Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần gặp thị, từ đó làm nổi bật sự tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân.
Trả lời (1)
-
Mở bài:
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Kim Lân là nhà văn của người nông dân, là cây bút của đồng ruộng.
- Truyện ngắn Vợ nhặt của ông thể hiện sự am hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí những người ở thôn quê: dù cuộc sống có tăm tối đến đâu họ vẫn khao khát sống, yêu thương đùm bọc nhau, vẫn hi vọng vào tương lai.
* Nêu vấn đề cần nghị luận: Hai lần nhà văn miêu tả nhân vật Tràng gặp nhân vật thị trên tỉnh đã thể hiện tấm lòng nhân đạo mà ông đã dành cho người nông dân Việt Nam.
Thân bài:
a. Khái quát về truyện ngắn, nhân vật Tràng:
- Vợ nhặt được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là một chương trong tiểu thuyết Xóm ngụ cư viết ngay sau 1945. Tới 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết Vợ nhặt. Do đó, tác phẩm không chỉ là kết quả một quá trình suy ngẫm, gọt giũa về cả nội dung và nghệ thuật mà còn mang âm hưởng lạc quan của thời đại mới trong thời điểm đất nước được giải phóng sau năm 1954.
- Truyện kể về nhân vật Tràng nhặt được vợ trong tình huống éo le, bất ngờ và cảm động.
- Hai lần nhà văn miêu tả nhân vật Tràng gặp nhân vật thị trên tỉnh thuộc phần đầu của truyện.
b. Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả: 2.25
* Về nội dung:
- Sơ lược về cảnh ngộ của Tràng: Tràng là một người nông dân nghèo khổ, đơn độc, có số phận và gia cảnh vô cùng đáng thương. Trong nạn đói năm 1945, Tràng và mẹ già cũng bị cái đói dồn đuổi, bởi vậy anh hầu như không có khả năng để có thể lấy vợ.
- Nhân vật Tràng ở lần gặp gỡ thứ 1:
+ Hoàn cảnh xuất hiện: Tràng kéo xe bò thuê lên tỉnh để kiếm sống. Vì mệt quá, nên anh cất lên câu hò. Không ngờ, đó là câu hò khiến cho nhân vật thị chú ý. Sau câu hò vu vơ của Tràng, Tràng đã được một người đàn bà ton ton chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình.
+ Ý nghĩa:
++ Câu hò trở thành nhịp cầu nối, mở đầu cuộc gặp gỡ của hai con người cùng khổ trong nạn đói 1945.
++ Hành động chạy ra đẩy xe và tít mắt cười tình của người vợ nhặt tác động rất mạnh đến tâm lý của một người đàn ông trưởng thành vốn phải sống đơn độc. Hành động đỏ của thị đã đem đến cho Tràng cảm giác và cảm xúc hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với câu bông đùa hàng ngày cùng lũ trẻ con. Nó khơi dậy cho Tràng một khát khao chân chính, mãnh liệt mà người trưởng thành nào cũng có, đó là khát khao được chia sẻ yêu thường cùng một người khác giới.
- Nhân vật Tràng ở lần gặp gỡ thứ 2:
+ Hoàn cảnh xuất hiện: Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ thì người vợ nhặt xuất hiện với giọng nói sưng sỉa: -Điêu! Người như thế mà điêu! Rồi Tràng nhận ra sự thay đổi đến đáng thương trước ngoại hình của người vợ nhặt.
+ Ý nghĩa:
++ Điều tác động mạnh nhất đến Tràng chính là sự biến đổi bất ngờ đến không hề nhận ra của cô vợ nhặt. Chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, với sự tàn phá khủng khiếp của cái đói, cô vợ nhặt gần như biến đổi hoàn toàn về nhân hình, nhân dạng. Từ một người khỏe mạnh, thị đã biến thành kẻ đói rách, khổ sở: “quần áo tả tơi như tổ đỉa, thị gầy rọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”.
++ Vốn là người nông dân hiền lành, lương thiện, sự thay đổi, biến dạng của người vợ nhặt không thể không tác động vào lòng trắc ẩn nơi Tràng. Bởi vậy, Tràng đã rất nhanh chóng đi đến quyết định cho thị ăn một bữa no rồi dẫn về nhà làm vợ. Thực chất đó chính là hành động đầy tình người, dám đưa đôi bàn tay của mình để cưu mang những người cùng cảnh ngộ.
++ Bốn bát bánh đúc và câu nói đùa “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” của Tràng đã trở thành sự thật vì sau đó người vợ nhặt theo Tràng về thật.
* Những đặc sắc nghệ thuật: tạo tình huống “nhặt ” vợ rất éo le, bất ngờ và cảm động; Tràng nhặt được vợ phù hợp với tâm lý và tình cảm của nhân vật. không có sự khiên cưỡng, chắp nối; ngôn ngữ đậm chất nông dân và có sự gia công sáng tạo của nhà văn.
c. Nhận xét về tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân:
- Qua hai lần gặp gỡ của nhân vật Tràng, Kim Lân thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước hoàn cảnh bi đát của người nông dân Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945;
- Nhà văn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của của họ. Đó là khát vọng sống, đề cao tình thương, tình nghĩa con người trong tận cùng khổ đau khi đối diện với đói, cái chết đang rình rập.
- Tác giả gửi gắm niềm tin vào người nông dân. Chính khát vọng hạnh phúc gia đình sẽ làm nên sức mạnh để con người hướng về tương lai.
Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa từ hai lần gặp gỡ của nhân vật Tràng.
- Bài học cuộc sống được rút ra: lòng yêu thương, khát vọng sống hạnh phúc, xây dựng tổ ấm gia đình…
bởi Nguyễn Thị Thúy 22/05/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời