YOMEDIA
NONE

giai bai soan cac phuong cham hoi thoai

soan bai cac phuong cham hoi thoai

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Em có thể tham khảo phần soạn bài của Học247 nhé!

    Phần soạn bài Các phương châm hội thoại giúp em giải quyết các dạng bài tập trong SGK một cách chi tiết và đầy đủ nhất.

    Ngoài ra, để hiểu rõ hơn em phần lý thuyết và bài tập áp dụng của bài em có thể xem thêm bài giảng Các phương châm hội thoại của trang.

    Chúc em học tốt và đạt kết quả cao!

      bởi Sam sung 01/01/1970
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Câu 1

    a. Bản thân từ "bơi" đã cho người ta biết: ở dưới nước. Điều mà An cần biết là một địa điểm học bơi cụ thể (Bể bơi nào? Sông, hồ,… nào?)

    b. Câu trả lời của Ba chỉ có nội dung mặc nhiên đã được biết, không có lượng thông tin cần thiết đáp ứng nhu cầu của người đối thoại.

    c. Như vậy, khi giao tiếp ta cần chú ý lời nói thiếu nội dung sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn giao tiếp.

    Câu 2

    a. Đọc truyện "Lợn cưới, áo mới" ta thấy vì muốn khoe khoang nên cả hai anh chàng trong truyện trên đều đưa vào lời nói những nội dung không cần thiết. Đây cũng chính là yếu tố gây cười của truyện. Lẽ ra anh "lợn cưới" chỉ cần hỏi: "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?" và anh "áo mới" chỉ cần trả lời "tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả". Truyện cười này phê phán tính nói khoác.

    b. Như vậy, khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ yêu cầu:

    - Lời nói phải có thông tin; thông tin ấy phải phù hợp với mục đích giao tiếp.

    - Nội dung của lời nói phải đủ (không thiếu, không thừa).

    II. Phương châm về chất

    Câu 1:

    Tiếng cười trong truyện cười có tác dụng lên án, phê phán những cái xấu. Ở mẩu chuyện trên, tình tiết gây cười nằm ở lời đối đáp giữa hai nhân vật, đặc biệt là ở lời thoại cuối. Cái xấu bị phê phán ở đây là tính nói khoác, nói không đúng sự thật.

    Câu 2:

    Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta: khi nói, nội dung lời nói phải đúng sự thật. Không nói những gì mà mình không tin là đúng, không có căn cứ chính xác. Đây cũng chính là phương châm về lượng mà người giao tiếp phải tuân thủ.

    III. Luyện tập

    Câu 1: Các câu sau vi phạm phương châm về lượng như thế nào?

    a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà. Câu này thừa "nuôi ở nhà" bởi vì từ "gia súc" đã hàm chứa "thú nuôi trong nhà".

    b. Én là một loài chim có hai cánh. Câu này thừa tổ hợp từ "có hai cánh" vì tất cả các loài chim đều có hai cánh.

    Câu 2: Hãy chọn các từ ngữ cho bên dưới để điền vào chỗ trống - (…) - trong các câu sau cho thích hợp:

    a. Nói có căn cứ chắc chắn là: nói có sách, mách có chứng.

    b. Nói sai sự thật một cách cố ý nhằm che giấu điều gì đó là: nói dối.

    c. Nói một cách hú họa, không có căn cứ là: nói mò.

    d. Nói nhảm nhí, vu vơ là: nói nhăng nói cuội.

    e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi… là: nói trạng.

    Câu 3:

    Câu hỏi "Rồi có nuôi được không ?" của người nói đã không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng. Bởi vì nội dung câu hỏi đối với cuộc đối thoại là thừa, không cần thiết. Trong câu trả lời của người bạn: "Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!", thì dĩ nhiên là nuôi được thì sau này mới sinh ra anh bạn này. Đây cũng chính là chỗ gây ra tiếng cười của truyện.

    Câu 4:

    a. Đôi khi người nói phải đùng những cách diễn đạt như: như tôi được biết tôi tin rằng ; nếu tôi không lầm thì ; tôi nghe nói ; theo tôi nghĩ ; hình như là ...

    Để đảm bảo tuân thủ phương châm hội thoại về chất. Người nói phải dùng những cách nói trên nhằm bào cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.

    b. Đôi khi người nói dùng: như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết. Những cách nói này nhằm để đảm bảo phương châm về lượng. Mục đích có thể để nhấn mạnh ý, hay chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đã biết .

    Câu 5: Giải thích thành ngữ:

    Ăn đơm nói đặt: nói theo cách vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác

    Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.

    Ăn không nói có: nói theo cách vu khống, bịa đặt.

    Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lý lẽ thuyết phục, đúng đắn.

    Khua môi múa mép: nói ba hoa, khoác lác.

    Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng linh tinh, không xác thực.

    Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn lấy lòng nhưng không thực hiện.

    Các thành ngữ trên đều chỉ những trường hợp vi phạm phương châm về chất. Phải tránh những cách nói, nội dung nói được chỉ ra trong các thành ngữ trên.

      bởi Lê Trần Khả Hân 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF