri vô giác mà là một người bạn, một người tri kỉ, là “vầng trăng tình nghĩa” của nhà thơ. Ở đây, vầng trăng đã trở thành biểu tượng của quá khứ, biểu tượng của một thời gian khó nhưng không bao giờ có thể lãng quên, là những phần kí ức sẽ luôn đi theo nhà thơ đến suốt cuộc đời.
“Trăng cứ tròn vành vạnh”
“Tròn vành vạnh” tả vẻ đẹp vầng trăng thiên nhiên trong sáng, viên mãn. Về cái nhìn thị giác, tròn vành vạnh là vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên, là cái đẹp không bao giờ gây nhàm chán, thất vọng với con người. Ngoài nghĩa tả thực, hình ảnh vầng trăng tròn , lặng lẽ còn biểu tượng cho sự thủy chung, cho tình nghĩa đã từng có trong những hồi ức. Những hồi ức ấy vẫn mãi “sáng”, vẫn mãi tròn trịa, viên mãn như vậy, không hề có chút đổi thay, dù thời gian có trôi qua đi nữa, thì tình nghĩa của quá khứ vẫn còn đó, không hề phai nhạt. Nhưng, sự cảm thán về vầng trăng chỉ là cách gợi mở để nhà thơ tự trách mình, trách mình lỡ vô tình, quên đi những hồi ức tốt đẹp ấy:
“kể chi người vô tình”
“người vô tình” ở đây ta có thể hiểu là sự trách móc mà nhà thơ dành cho chính bản thân mình. Trách mình sao có thể quên đi những tháng ngày của quá khứ, quên đi những kỉ niệm của tuổi trẻ. Để bây giờ nhận ra bỗng cảm thấy xót xa, thấy mình sao thật vô tình. Sự tự trách của nhà thơ cũng làm cho độc giả cảm nhận một tâm hồn thật đẹp, đó là vẻ đẹp của nhân cách. Nhà thơ vốn là người trọng tình nghĩa, song vì nhịp sống mới quá hối hả xô bồ mà nhà văn vô tình quên đi. Nhưng đó chỉ là sự lãng quên trong khoảnh khắc, bởi những kỉ niệm đẹp vẫn nằm trong sâu thẳm trái tim của nhà thơ, vì vậy khi được ánh trăng soi chiếu, nhà thơ mới xúc động, mới dạt dào tình cảm đến vậy.
“ánh trăng im phăng phắc”
Trăng là biểu tượng của thiên nhiên thanh lành, tươi mát, biểu tượng của sự bao dung độ lượng, của tình nghĩa thủy chung, trọn vẹn không đòi hỏi sự đáp đền. Đó chính là phẩm chất cao cả của ánh trăng mà Nguyễn Duy cũng như nhiều nhà thơ khác đã phát hiện và cảm nhận một cách sâu sắc: “ánh trăng im phăng phắc” là tuyệt đối lặng yên, không mảy may lay động. Sự tình nghĩa của ánh trăng mãi thủy chung, dù cho cuộc sống có bao biến động, bao đổi thay thì vầng trăng vẫn thế, không hề có sự đổi thay. Kí ức, những kỉ niệm không hề vô tri, vô giác, nó như một sinh thể có linh hồn, có sự sống. Mà ở đây nhà thơ Nguyễn Duy đã kí thác qua hình ảnh ánh trăng. Con người có thể đổi thay, có thể quên lãng nhưng những kí ức thì vẫn còn đó, nó sống cùng thời gian, năm tháng. Để đến một lúc nào đó, nó sẽ gợi nhắc con người bằng những gì thân thương, gần gũi nhất. Con người chỉ chấn động khi chợt nhận ra, nghe lời nhắc nhủ, răn dạy trong sự uy nghi, tĩnh lặng của vầng trăng:
“ ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Bao dung mà nghiêm khắc, nghiêm khắc nhưng không lạnh lùng, người bạn tình nghĩa vầng trăng, ánh trắng khiến con người giật mình và thức tỉnh. “Giật mình” là cảm giác, là phản xạ tâm lí của người biết suy nghĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ giật mình vì chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, nông nổi trong cách sống của chính mình. “Giật mình” vì ăn năn, tự vấn; “Giật mình” vì lãng quên năm tháng xưa, bạn bè gian khổ, đói nghèo mà ân tình, ân nghĩa. Trong dòng thác vận động của cuộc sống, những cái “giật mình” như vậy mới đáng quý làm sao. Nó hướng con người đến những giá trị cao đẹp; bảo vệ con người trước những cám dỗ; níu giữ con người khỏi bị trôi trượt trong lo toan bộn bề của cuộc sống. Câu thơ cuối cất lên như một lời tự thú, một lời tự trách, một lời tự nhắc của nhà thơ.
Nhà thơ tự trách mình đã quá vô tình, vô tình vì quên lãng, vô tình vì đã có những phút quên đi những ngày tháng, những kỉ niệm, những kí ức ấy. Sự tự trách của nhà thơ cũng làm cho người đọc phải suy nghĩ, chiêm nghiệm về chính bản thân mình. Trong cuộc sống con người rất dễ bị cuốn vào nhịp sống hối hả, tấp nập của cuộc sống mà vô tình quên đi những thứ bình dị nhưng đã đi sâu vào trong tiềm thức, đã xây kết thành những kỉ niệm vững chắc mà ta không bao giờ quên. Sự lãng quên ấy không đáng trách nhưng quay lưng lại với kí ức, với những kỉ niệm thì đó là những hành động thật đáng trách, thật đáng lên án.
bởi B Ming_ 28/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nguyễn Duy là một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ giai đoạn sau với phong cách thơ mang màu sắc triết lí mà thấm đẫm cái hồn của ca dao, dân ca. Bài thơ "Ánh trăng" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 ngày sau khi đất nước được giải phóng. Khổ thơ cuối bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc vì mang một triết lí sâu xa, gợi nhắc con người về lẽ sống ân nghĩa, thủy chung.
- "Trăng cứ tròn vành vạnh
- kể chi người vô tình
- ánh trăng im phăng phắc
- đủ cho ta giật mình"
Tính từ "tròn" kết hợp với từ láy "vành vạnh" cực tả, tuyệt đối hoá vẻ đẹp của trăng: sáng trong, viên mãn, ổn định, tròn đầy. Hình ảnh thơ không chỉ dừng lại ở đó mà còn có ý nghĩa khái quát: Sự tròn đầy, bất diệt của vầng trăng biểu tượng cho quá khứ vẹn nguyên, nghĩa tình, thủy chung, nhân hậu ngày nào. Đây chính là hình ảnh biểu tượng của trăng. Từ "cứ" khiến cho âm điệu câu thơ vừa tha thiết, vừa vút cao, rắn rỏi trong sự khẳng định về lòng thủy chung của vầng trăng. Hai câu thơ đầu có kết cấu đối lập trong lời thơ, ý thơ làm nổi bật ý thơ. Vầng trăng trước sau vẫn vậy, mộc mạc, giản dị và thủy chung mặc cho con người hờ hững, vô tình.
Hai câu thơ sau, ý thơ đã có sự thay đổi, hình ảnh "vầng trăng" chuyển thành "ánh trăng". Bởi vì chỉ có ánh trăng, thứ ánh sáng huyền ảo đó mới có sức mạnh làm thức tỉnh tâm hồn con người sau bao nhiêu ngày tháng vô cảm. Chỉ có ánh trăng mới đủ ánh sáng để soi rọi vào quá khứ, những ngày tháng sống gắn bó với vầng trăng, từ đó đánh thức lương tâm con người. Từ ánh trăng đất trời vào thơ Nguyễn Duy đã trở thành ánh sáng tươi đẹp để xua đi nỗi tối tăm trong tâm hồn nhân thế. Nhưng không phải trăng nhắc nhở bằng lời nói mà bằng sự im lặng. "Trăng im phăng phắc" trước hết là hình ảnh tả thực. Trăng không như sao, sao có lúc mọc lúc sa, trăng không như mây, lúc tan lúc tụ, trăng không như mưa lúc tạnh lúc rơi, trăng không như gió khi ngừng khi thổi. Trăng im lặng mà sáng soi. Sự im lặng của ánh trăng biểu tượng cho sự nghiêm khắc của quá khứ. Sự im lặng đó khiến cho người ta giật mình. Giật mình vì trăng nghĩa tình, bao dung mà lại có lúc vô tình, lạnh nhạt, dửng dưng trước trăng, trước quá khứ.
Nguyễn Duy, con người của gốc lúa, bờ tre hiền hậu, của những nắng nỏ trời xanh và những lời hát ru trọn kiếp người, không chỉ tha thiết gắn bó với những điều bình dị trong đời sống, say sưa với văn học dân gian mà còn là con người luôn trăn trở về lẽ sống. Chính vì vậy cái giật mình ở đây là một sự ăn năn, sám hối. Cái giật mình ấy đầy tính nhân văn. Kết cấu đối lập ở hai câu thơ cuối mang ý nghĩa nhắc nhở nghiêm khắc: Hãy đừng quên quá khứ, hãy sống thủy chung với quá khứ. Mượn hình ảnh ánh trăng, Nguyễn Duy đã làm một cuộc tự vấn tâm hồn để nhắc nhở con người về lẽ sống nghĩa tình, thủy chung. Ra đi từ những trải nghiệm cá nhân nên bài thơ có sức ngấm rất sâu trong lòng độc giả.
Bài thơ ngắn gọn, đơn sơ như dáng dấp của một câu chuyện mang nhiều ý nghĩa triết lí. Khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung qua việc xây dựng thanhf công hình ảnh quen thuộc "ánh trăng" mang ý nghĩa biểu tượng, đã gợi nhắc con người về lẽ sống thủy chung, nhắc con người luôn ghi tạc một điều: người nào bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn anh ta bằng đại bác.
bởi Lê Trần Khả Hân 02/01/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông dung dị, hồn nhiên mà thiết tha, sâu lắng, ít nhiều mang màu sắc triết lí. "Ánh trăng" là bài thơ tiêu biểu của ông. Đến với khổ thơ cuối bài thơ là những suy nghĩ của nhà thơ về vầng trăng.
"Ánh trăng" được Nguyễn Duy viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh - ba năm sau khi đất nước hòa bình, thống nhất, không phải ai cũng còn nhớ những kỉ niệm nghĩa tình, những gian khổ trong quá khứ. Bài thơ được viết ra như một lời tự nhắc, một lần giật mình trước sự vô tình, lãng quên dễ có ấy, nhắc nhở mỗi người về lẽ sống ân nghĩa, thủy chung, đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Nếu như những khổ thơ đầu của bài thơ là quá khứ về vầng trăng,là cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa con người và vầng trăng xưa thì khổ thơ kết là những suy ngẫm của tác giả về vầng trăng và ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng:
- "Trăng cứ tròn vành vạnh
- kể chi người vô tình
- ánh trăng im phăng phắc
- đủ cho ta giật mình".
Kết cấu "cứ... kể chi" cho thấy sự đối lập giữa người với trăng. Trăng vẫn "tròn vành vạnh" - một vẻ đẹp vẹn nguyên chẳng thể phai mờ tượng trưng cho vẻ đẹp nghĩa tình của quá khứ đầy đặn, thủy chung, nhân hậu, bao dung. Trăng vẫn như xưa chỉ có con người đã thay đổi. Trăng vẫn vẹn trọn nghĩa tình, chỉ có con người đã thành kẻ vô tình.
Trước sự thay đổi của con người, trăng chỉ "im phăng phắc" không nói một lời nào. Thái độ ấy là sự nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im khiến con người phải "giật mình". Giật mình là hành động thức tỉnh để nhìn nhận lại chính mình, là sự ăn năn, hối hận vì sự vô tình, bội bạc không nên có ở mình. Giật mình để thay đổi thái độ sống - sống ân nghĩa thủy chung. Cái giật mình ấy vô cùng cần thiết, giật mình để tìm lại chính mình. Trong dòng thác vận động của cuộc sống, những cái giật mình như vậy đáng quý biết bao. Nó níu giữ con người khỏi bị trôi trượt trước những lo toan, bộn bề hằng ngày. Nó bảo vệ con người trước những cám dỗ tầm thường của cuộc sống và trên hết, nó hướng con người đến những giá trị cao đẹp của cuộc đời. Trong cái "ta giật mình" có cái tôi của nhà thơ và cái tôi của tất cả mọi người. Phải chăng Nguyễn Du muốn lay động tất cả những ai còn đang ngủ quên trong cuộc sống đầy đủ, ấm no mà lãng quên quá khứ thì hãy thức tỉnh giật mình để nhận ra chính mình.
Đoạn thơ rất thành công khi sử dụng những nghệ thuật đặc sắc. Đó là thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình, nhỏ nhẹ mà sâu lắng. Hình ảnh thơ quen thuộc mà giàu sức gợi. Đoạn thơ nêu lên những suy ngẫm về vầng trăng và ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng, góp phần thể hiện tư tưởng toàn bài: nhắc nhở mỗi người về lẽ sống ân tình, thủy chung, đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc. "Ánh trăng" không chỉ là câu chuyện của một người, của nhà thơ mà là câu chuyện của cả thế hệ - thế hệ đã từng trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ, từng sống gắn bó với thiên nhiên, nhân dân nghĩa tình giờ sống trong hòa bình. Bài thơ có ý nghĩa với mọi thời đại, là tấm gương trăng để soi lòng.
Đoạn thơ nói riêng và "Ánh trăng" nói chung hấp dẫn người đọc bởi câu chuyện thấm thía những lẽ sống đối nhân xửa thế ở đời. "Ánh trăng" đã bật tung cửa sổ lương tâm của mỗi người, soi rọi vào những góc tối trong tâm hồn mỗi người để có những cái "giật mình" đáng quý.
bởi Jeff the Killer 02/01/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Tóm tắt tác phẩm Làng của Kim Lân
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết một đoạn văn từ 6-8 câu nên cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua bài thơ "Đồng Chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
Mọi người giúp em với ạ em cảm ơn ạ
Mong mn đừng chép mạng
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Bản thân em cần làm gì để thể hiện lòng nhân ái trong cuộc sống (khoảng 3 đến 5 câu)
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
Dàn ý kể về một câu chuyện cảm động ở xóm em
10/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chú ý không chép mạng không quá dài đầy đủ các yếu tố trên đề là được ạ cỡ 2 trang giấy thi
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Làm bài 3 cho mình nhé
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có lẽ bởi vậy mà khi cặp đôi học trò Minh Hiếu - Tất Minh (trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa) suốt 10 năm liền cõng nhau đến trường bất kể nắng mưa, bất kể giông bão, người ta bỗng thấy sao mà kỳ diệu quá.”
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Có một người phụ nữ nọ vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ tham nghĩ: Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ở lại mất". Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đen sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ". Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, rồi bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.
Câu 1 .Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
Câu 3. Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt?
Câu 4. Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 đến 5
dòng )cho xin đáp án ạ
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Ý nghĩa nhan đề
04/01/2023 | 1 Trả lời
-
Câu 1 (8,0 điểm)
Khi vua bóng đá Pêlêlập được kì tích ghi một ngàn bàn thắng trong cuộc đời cầu thủ
của mình, một kỉ lục cho đến lúc đó chưa ai đạt tới, có người hỏi: "Trong số một ngàn
bàn thắng đã ghi được vào lưới đối thủ, bàn thắng nào làm ông cảm thấy hài lòng nhất?".
"Bàn thẳng thứ 1001!" – Pêlê vui vẻ trả lời với thái độ nghiêm túc, Đố
-
(Trích
99 câu chuyện về triết li, Nguyễn Kim Lân sưu tầm và biên soạn,
NXB Văn hóa Thông tin, 2008, tr.185)
Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề được gợi ra từ câu chuyện trên.Cho tớ hỏiii vấn đề của bài này là gi được k ặ??
05/01/2023 | 0 Trả lời
-
hinh anh nhung nguoi linh lai khong chi the hien qua so dung cam qua tinh thuong
07/01/2023 | 0 Trả lời
-
nêu cảm nhận về tình cảm của con đối với cha trong chiến tranh qua văn bản "chiếc lược ngà"
12/01/2023 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn quy nạp 12 câu phân tích tình cảm yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản Làng
14/01/2023 | 0 Trả lời
-
hiện tượng đốt pháo ngày tết
29/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ ra dấu hiệu nghệ thuật và cho biết nỗi dung diễn đạt ở các đoạn thơ sau:
a) "Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn"
b) "Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"
c) "Người dồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đòng mình tự đục dá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu ý nghĩa của câu chuyện cô thompson và cậu teddy
18/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết bài văn nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của ước mơ đối với tuổi trẻ
22/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết một đoạn văn sử dụng ít nhất 2 phép liên kết và chỉ rõ các pháp liên kết đó
cần gấp ạaaaaaaaaaaaaaa
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
Trong văn bản, tác giả khẳng định: Chúng ta tự để mình bị hạn chế một số mặt đáng kể do môi trường sống, nền giáo dục và việc tin vào những điều không đúng về bản thân mình và thế giới xung quanh....Còn có ý kiến khác cho rằng: Trường học đã giết chết sự sáng tạo của học sinh. Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này? Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị!
giúp em với ạ
25/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em ve ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta
giúp vớiiiiii
26/02/2023 | 0 Trả lời
-
viết 1 đoạn không quá 15 câu văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề sau "bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta" trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ ( gạch chân thành phần khởi ngữ)
07/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn
2. Làng Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Ông hai trong truyện ngắn Làng
2. Bé Thu / Ông Sáu trong chuyện chiếc lược ngà
3. Vũ nương trong chuyện người con gái nam xương
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
Làm hộ mình bài này với bài này khó quá mình ko làm đc
Lấy tựa đề "Gia đình và quê hương"là" chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về cội nguồn yêu thương của mỗi người
Làm hộ mình cái luận cứ này nhé:
Liên hệ mở rộng tới những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy được ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần mỗi người.VD: Quê hương (Đỗ Trung Quan) Quê hương (Tế Hanh
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Đi từ sáng không ngủ. Tôi cũng đi bây giờ. Các bạn cố gắng nhé. (NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI)
Trong các câu văn trên câu nào được dùng với nghĩa hàm ý? Chỉ rõ hàm ý được chứa trong câu văn mà em vừa xác định. Hàm ý đó thể hiện vẻ đẹp gì ở nhân vật đại đội trưởng?19/03/2023 | 0 Trả lời