Nghị luận xã hội về câu nói: Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết tất cả?
Nghị luận xã hội về câu nói: Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết tất cả?
Trả lời (2)
-
Văn hóa có một nghĩa rất rộng, rất phức tạp, nhiều người đã viết hẳn một quyển sách để định nghĩa hai chữ ấy. Có thể hiểu một cách giản dị và sát nghĩa như sau: Văn là văn vẻ, văn nhã, trái lại với vũ phu, thô bỉ, dã man.
Hóa là biến đổi, nhuốm theo. Con người khi còn ở trạng thái dã man có những cách thức sinh hoạt (ăn ở, ăn mặc, nói năng, yêu thương… không ở trên con vật mấy, nhưng lần theo lịch sử, dần dà thay đổi, tiến lên, đạt tới văn hóa. Văn hóa là tổng thể những thành tích cố gắng của con người đã từ trạng thái con vật mà vươn lên, hóa đi, tiến tới trạng thái tiến bộ văn vẻ ngày nay (nghĩa này chính ra là nghĩa của từ kutur trong tiếng Đức, gần đồng nghĩa với văn minh). Thành tích của văn hóa thể hiện ở những công trình về mọi mặt, nhất là những công trình về tinh thần: văn chương, mĩ thuật, triết học, khoa học… Cho nên người ta thường hiểu văn hóa gần như học thức. Người học rộng biết nhưng là người có văn hóa.
Văn hóa trong câu danh ngôn là dịch từ tiếng Pháp culture, nghĩa đen là sự trồng trọt, vun xới. Tiếng Pháp nói terre cultive: đất trồng trọt, đối lập với terre inculte: đất bỏ hoang, plante cultive: cây vun trồng, đối lập với plante sauvage: cây dại. Cũng vậy người ta hiểu l'homme cultive: là người có đầu óc được chăm bón, vun xới, dưỡng dục cho nên trong từ culture Pháp ta thấy ngoài ý học thức khách quan và cộng đồng của văn hóa, còn có giả thiết sự cố gắng riêng của cá nhân để tự trao đổi, tự rèn luyện về các phương diện tri thức và tình cảm, ngõ hầu đạt tới một trình độ nảy nở, điều hòa của con người tinh thần.
Câu ra trong đề nguyên là lời nói của cố nghị trưởng Pháp Edouard Herriot: “La culture, c'est ce qui reste quand on a tout oublié, c’est ce qui manque quand on a tout appris”. Nhưng hình như ông chỉ nói có nửa trên và sau người ta thêm vào nửa dưới, có lẽ để cho nghĩa được thêm sáng, thêm đầy đủ và cũng để cho bớt tính cách nghịch lí. Câu nói ấy là một lộng ngữ, nói một điều mới nghe tưởng như nói giỡn, nhưng suy ra thấy bên trong có sự sâu sắc và xác đáng.
Nói văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên hết, cái vẫn thiếu khi người ta đã học đủ, chúng ta có thể đi đến suy diễn: con người có văn hóa là con người chẳng cần học, chẳng cần nhớ một điều gì cả. Cách giải thích ấy máy móc và ngoài chủ ý của tác giả. Thật ra câu nói này chỉ nêu lên tính chất tiêu cực của văn hóa: không tùy thuộc cái gì nhớ được, không tùy thuộc cái gì học được. Còn phần tích cực là cái còn lại, cái vẫn thiếu, là những cái gì không nói ra, nhưng chúng ta phải tìm hiểu và đó mới là cái chủ điểm của vấn đề.
Để nêu rõ sự sai lầm của nhiều người thường quan niệm rằng văn hóa chỉ là cái học tích trữ trong trí nhớ, cái học nhồi sọ, cái học lặp lại như con vẹt, thường chỉ là công việc ghi nhớ giỏi. Ai có kí ức mạnh (chữ Hán gọi là cường kí) người ấy sẽ thành công. Học trước quên sau thi còn gì mong đỗ đạt. Cho lên bậc đại học, đến việc đào luyện các chuyên gia cũng vậy. Một kỹ thuật gia là người thuộc lòng kĩ thuật của mình và áp dụng như một cái máy. Một học giả, một giáo sư cũng thuộc lòng những lý thuyết trong khu vực mình để nếu cần đọc ra vanh vách, nói thao thao.
Lối học ấy không ích lợi cho sự trau dồi cá nhân. Học thức chỉ phù phiếm như một nước sơn bên ngoài, không ảnh hưởng đến tư tưởng chân thành, đến tình cảm sâu xa, không hóa được con người theo những khuynh hướng tận tụy tận thiện. Không những vô ích mà còn có hại. Sự tích trữ quá nhiều trong trí nhớ có thể làm cho con người loạn trí, cuồng chữ, hay ngu xuẩn đi. Người chuyên gia dù về kĩ thuật hay học thuyết có thể là một con người lệch lạc. Sự học ấy lại còn dễ làm người ta kiêu ngạo vô lí. Tưởng cứ nhớ được nhiều lặp lại giỏi là có giá trị hơn người, là làm cho đời phải kính phục, nhưng thật ra cử chỉ ngôn ngữ.
Ta làm cho người ta khó chịu, thậm chí có thể bị khinh thường. Một tai nạn nữa là kẻ cho rằng học là nhớ cái học, chỉ biết cái học và sinh ra nô lệ sách không biết tự mình suy xét nữa.
Vậy thế nào là văn hóa chân chính? Là những gì còn lại khi đã quên hết và vẫn thiếu khi đã học đầy đủ; hay nói cách khác, theo nhà văn hóa trên thì học vấn phải có mục đích đào tạo nơi con người ta những thành quả gì? Tiếng Pháp hay dùng chữ former, formation. Nó giá thiết sự hoán cải và khuôn đúc con người theo một mẫu mực lí tưởng. Sự học chính phải làm sao hoán cải con người, nâng cao giá trị của nó về mọi mặt. Học thức không nên nhồi nhét vào để đó mà phải tiêu đi, biến hóa đi để nuôi dưỡng trí thức của con người. Sự học trước hết phải luyện cho con người biết suy xét, có óc phán đoán tự lập, nhận định được phải trái, hơn kém. Lại cần đào luyện và khai thác trí tưởng tượng, sự thông minh, óc sáng chế. Lại cần mài nhọn giác quan, làm giàu cảm xúc, mở rộng khả năng thông cảm với đời. Người có văn hóa không phải là cái máy đóng kín ở ngoài đời mà phải là con người thông minh, uyển chuyển, tế nhị, luôn luôn mở rộng ra ngoại giới để phát kiến ra vô số tài nguyên làm giàu cho cá nhân mình. Lí tưởng ấy chính là lí tưởng truyền thống của các nhà giáo dục Pháp: “Một bộ óc biết sáng tạo hơn là một bộ óc đầy hiểu biết”, Pascal. Chúng ta làm việc hơn là suy tư.
Do đó ta thấy sáng tỏ ý nghĩa của câu nói. Người ta có thể quên hết mọi điều đã học, cũng như vứt bỏ những hành lí kềnh càng nặng nề. Nhưng đối với người biết học thì vẫn còn lại một cái gì: đó là khuôn nhận thức, nếp suy tư, khuynh hướng mở rộng trí não và giác quan ra để tìm hiểu thông cảm, như một cái vốn vẫn còn lại mãi mãi để sinh lợi không thôi. Và người ta có thể học đủ hết cả nhưng đối với người không biết học thì vẫn thiếu, thiếu cái khuôn nếp hay, đẹp thành hình, thiếu cái vốn ấy để cho mình đứng vững ở đời và chinh phục ngoại giới. Thí dụ rõ hơn: một người đi học rồi ra đời có thể quên hết mọi bài thơ đã học nhưng gặp bất kì một bài thơ nào đó, vẫn có thể đọc được, bình được, rung động, thưởng thức được có thể quên hết mọi bài toán, mọi định lí, công thức nhưng ra đời đặt trước một việc phải tìm hiểu, phải giải quyết vẫn có thể đem óc phân tích, óc suy diễn đã luyện được trong những giờ toán học để tìm hiểu và giải quyết.
Do đó, tóm lại ta có thể kết luận: văn hóa chân chính, cái học đạt đích, không tùy thuộc vào cái người ta biết, cái người ta có (ce qu’on est) mà tùy thuộc cái người ta thành, cái người ta là (ce qu’on est), cái này còn lại mãi, cái kia có thể mất hết.
Tuy đề không đòi hỏi phê bình, nhưng để tìm hiểu được đầy đủ, để đề phòng mọi hiểu lầm hoặc suy diễn lệch lạc cũng cần cảm nhận thêm rằng câu nói trên không hoàn toàn chê bai cái học mà chỉ chỉ trích cách học. Sự học nhất là sự học trong sách vẫn là một phương tiện vô song, để trau dồi cá nhân, bồi đắp văn hóa.
Nói rằng: "… khi người ta đã quên hết ấy là giả thuyết người ta đã phải học nhiều lắm. Điều cốt yếu là làm sao khi quên hết mà vẫn còn một cái gì. Ta có thể nói thêm: Cái gì còn lại đó chỉ có thể có khi người ta đã học nhiều. Hay nói cách khác, văn hóa chỉ có thể nhờ phương tiện trau dồi bằng học thức, bằng sách vở.
bởi hồng trang 20/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Văn hóa là giá trị tinh thần cốt lõi của một dân tộc, một đất nước nói riêng và cả nhân loại nói chung, được hun đúc từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Giá trị tinh thần đó, khi được đưa ra làm kim chỉ nam, không có tính bảo thủ, hoài cổ, thủ cựu.
Lòng nhân ái, yêu nước, yêu thương đồng loại là những giá trị tinh thần “hội tụ” khi con người biết sử dụng khối óc, trái tim để khẳng định thân phận con người. Thông qua những phương sách, công cụ, nghi thức, các giá trị tinh thần cốt lõi đó được đưa vào cuộc sống, phục vụ con người, xã hội. Sự tiến hóa này là điều có thật khi con người được xem là chủ thể trung tâm.
Nói như thế để dẫn đến một kết luận cơ bản mà gần một năm qua, các học giả về quản trị doanh nghiệp đã đúc kết về những giá trị cốt lõi của học thuyết mới về quản trị doanh nghiệp: trách nhiệm, tôn trọng, đạo đức.
Học thuyết quản trị mà Henri Fayol, Lyndall Urwick, Luther Gullick, Max Weber… xây dựng từ đầu thế kỷ 20, vẫn sẽ tồn tại để giải quyết các vấn đề hiệu quả và độ tin cậy về hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp lớn. Học thuyết và mô hình quản trị này đã thật sự đem lại một sự phồn vinh kinh tế trong thế kỷ 20 và cực thịnh trong hai thập niên cuối cùng (1980 – 1990).
Tuy nhiên, lúc cực thịnh nhất cũng là lúc học thuyết, mô hình này đạt đến đỉnh cao nhất, có nghĩa là điểm tới hạn. Và câu hỏi: “Quản trị như thế nào để có tính thích ứng cao với thay đổi môi trường xã hội, kinh tế, tài chính, văn hóa… và sự thích ứng là vì con người chứ không phải chế ngự con người?” đang là thao thức chung của các học giả đi tìm một học thuyết mới.
Gary Hamel, tác giả ấn phẩm “The Future of Management” năm 2007, là một trong số học giả tiên phong, châm ngòi cho các diễn đàn quản trị đang diễn ra hiện nay. Sự đồng thuận lớn về học thuyết và mô hình quản trị “đổi mới” xoay quanh một số điểm chính. Đó là phải đặt con người, giá trị con người, là điểm trung tâm của hoạt động, đời sống doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể trở thành một bộ máy không “hồn” như một rô bốt thuần kinh tế/tài chính. Sự đam mê, sáng tạo, năng động, thông minh nhanh nhẹn của nhân viên phải được khơi dậy, nuôi dưỡng, phát huy nhằm tạo nên giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
Nhà triết học Blaise Pascal đã nói: “Không có gì lớn lao trở thành hiện thực trong thế giới này mà không xuất phát từ đam mê, hoài vọng lớn!”. Sự thành công của nhân viên chính là thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nói đến việc khuyến khích tính sáng tạo, năng động… không có nghĩa là không cần đến kỷ luật trong nền quản trị mới. Kỷ luật, nhưng là kỷ luật thông minh!
Tựu trung, học thuyết quản trị mới là tổng hợp nối kết hai trường phái quản trị chính trên thế giới hiện nay. Đó là trường phái Mỹ lấy hiệu quả là cứu cánh và trường phái Nhật lấy giá trị tinh thần về con người làm cứu cánh. Phải chăng đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội!
Đặt hiệu quả kinh tế là cứu cánh mặc dù đã đem đến một sự phồn thịnh trong một khoảng thời gian nào đó, những tác động tiêu cực về vấn đề con người lãnh đạo, điều hành nói chung đã bộc lộ một cách trầm trọng tạo nên khủng hoảng. Đặt con người làm cứu cánh, nhưng nếu đưa tính tự tôn dân tộc lên quá cao cũng làm cản trở tính nối kết quyền biến, linh hoạt, hài hòa với các nền kinh tế khác.
Đơn giản mà nói, sự tổng hợp có thể tóm tắt như sau: quản trị đặt con người vào vị trí trung tâm, dựa vào những giá trị cốt lõi, đúng cho tất cả mọi nơi, nhưng biết chọn một lộ trình thích ứng để hiệu quả kinh tế từng giai đoạn đều có! Có hiệu quả kinh tế thì sử dụng một phần thích ứng để củng cố, phục vụ giá trị con người. Vòng tròn “con người – hiệu quả kinh tế – con người – hiệu quả kinh tế…” sẽ tránh được sự điều tiết cực độ về kinh tế như cơn khủng hoảng hiện nay.
Để làm được điều trên, các doanh nghiệp và đặc biệt các tập đoàn đa quốc gia không thể không xem lại thể chế quyền lực cực đoan như hiện nay. Tính “không dân chủ” phải chăng là một yếu tố cấu thành sự sụp đổ giá trị cốt lõi để dẫn đến sự sụp đổ của các tổ chức đó. Nếu thay từ “khoa học” trong câu nói của triết gia Ernest Renan bằng từ “kinh tế” thì hiểu được hệ lụy của sự “không dân chủ”: “Kinh tế mà không lương tâm chỉ là một sự sụp đổ của tâm hồn”. Lương tâm là nền tảng của đạo đức để biết đâu là trách nhiệm, tôn trọng là tôn trọng gì. Tính dân chủ vừa là công cụ vừa là hệ quả của lương tâm.
Douglas Mc Gregor, trong tác phẩm lừng danh “The Human Side of Enterprise” xuất bản năm 1960 đã phân tích và tranh luận chống lại ý tưởng quá khích xem con người chỉ là một công cụ phục vụ cho hiệu quả kinh tế. Công ty W.L Gore & Associates thành lập năm 1960 đã dám thực hiện ý tưởng “dân chủ doanh nghiệp” của Douglas Mc Gregor. Từ tay không, nay tập đoàn Gore đã có 8.000 nhân viên, 45 nhà máy ở Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Trung Quốc… với doanh số hàng năm hơn 2 tỉ USD. Từ lúc thành lập cho đến bây giờ, tập đoàn này chưa bao giờ thua lỗ dù trải qua nhiều cuộc khủng hoảng. Tạp chí Fortune từ lâu đã đưa tập đoàn Gore vào “top” của của các tập đoàn được nhân viên “yêu mến/gắn bó” nhất! Và khi nói đến cụm từ “dân chủ”, đừng tưởng nhầm là nhân viên sẽ “lè phè”, “loạn”. Không, tính kỷ luật, tính vì cộng đồng, tính vì công việc hoàn mỹ, tính “đổi mới” là những điểm cốt lõi tại tập đoàn Gore! Hay như những công ty thành lập sau này như tập đoàn Whole Foods của Mỹ với doanh số 8 tỉ USD/năm và tập đoàn Google với hơn 10.000 kỹ sư, hơn 10 tỉ USD/năm hoạt động không khác gì tập đoàn Gore!
Vậy, tính dân chủ được đưa vào đời sống doanh nghiệp như thế nào?
Thứ nhất, hội đồng quản trị thật sự đóng vai trò chỉ đạo và giám sát ban lãnh đạo điều hành. Các thành viên hội đồng quản trị phải có kinh nghiệm nghề nghiệp, thật sự độc lập, tránh tình trạng có những “lợi ích” mật thiết với chủ tịch điều hành. Thứ hai, chủ tịch và ban lãnh đạo công bố đều đặn, minh bạch đường lối hoạt động ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho toàn thể nhân viên và báo chí, tạo cơ chế “đối thoại” trực tiếp với cộng đồng nhân viên và lắng nghe, quan tâm đến “góp ý” của nhân viên. Thứ ba, cộng đồng nhân viên sẽ được tham gia với những cơ chế được ấn định trước để “tham mưu” cho ban lãnh đạo. Một cơ chế thông thoáng, sáng tạo, minh bạch cho toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên, nhằm đãi ngộ xứng đáng, đúng lúc những tài năng cá nhân hay nhóm đem đến hiệu quả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho doanh nghiệp!
Với cách lãnh đạo, điều hành vừa nêu trên, một cách ngắn gọn cũng cho thấy ba cốt lõi của doanh nghiệp là trách nhiệm, tôn trọng, đạo đức đã được thực hiện một cách thực chất.
Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu hiện nay đã làm thức tỉnh giới lãnh đạo từ doanh nghiệp đến các nguyên thủ quốc gia. Các học giả đều nhận thức là cách quản trị mới sẽ được tác động sâu sắc bởi những chính sách chính trị, kinh tế, tài chính vĩ mô mà các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, cộng đồng châu u, Ấn Độ, khối kinh tế Nam Mỹ… thỏa hiệp để có một sự điều tiết chấp nhận được! Và đây là một cơ hội, vì Mỹ không còn là siêu cường quốc độc nhất.
Theo báo cáo của Boston Consulting Group (2008), trong mười tập đoàn quốc tế có giá trị chứng khoán trên 50 tỉ USD trở lên và có lãi nhất thì chỉ có hai tập đoàn của Mỹ, còn Nhật Bản, Anh, Hà Lan, Thụy Sỹ chỉ có một tập đoàn. Bốn tập đoàn còn lại là của các quốc gia mới phát triển Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mexico! Nói chung, một sự lạc quan hợp lý đã được ghi nhận là một trật tự mới đang được tư duy, thiết chế nhằm xóa đi những thái quá của những mô hình cực đoan cũ. Sự tư duy, thiết chế này trong chừng mực nào đó là một cuộc cách mạng về tinh thần quản trị. Hãy ngẫm nghĩ về một tuyên bố của Taylor, một trong những học giả chủ xướng của cuộc cách mạng quản trị khoa học năm 1912 trước Quốc hội Mỹ như sau: để có một nền quản trị dựa trên nền tảng khoa học, thì cần một cuộc cách mạng về tư duy từ nhân viên cấp thấp cho đến những lãnh đạo của họ. Sự cách mạng tư duy này phải được thực hiện trong cuộc sống của doanh nghiệp, nghĩa vụ phải được thực hiện hai chiều… Không có cuộc cách mạng tư duy này thì nền quản trị khoa học không thể thực hiện được!
Cách đây 100 năm, đã có một cuộc cách mạng về tư duy quản trị. Bây giờ cũng thế, nếu chúng ta thay thế từ “khoa học” trong ý tưởng tóm tắt phát biểu của Taylor bằng cụm từ “con người – hiệu quả kinh tế” cho học thuyết quản trị đổi mới dựa trên nền tảng trách nhiệm, tôn trọng, đạo đức.
bởi thuy tien 20/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời