YOMEDIA
NONE

Tóm tắt đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Lưu Quang Vũ - Một hiện tượng đặc biệt trong sân khấu kịch những năm 80 của thế kỷ 20, một trong những nhà soạn kịch tài ba của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là một trong những vở kịch xuất sắc nhất của ông đã được công diễn trên nhiều sân khấu cả trong và ngoài nước. Đoạn trích trong chương trình Ngữ văn được học trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, dưới đây là phần tóm tắt nội dung đoạn trích.

    Vở kịch kể về chuyện ông Trương Ba - một người làm vườn tốt bụng, thanh cao và chơi cờ giỏi, hồn Trương Ba xuất hiện vì Trương Ba đã chết, cái chết của ông là cái chết oan, do sự tắc trách của quan trên thiên đình, vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích đã cho hồn Trương Ba được sống lại nhập vào xác anh hàng thịt ở làng bên vừa mới chết. Từ đó, hồn Trương Ba ở trong xác hàng thịt, xác hàng thịt chứa hồn Trương Ba, biết bao nhiêu rắc rối bắt nguồn từ đây. Đầu tiên là lý trưởng sách nhiễu với ông, vợ con của tên hàng thịt thì đòi cha, đòi chồng, hơn thế, ở trong thân thể của một kẻ to xác thô kệch khiến ông trở nên vụng về và cục cằn không thể như trước. Bản thân ông bị nhiễm nhiều thói xấu và phải làm theo, phục tùng những ý muốn dung tục của da hàng thịt, những thứ mà trước kia rất xa lạ với ông.

    Cuộc cãi nhau giữa hồn Trương Ba và da hàng thịt nhiều lần diễn ra, ông không thể nào chấp nhận và chán ghét, khinh thường cái thân thể của da hàng thịt. Rồi dù ông còn sống nhưng vợ, con, cháu của Trương Ba đều không còn gần gũi, kính trọng ông nữa, vợ thì muốn bỏ đi, cái Gái và Cu Tị đều ghét bỏ ông, người con dâu thì than vãn về sự đổ vỡ của gia đình. Hồn Trương Ba cảm thấy mình sống mà không được làm chính mình thì chẳng có gì đáng để sống nữa, ông thắp hương gọi Đế Thích xuống để thỉnh cầu. Ông nói ra nỗi khổ tâm khi phải sống nhờ thân xác của kẻ khác, nỗi nhục khi phải làm theo ý người khác và mong muốn được thoát ra khỏi thân xác của da hàng thịt, không chung sống với nó nữa, ông xin chết cho thảnh thơi. Nhưng Đế Thích một mực khuyên can, cho rằng cái chết của ông là do quan làm sai, sai thì phải sửa, phải cho ông sống lại. Trương Ba nhận ra rằng có những cái sai không thể sửa được nữa và dù Đế Thích có ngỏ ý cho ông nhập vào xác Cu Tị vừa mới chết ông cũng không cần, đổi lại ông nhờ Đế Thích trả hồn cho da hàng thịt, cho Cu Tị được sống lại, còn ông đã chết thì hãy cho ông chết hẳn. Đế Thích cuối cùng cũng chấp thuận lời thỉnh cầu của ông, cho hồn ông được gặp lại vợ con dặn dò rồi qua đời.

    Qua đoạn trích, ta thấy được bi kịch của một con người khi rơi vào nghịch cảnh sống nhờ, sống tạm khiến cho tâm hồn thanh cao bị tha hóa, nhiễm độc. Tác giả đã nhắn nhủ tới mọi người, chẳng có gì đáng quý hơn khi được sống là chính mình, sống với những giá trị đích thực của mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi có được sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác.

      bởi Trần Bảo Việt 11/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF