YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Hướng dẫn soạn bài : " Nhìn về vốn văn hóa dân tộc" - Trần Đình Hượu

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • I. Tác giả - Tác phẩm

    1. Tác giả

    Trần Đình Hượu ( 1928-1995) quê ở Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ Anh. Từ năm 1963-1993, ông giảng dạy tại khoa văn trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Ông chuyên nghiên cứu lịch sử tư tưởng văn học Việt Nam trung cận đại

    Tác phẩm tiêu biểu : Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại ( 1995), Đến hiện đại từ truyền thống ( 1995)...Ông được phong giáo sư năm 1981 và nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học xã hội và nhân văn năm 2000

    2. Tác phẩm

    Văn bản trích từ công trình Đến hiện đại từ truyền thống mục 5, phần II vàtoafn bộ phần III. Đoạn trích thể hiện một cái nhìn khá toàn diện và sâu sắc của tác giả về những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Theo đó, trên cơ sở phân tích những biểu hiện vừa phong phú, đa dạng, vừa thống nhất trên cả hai mặt đời sống vật chất và tinh thần xã hội, tác giả đã khái quát những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống. 

    II. Trả lời câu hỏi

    1. Trong đoạn trích, tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thông Việt nam dựa trên cơ sở các phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần và vật chất, đó là : tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, văn học), ứng xử (giao tiếp  cộng đồng, tập quán), sinh hoạt ( ăn, ở, mặc). Những mặt  tích cực và hạn chế của mỗi đặc điểm được đan xen vào nhau làm cho bài văn có sự uyển chuyển, hài hòa. Có thể nói, đoạn trích đã nêu được những nét đặc thù của vốn văn hóa Việt Nam để phát huy tiếp tục những giá trị đó trong thời kỳ hiện đại.

    2. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt nam : " Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, lì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa sinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, sáo quần trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải." Những nét bản sắc này hình thành từ thực tế địa lí, lịch sử, đời sống cộng đồng của người Việt Nam cũng như hình thành trong quá trình giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận, biến đổi các giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác như Trung Hoa, Ấn Độ. Văn hóa Việt Nam giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện

    3. Bài viết không tách bạch mặt tích cực cũng như hạn chế của văn hóa Việt Nam mà phân tích song song, xen kẽ nhau. Thậm chí ngay trong những mặt tích cực cũng hàm chứa những hạn chế. Do tính chất trọng sự dung hòa trong tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần và vật chất nên văn hóa Việt Nam chưa có một vóc lớn lao, chưa có một vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng tạo được  ảnh hưởng sâu sắc đến các văn hóa khác. Theo tác giả, nguyên nhân của những hạn chế này : "Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế khó khăn, nhiều bất trắc" của dân tộc.

    4. Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất đến nền văn hóa truyền thống của Việt Nam : Phật giáo, Nho giáo. Người Việt Nam tiếp nhận những tư tưởng tôn giáo này trên cơ sở chọn lọc những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của những tôn giáo đó : sự từ bi. hỉ xả của đạo Phật, khao khát giúp nước cứu đời của đạo Nho....Người Việt nhờ Phật để hướng thiện chứ không phải để giác ngộ, siêu thoát. Nho giáo cũng ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi đến đời sống văn hóa người Việt, tuy nhiên nó không trở thành tư tưởng cực đoan. 

    5. Kết luận trên đã đánh giá khách quan tinh thần chung của nền văn hóa dân tộc. Đó không phải là sự sáng tạo, tìm tòi, khai phá nhưng nó đã khẳng định được sự khéo léo, tinh tế, uyển chuyển  của người Việt trong việc thu nhận và háp thu nhưng tinh hoa văn hóa nhân loại. Chính tinh thần chung đó đã tạo thành một nét riêng độc đáo của văn hóa Việt Nam

    6. Dân tộc ta đã trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa. Những giá trị văn hóa gốc phần nhiều bị mai một, xóa nhòa. Bởi vậy văn hóa Việt Nam không thể trông cậy nhiều vào khả năng tạo tác. Chúng ta 'Trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài". Và dân tộc ta thực sự có bản lĩnh trong vấn đề này. 

    Chúng ta tiếp thu nhưng không bao giờ rập khuôn máy móc văn hóa của quốc gia khác. Tiếp nhận văn hóa ngoại lai, người Việt ngay lập tức biển đổi để nó mang những ý nghĩa riêng của dân tộc mình.

      bởi Lê văn Phu 16/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Trong đoạn trích, tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt Nam trên các cơ sở: tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, văn học), ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán) , sinh hoạt (ăn, ở, mặc). Những mặt tích cực và hạn chế của mỗi đặc điểm được trình bày đan xen tạo cho bài văn có sự uyển chuyển, nhẹ nhàng.

       → Đoạn trích đã nêu được những nét đặc thù của vốn văn hóa Việt Nam để tiếp tục những giá trị đó trong thời kì hiện đại.

    Câu 2: (trang 162 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

       Đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tạo văn hóa của Việt Nam: giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện (tôn giáo, nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt) với tinh thần chung: thiết thực, linh hoạt và dung hòa.

       “Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ...Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.

       Đặc điểm này nói lên thế mạnh của vốn văn hóa dân tộc: tạo ra cuộc sống thiết thực bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng thanh lịch sống có tình nghĩa có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

       Các ví dụ:

       - Các công trình kiến trúc nổi tiếng: Chùa Một Cột, kiến trúc Cung đình Huế, Hoàng thành Thăng Long...

       - Chiếc áo dài nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

       - Các câu tục ngữ, ca dao: “Người thanh nói tiếng cũng thanh / Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”...

    Câu 3: (trang 162 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

       Hạn chế của vốn văn hóa dân tộc:

       - Tôn giáo, nghệ thuật: Ít quan tâm đến tôn giáo nên tôn giáo không phát triển, không có các công trình kì vĩ, tráng lệ.

       - Quan niệm về lí tưởng: không có khát vọng và sáng tạo lớn trong cuộc sống, chấp nhận cái gì vừa phải, không ca tụng trí tuệ mà đề cao sự khôn khéo.

    Câu 4: (trang 162 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

       Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa truyền thống của Việt Nam: Phật giáo, Nho giáo.

       Người Việt Nam đã tiếp nhận những tư tưởng tôn giáo này trên cơ sở chọn lọc những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của những tôn giáo đó để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.

       Ví dụ trong văn học:

       Quan niệm về vấn đề nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:

       Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

       Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

       Câu thơ của Nguyễn Trãi có sự kế thừa từ tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử.

      bởi Tuyền Khúc 18/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Tác giả phân tích đặc điểm văn hóa trên cơ sở:

        + Tôn giáo: Người Việt không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa

        + Nước ta có sự giao lưu văn hóa lâu đời, tiếp xúc, tiếp nhận biến đổi giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế giới, tiếp thu, chọn lọc

        + Nghệ thuật: sáng tạo tác phẩm tinh tế, không mang vẻ vĩ mô, tráng lệ, phi thường

        + Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều phát triển đến tuyệt kĩ

    - Ứng xử: trọng tình nghĩa, không chú trọng đến trí dũng, không cầu thị, cực đoan, thích an ổn

        + Coi trọng đời sống thế tục, không bám lấy hiện thể, hay sợ hãi cái chết

        + Không đề cao trí tuệ mà coi trọng khôn khéo, bi thủ thế giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn

        + Con người ưa chuộn người Việt hiền lành, tình nghĩa

        + Giao tiếp ưu chuộn hợp tình hợp lý

        + Cách sống người Việt an phận thủ thường

        + Quan niệm về cái đẹp: vừa xinh vừa khéo

        + Màu sắc ưa chuộng: nhẹ nhàng, thanh nhã

    Câu 2 (trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh

    - Mang vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch

    - Con người hiền hậu, nghĩa tình, có văn hóa nhân bản

    Thể hiện qua:

        + Công trình kiến trúc chùa Một Cột, lăng tẩm cho vua chúa

        + Trọng lời ăn tiếng nói: ca dao, dân ca, tục ngữ đúc kết lối ăn nói khéo léo

    Câu 3 (trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Hạn chế nền văn hóa truyền thống:

        + Thiếu đột phá, tính sáng tạo mang khả năng phi phàm, kì vĩ

        + Trí tuệ không được đề cao, không mong cao xa, khác thường, hơn người

    - Nguyên nhân: ý thức từ lâu đời về sự nhỏ yếu, thực tế có nhiều khó khăn, bất trắc của dân tộc

    Câu 4 (Trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thấm sâu vào tư tưởng, bản sắc văn hóa dân tộc

    Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt cần xác nhận tư tưởng tôn giáp:

        + Phật giáo không được tiếp nhận ở góc độ trí tuệ hay cầu giải thoát

        + Nho giáo không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều hà khắc

    - Người Việt tiếp nhận tôn giáo tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp hài hòa, thanh lịch của những người sống nghĩa tình

    Câu 5 (Trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa nhằm nói lên tích cực, và hạn chế văn hóa Việt Nam

    - Tích cực:

        + Tính thiết thực: văn hóa gắn bó với đời sống cộng đồng

        + Có nét linh hoạt: thẩm thấu tích cực, cải biến cho phù hợp với đời sống người Việt

        + Dung hòa: giá trị nội sinh, ngoại sinh không loại trừ nhau

    Hạn chế: Thiếu sức sáng tạo vĩ đại, phi phàm

    Câu 6 (Trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)

        + Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc

        + Đồng hóa: tiếp thu cách chủ động, có sàng lọc, giá trị văn hóa bên ngoài

        + Khẳng định của tác giả: có căn cứ, cơ sở

        + Dân tộc trải qua thời gian bị đô hộ, đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa

    → Không chỉ trông cậy vào sự tạo tác

        + Tiếp thu văn hóa từ bên ngoài nhưng không rập khuôn máy móc mà có sự chọn lọc, biến đổi phù hợp

    - Trong chữ viết, thơ ca

        + Tiếp thu chữ Hán → sáng tạo ra chữ Nôm

        + Tiếp thu các thể loại văn học Trung Quốc: thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú → sáng tạo song thất lục bát, biến thể thơ bát cú

    Luyện tập

    Bài 1 (Trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Truyền thống “tôn sư trọng đạo” là nét đẹp của người Việt:

        + Kính trọng thầy cô, những người dạy học, làm nghề dạy học

        + Trọng đạo là trọng nghĩa tình, lẽ phải, những điều tốt đẹp trong đạo đức

    Truyền thống này được thể hiện trong nhà trường: học trò kính trọng thầy cô, học hỏi những điều hay lẽ phải, rèn luyện

        + Trong gia đình: con cái kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị những người bề trên, nghe và sống theo truyền thống của gia đình, dòng họ

    Bài 2 (trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Nét đẹp văn hóa gây ấn tượng nhất trong Tết Nguyên đán là mọi thành viên trong gia đình được sum họp bên nhau ấm áp.

        + Trong cuộc sống thường nhật, mọi người vì phải lo toan cho cuộc sống mưu sinh nên thường bận rộn, ít có dịp gần gũi nhau

        + Ngày Tết mọi người được nghỉ làm, quây quần bên nhau hạnh phúc, kể cho nhau nghe chuyện đã qua, và hướng nhau tới những điều tốt đẹp

    Bài 3 (trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2)

    Những hủ tục cần bài trừ trong ngày Tết Việt Nam:

        + Những hoạt động ăn nhậu liên miên, say xỉn điều khiển các phương tiện giao thông gây nguy hiểm cho mọi người

        + Nhiều người buôn thần bán thánh, lợi dụng niềm tin của người khác nhằm trục lợi cá nhân

        + Tệ nạn cờ bạc, cá độ gia tăng nhanh chóng

      bởi Lê Trần Khả Hân 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON