Phân tích bài thơ Dọn về làng của Nông Quốc Chấn
Trả lời (1)
-
Nông Quốc Chấn là nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa, người dân tộc Tày ở Bắc Cạn. Từ một ông giáo hiền lành, sớm được giác ngộ cách mạng, được rèn luyện trong khói lửa chiến tranh, ông trở thành một cán bộ trung kiên, một nhà hoạt động văn hóa, một nhà thơ xuất sắc của Đảng và dân tộc.
Bài thơ "Dọn về làng” được sáng tác trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, là tác phẩm tiêu biểu nhất của Nông Quốc Chấn. Nguyên tác bằng tiếng Tày, sau đó được tác giả dịch ra tiếng phổ thông theo thể thơ tự do. Năm 1951, tại Đại hội liên hoan học sinh sinh viên thế giới tại Béc-lin, bài thơ đã được tặng giải Nhì, đã được dịch sang tiếng Pháp, giới thiệu trên Tạp chí Châu Âu.
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tương phản giữa quá khứ đau thương với niềm vui chiến thắng và giải phóng để ca ngợi sự hồi sinh, sự vươn dậy của quê hương và của đồng bào các dân tộc Cao-Bắc-Lạng.
Mở đầu bài thơ "Dọn về làng” là tiếng gọi mẹ cất lên; gọi mẹ để báo tin vui, tin mừng chiến thắng:
“Mẹ! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng
Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn
Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
Người đông như kiến, súng đầy như củi”Đoạn thơ làm sống lại cảnh tượng chiến trường Biên giới năm 1950. Gọng kìm đường số Bốn của giặc bị chặt đứt, bị phá tung. Quân ta đánh chiếm đồn Đông Khê, tiêu diệt hai binh đoàn Sác-tông và Lơ-pa, hàng ngàn giặc Tây “bị chết bị bắt sống”. Hai so sánh “Người đông như kiến, súng đầy như củi” đã nói lên thật hay sức mạnh và khí thế chiến đấu, chiến thắng của quân và dân ta thuở ấy.
Từ niềm vui chiến thắng, đứa con đau đớn nhớ lại những năm dài gian khổ, đau thương dưới ách kìm kẹp, chiếm đóng của lũ giặc Pháp hung tàn.
Trên bước đường trở về làng cũ để “sửa nhà phát cỏ”, để “Cày ruộng vườn trồng lúa ngô khoai”, đứa con bồi hồi nhớ lại:
“Mấy tháng năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy
Chạy hết núi khe. Cay đắng đủ mùi”.Những lễ tết lâu đời phải “quên” đi! Những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc phải “quên” đi. Bàn thờ tổ tiên nguội lạnh hương khói. Trải bao cay đắng vì phải chạy giặc triền miên: “Chạy hết núi lại khe,cay đắng đủ mùi”.
Quên sao được những kỉ niệm thương đau một thời gian khổ với bao thiên tai, địch. Mưa rừng mù mịt, gió bão, sấm sét, lán sụp, cửa nát, vắt bám đầy chân. Giặc lùng sục, đốt lán, cướp bóc, gây ra bao thảm cảnh:
“Súng nổ kia! Giặc Tây lại đến lùng
Từng cái lán nó đốt đi trơ trụi
Nó vơ hết áo quần trong túi…”Đoạn thơ như một đoạn phim ghi lại cảnh chạy loạn giữa rừng sâu của đồng bào các dân tộc vùng biên giới phía Bắc đất nước ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Biện pháp liệt kê và tự sự mở ra một không gian nghệ thuật với bao chi tiết hiện thực rất sống động và cảm động. Cảnh người mẹ chạy giặc, vừa địu con, vẫy em, vừa “Tay dắt bà, vai đeo đầy tay nải - Bà lòa mắt không biết lối bước đi”. Cảnh người cha bị giặc bắt, “Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây” rồi bị giặc giết một cách dã man:
“Súng nổ ngay đì đùng một loạt,
Cha ngã xuống nằm lăn trên mặt đất”
Cảnh chôn cất người chồng, người cha thân yêu đầy nước mắt:
“Lán anh em rải rác không biết nơi tìm
Không ván, không người đưa cha đi chôn cất
Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng,
Con cởi áo liệm thân cho bố,
Mẹ con ẵm cha đi nằm chân rừng
Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt…”Tất cả những cảnh đau đớn và thương tâm ấy được nhà thơ tái hiện lại một cách chân thực với nhiều máu và nước mắt. Sau tiếng khóc nghẹn ngào là tiếng thét căm thù uất hận vang lên:
“Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn
Băm xương thịt mày, tao mới hả”Qua đó, ta càng thấy rõ: máu không thể nào dìm được chân lí; súng đạn của quân giặc cướp nước không thể nào khuất phục được nhân dân ta.
Phần thứ hai của bài thơ nói lên niềm vui giải phóng, quê hương được hồi sinh, sức sống của dân tộc nổi dậy vô cùng mạnh mẽ.
Có bao âm thanh giữa không gian rộng lớn Cao - Bắc - Lạng. Có tiếng “cười vang”, tiếng “người nói”, tiếng cười con trẻ “ríu rít” cắp sách đến trường. Có tiếng ô tô “kêu vang”; có tiếng gà gáy, tiếng chó sủa.
bởi Hồng Hạnh 18/05/2022Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời