YOMEDIA
NONE

Sống là cống hiến

Hảy bàn về ý kiến " Sống là cống hiến "

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu: “ Sống trên đời cần có một tấm lòng…Để gió cuốn đi”. Tấm lòng ấy chính là cửa sổ để đem tình yêu thương của mình đến với mọi người, mang hương vị yêu thương đến với cuộc sống. Cũng như Trịnh Công Sơn, Tố Hữu có quan niệm sống như sau: “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
    Thật vậy, “cho” tức là cống hiến, “nhận” thức là hưởng thụ. Sống là cho, là cống hiến, chia sẻ chứ không phải chỉ sống cho bản thân, cho cá nhân mỗi người. Sống là phải đem tình yêu thương của mình chia sẻ với người thân, với bạn bè, xóm giềng và với tất cả mọi người xung quanh chúng ta. Bởi người thân là những người gần gũi nhất và luôn thương yêu chúng ta. Như cha mẹ mình đã sinh và nuôi dưỡng , dạy dỗ chúng ta nên người, luôn dành trọn tình yêu thương cho chúng ta. Vì sống cống hiến sẽ đem lại hạnh phúc và làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Như đất nước cho ta quyền tự do, cho ta quyền tự hào dân tộc. Có được điều đó, chính là nhờ các vị anh hùng dân tộc đã cống hiến tuổi trẻ của mình, đã hy sinh trên chiến trường để dành lại nền độc lập tự do cho dân tộc ngày nay. Như Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về quan điểm sống. Bác luôn sống giản dị, gần gũi với quần chúng nhân dân và giàu đức hy sinh vì Tổ quốc thân yêu. Bác hy sinh tuổi trẻ và hạnh phúc của mình để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân.
    Trong cuộc sống, con ong cho mật, hoa cho hương, chim cho tiếng hót; điều đó tạo nên cuộc sống đầy màu sắc và tràn đầy sức sống. Con người cho nhau tình yêu thương và cao hơn nữa là đức hy sinh, vị tha vì người khác.
    Hiện nay, những tình nguyện viên đã dành nhiều thời gian, của cải, sức khoả của mình để đem lại nhiều nụ cười cho những em bé bất hạnh, những cụ già neo đơn và giúp đỡ những người nghèo khổ trong cuộc sống khó khăn này. Chính họ mang trái tim đầy yêu thương và nhiệt huyết để sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh. Và điều đó cũng mang đến cho những người tình nguyện nhiều niềm vui và hạnh phúc. Bởi “cái cho đi là cái còn ở lại”.
    Trong trường học, thầy cô cho chúng ta kiến thức, kinh nghiệm, những bài học cuộc sống. Những trải nghiệm cuộc sống cho ta kinh nghiệm. Những lần vấp ngã đã cho ta niềm tin để sống tốt hơn và quá khứ cho ta nền tảng để bước tiếp trên đường đời. Cho nên chúng ta cần phải sống, học tập và rèn luyện thật tốt để sau này giúp đỡ gia đình, cống hiến cho đất nước, góp phần đưa đất nước phát triển vững mạnh “ sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ kính yêu.
    Chúng ta cũng từng nghe “ Vì nước quên thân. Vì dân phục vụ.” Đó là những chú công an sống vì dân, phục vụ nhân dân, đem lại sự bình yên cho nhân dân và xã hội. Các chú phải chịu nhiều gian khổ để góp phần xây dựng một nền tảng đất nước ổn định, vững mạnh và phát triển.
    Có ai đó nói rằng: “ Gia đình là tất cả”, nhưng bạn đã làm già cho gia đình ấy? Một sự chăm sóc ân cần khi mẹ ốm, một cái nắm tay chia sẻ khi em buồn. Đó là tình yêu thương bạn dành cho những người thân yêu. Bạn sẽ được gì từ những việc làm đó? Bạn đâu biết rằng mẹ đang mỉm cười và thầm cảm ơn thượng đế đã cho mình một người con ngoan, biết chăng mẹ bạn sẽ nhanh hết ốm vì chính hành động của bạn. Còn đứa em bạn sẽ cảm thấy được quan tâm, chi sẻ phần nào và bạn sẽ bắt gặp một nụ cười thương mến.
    Cũng có một người, sống chỉ biết hưởng thụ mà không muốn sẻ chia. Bạn muốn được tình yêu của mọi người nhưng bạn đâu có mở rộng trái tim mình với mọi người xung quanh. Như thế làm sao bạn có được tình yêu mến của mọi người quanh bạn? Đó là một cách sống ích kỷ chỉ có mình với mình. Sống chỉ biết vì mình sẽ chẳng bao giờ nhận được niềm vui và hạnh phúc thực sự và vĩnh viễn, có chăng chỉ là niềm vui và sự hạnh phúc giả dối, nhất thời. Có nhiều người đi tìm niềm vui trong cuộc sống đua đòi, thác loạn trong những cơn say của “ma men”, “ma thuốc”. Họ có quan niệm sống là cho một cách sai lầm nên đã cho đi thân xác, cho đi nhân cách, cho đi chính mạng sống của mình một cách vô ích khi sa vào các tệ nạn xã hội, chìm đắm trong cuộc sống thác loạn, huỷ hoại tuổi trẻ và cuộc đời của mình. Bởi ăn chơi sa đoạ, tệ nạn xã hội và HIV/AIDS có mối quan hệ mật thiết để huỷ diệt cuộc sống của con người.
    Bạn có thể dành một ít thời gian được không? Để làm gì? Để dắt những em nhỏ hay những cụ già qua đường lúc đường phố đông xe qua lại hay đường trơn khi trời mưa hay có những vật cản trên đường…Bạn có thể cho đi một ít tiền đối với người già yếu hay những em nhỏ ăn xin thực sự để sống. Lúc đó bạn đã đem đến cho họ một niềm tin vào cuộc sống…
    “ Sống là cho” thì ta sẽ nhận được nhiều điều cho dù ta không muốn. Chúng ta sẽ nhận được nhiều tiếng “cảm ơn”, nhiều tình cảm của mọi người, nhiều nụ cười và cả nước mắt hạnh phúc. Đó là những hoạt động cứu trợ cho đồng bào không may mắn trong nhiều trận bão, lũ lụt đã mang đến nhiều niềm vui cho mọi người. Đó là tinh thần “ Lá lành đùm lá rách”, “ Thương người như thể thương thân” đã là cho cược sống tươi đẹp hơn. Trên truyền hình, có những chương trình đã giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn, có vốn làm ăn như “ Vượt lên chính mình” hay chương trình “ Trái tim cho em” xúc động và nồng thắm tình người.
    Có bao giờ bạn suy ngẫm câu hát:
    “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
    Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”
    Bạn đã góp phần làm gì cho đất nước chưa? Nếu chưa thì tại sao bạn không nổ lực để đóng góp xây dựng Tổ quốc bằng những việc làm phù hợp với khả năng của mình. Bạn đừng đòi hỏi đất nước hay cộng đồng cho bạn hay đem lại hạnh phúc cho bạn! Bởi đó là cách suy nghĩ và lối sống ích kỉ và hèn nhát. Nếu bạn đã đóng góp một phần cho đất nước thì hãy cố gắng hơn nữa để cống hiến xây dựng Tổ quốc thanh bình, hạnh phúc. Bởi sống là cống hiến, đó là sự thể hiện của một cách sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống có ích cho đời và cho bản thân. Câu thơ của Tố Hữu đã khích lệ chúng ta biết sống, sống nên “cho” hơn là nên “nhận”.
    Dẫu biết rằng ngọn lửa lúc nào cũng có tàn. Nhưng hãy để cho ngọn lửa yêu thương trong trái tim bạn sưởi ấm đến lúc có thể. Bời vì “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

      bởi Đặng Thái Sơn 05/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Peter Marshall -Thượng nghị sĩ Mỹ từng nói: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”. Cống hiến là đóng góp công sức và những thứ quý giá cho sự nghiệp chung của dân tộc, đất nước xuất phát từ cái tâm không mưu cầu danh lợi. Để làm được điều đó, ta cần phải mở rộng tầm nhìn, tránh xa những nông cạn, vị kỉ, nhỏ nhen. Việc cống hiến còn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và tâm hồn của mình, như biết bao dung và yêu thương con người nhiều hơn. “Cống hiến” khiến ta liên tưởng đến điều gì lớn lao và nghĩ rằng những người xuất chúng mới có khả năng cống hiến. Như những sáng tạo, phát minh, tìm kiếm khoa học của Mark Zuckerberg – ông chủ của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới – Facebook, Marie Curie với phát hiện vĩ dại cho nền công nghiệp phóng xạ – uranium. Nhưng “cống hiến” thật ra rất đơn giản. Đó là sự chăm chỉ lao động của người nông dân, là sự miệt mài với công việc của người trí thức, là sự hăng say trong học tập của lớp trẻ… Và cống hiến chính là hy sinh. Hãy nhớ về những vị anh hùng hữu danh, vô danh, họ đã hy sinh cả mạng sống để cho đất nước được yên tiếng súng, từ đó, nhắc nhở bản thân bài học về sự cống hiên này.

      bởi Lê Trần Khả Hân 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy mà sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Cống hiến là sự hy sinh của bản thân, không màng đến lợi ích cá nhân mà làm việc hết mình vì người khác, vì một tập thể, một cộng đồng. Ta có thể bắt gặp sự cống hiến của thế hệ trẻ ở mọi nơi. Trong thời kỳ kháng chiến, những thế hệ trẻ ấy đã xung phong đi đầu, cống hiến hết mình cho Tổ quốc, bỏ lại cả tuổi thanh xuân, những ước mơ hoài bão cống hiến một phần sức lực nhỏ bé để làm nên chiến thắng cho dân tộc. Không chỉ trong kháng chiến mà khi đã trở về với cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, họ cũng luôn âm thầm cống hiến cho đất nước. Có thể thấy sự cống hiến của thế hệ trẻ là vô cùng đa dạng. Những học sinh đang ngày đêm miệt mài, say mê học tập để mang lại cho đất nước những tấm huy chương quý giá cũng là một sự cống hiến lớn lao đối với đất nước. Những thanh, thiếu niên ngày ngày tìm tòi, học hỏi, khám phá, sáng tạo những thành tựu mới cũng là một sự cống hiến sâu sắc,… Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định mình trước toàn thế giới. Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn. Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp. Là học sinh, những thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy góp một phần nhỏ bé của mình để cống hiến cho quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm Châu như Bác Hồ luôn mong ước.

      bởi B Ming_ 08/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF