YOMEDIA
NONE

Thế nào là nhân vật trong tác phẩm văn học

Em hiểu thế nào là nhân vật trong tác phẩm văn học.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (6)

  • Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.

    Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng...), có thể là những người không có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia...) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao...). Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật...nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của con người.

    Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta thường nói đến nhân dân như là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, ca cao là nhân vật chính trong Ðất dữ của G. Amađô, chiếc quan tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan...Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài: "Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân vật". Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của con người trong tác phẩm văn học.

    Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng...Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Việc giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báo trước về số phận của mỗi người sau này:

    "Vân xem trang trọng khác vời

    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

    Hoa cười ngọc thốt đoan trang

    Mây thua nước toc, tuyết nhường màu da.

    Kiều càng sắc sảo mặn mà

    So bề tài sắc lại là phần hơn

    Làn thu thủy, nét xuân sơn

    Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

    Hay việc giới thiệu Hoạn Thư:

    "Ở ăn thì nết cũng hay,

    Nói điều ràng buộc thì tay cũng già"

    gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát triển về sau của nhân vật.

    Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Ơí đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.

      bởi trần Quy 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • 1. Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều. Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con người. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói: nhân dân là nhân vật chính trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng tiền là nhân vật chính trong Ơ-giê-ni Gơ-răng-đê của Ban-dắ

      bởi Lê Trần Khả Hân 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều. Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con người. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói: nhân dân là nhân vật chính trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng tiền là nhân vật chính trong Ơ-giê-ni Gơ-răng-đê của Ban-dắc.

      bởi no name 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Với ý nghĩa như vậy, Phêđin cho rằng nhân vật là một công cụ, ông nói điều này khi bàn về tác phẩm Sống lại của L.Tônxtôi: “Nhêkhliuđốp là một công cụ tinh vi, sắc bén – ngoài Nhêkhliuđốp ra, không ai có thể vạch ra tốt hơn những bí mật của bọn người nhà ngước đang nắm giữ chính quyền, cũng như những bí mật của tâm hồn người Nga đang bị bóp nghẹt dưới chế độ Nga hoàng…Hãy thay thế Nhêkhliuđốp bằng một nhân vật khác, và như vậy Sống lại cũng mất theo”
    Các loại hình nhân vật rất đa dạng. Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều hơn cả trong tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tập trung đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Truyện Kiều có nhiều nhân vật chính, đó là Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Thúc Sinh, Hồ Tôn Hiến, …Trong số những nhân vật chính của tác phẩm lại có thể có nhân vật được thể hiện đặc biệt nỏi bật, có ý nghĩa tư tưởng – thẩm mỹ sâu sắc nhất, đó là nhân vật trung tâm. Ở Truyện Kiều, nhân vật trung tâm là Thúy Kiều, ở Tắt đèn là chị Dậu. Bên cạnh các nhận vật chính có thể nói tới các nhân vật phụ. Những nhân vật này hoặc được thể hiện khá sinh động như lý Cường, bà cô thị Nở, hoặc chỉ được nhắc qua một vài tình tiết như anh đi thả ống lươn, bà chủ quán, những người đi chợ buổi sớm (truyện Chí Phèo của Nam Cao). Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lý tưởng xã hội của nhà văn, lại có thể nói tới nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực). Nhân vật chính diện thường được tác giả đề cao và khẳng định, đó là nhân vật mang lý tưởng, quan điểm tư tưởng và đạo đức tốt đẹp của tác giả, của thời đại; khi nhân vật này có ý nghĩa mẫu mực cao độ cho lối sống của một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc thì nó được gọi là nhân vật lý tưởng. Còn nhân vật phản diện tất nhiên nằm trong sự phê phán, phủ định của tác giả, đó là những nhân vật mang phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý là lý tưởng, đối lập về tính cách với nhân vật chính diện. Trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, có thể dễ dàng nhận thấy hai tuyến nhân vật này, một bên là Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Hớn Minh, Tử Trực, một bên là cha con Võ Thể Loan, Bùi Khiệm, Trịnh Hâm, v.v. Cần lưu ý: khái niệm “nhân vật chính diện” và “nhân vật phản diện” đều thuộc phạm trù lịch sử, chúng tương ứng với khuynh hướng xã hội và quan niệm đạo đực của từng thời đại, do đó không nên xem xét, phân loại chính một cách máy móc, áp đặt. Trong văn học cổ đại và trung cổ có loại nhân vật thường xuất hiện chỉ để thực hiện một số chức năng nhất định, ví dụ: chức năng trong Tấm Cám; chức năng cản trở, hãm hại người tốt như mụ phù thủy trong Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Loại nhân vật này thường không có đời sống nội tâm, chủ yếu được thể hiện ở những hành động bề ngoài và có tính cách không đổi từ đầu đến cuối tác phẩm. Sau nữa, có thể nói tới loại nhân vật tư tưởng, thường được nhà văn sáng tạo để minh họa cho một quan điểm tư tưởng của mình, hoặc để thể hiện một tư tưởng nào đó của thời đại. Trong Những người khốn khổ (V.Huygô), Giave là nhân vật thể hiện tư tưởng phụng sự pháp luật nhà nước, còn Giăng Vangiăng lại là nhân vạt thể hiện tư tưởng nhân đạo phụng sự con người…Ngoài ra, còn có thể nói tới một số loại hình nhân vật khác, nhưng nhìn chung khi phân định loại hình nhân vật phải rất linh hoạt dựa trên cơ sở khả năng phản ánh hiện thực của chúng và ý đồ tư tưởng – nghệ thuật của nhà văn.

      bởi Trần Thị Thương Thương 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thương Thương ơi hình như bạn nhầm rồi thì phải. Câu hỏi là nhân vật trong văn học  là gì chứ có phải "văn học ko thể thiếu nhân vật...." mà bạn trả lời thế

      bởi no name 14/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.

      bởi Love Linkin'Park 14/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON