Đá không lăn lóc đá mọc rêu
Lập dàn ý cụ thể đề sau:
Suy nghĩ của em về câu nói: '' Đá không lăn lóc đá mọc rêu ''
Trả lời (3)
-
Bài văn :
Dù muốn dù không, khi chạm đến khái niệm “toàn cầu hóa”, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng những vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo đang tiến đến một không gian mới mang tính toàn cầu. Nhận thức toàn cầu là một nhận thức bao quát, vượt ra khỏi những thành kiến về sắc tộc, tôn giáo, tư tưởng để gặp nhau trong một bầu không khí đối thoại, tôn trọng và hiểu biết. Phật giáo là một hệ tư tưởng lớn của nhân loại, nên việc chủ động hội nhập chính là gửi đến thời đại một “nhận thức Phật giáo”, một thông điệp hòa bình, tiến bộ. Nhận thức đó chính là những gì con người thời đại chưa có cơ hội để chạm tới, chưa có cơ hội thấu hiểu và thực hành. Dĩ nhiên, Phật giáo cần cung cấp cho xã hội những phương thức tiếp cận gần gũi hơn, hòa hợp hơn, để mỗi con người có thể tự do lựa chọn cho mình một phong thái sống ích mình, lợi người.
“Nước đứng dễ sinh trùng. Đá lăn không rêu mọc”.
Triết lý đá lăn chính là một triết lý năng động. Nó ngược lại với thái độ ngồi yên và hưởng thụ. Nhiệt huyết và trách nhiệm là cơ sở căn bản để “đá” (thân vững chắc) không mọc “rêu” (những phiền não, bạc nhược, hèn yếu…), để dấn thân làm tăng trưởng những nỗ lực hóa giải, điều chỉnh tốt nhất của con người trước những sự vây bám gắt gao của định kiến, thù hận, ám muội, tự ti, ích kỷ…
Năng động thì không bị động. Không bị động thì có thể đứng thẳng, đối diện với bất kỳ “toàn cầu hóa” nào. Năng động không phải là để thân tâm bận rộn với danh lợi. Bởi thời đại có bộ mặt đổi khác thế nào đi chăng nữa thì những giá trị tốt đẹp căn bản nhất của con người vẫn không phải là “vị kỷ”. Một cái nhìn bao quát và toàn diện về mối liên hệ nhân quả sâu xa, mối tương quan rộng lớn giữa người với người cho phép chúng ta mở rộng mình trước bất cứ thách thức, bất đồng nào, vì thách thức, bất đồng là vấn đề chung.
Trong triết lý đá lăn, chúng ta cần có một niềm tin và sự kiên trì. Niềm tin con người là cơ sở đầu tiên để triển khai triết lý này. Vua Trần Thái Tông từng đặt câu hỏi khi khuyến phát Bồ đề tâm: “Trong ấp mười nhà còn có người trung tín, lẽ nào cả cõi đời lại không còn ai thông minh sáng suốt hay sao?”. Phải để tâm mình luôn luôn có sự hiện diện của người khác, đó không phải vọng tưởng, bởi chấp nhận sự hiện diện của người khác chính là chấp nhận sự tương quan chặt chẽ giữa ta và người, chấp nhận Phật tính giữa ta và người không khác. Bên cạnh đó, sự kiên trì chính là sử dụng hết thân tâm đừng để nó uể oải, lười mỏi, ngay cả khi ta phải sống trong những tình thế tưởng chừng như đơn độc, cô lập. Đó chính là tư tưởng mà quốc sư Phù Vân từng khuyến cáo vua Trần Thái Tông: “Lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình. Lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”.
Sự khai phóng tư tưởng chính là bước vận động linh hoạt của Phật giáo trước mọi diễn biến của thời đại. Và đây cũng chính là yếu tố “độc lập”, “tự do” mà ngoài niềm tin cá nhân thiêng liêng thuộc về một truyền thống, Phật giáo có thể tiếp cận, ra vào trong các tư tưởng khác ở một không gian rộng lớn hơn. Cơ sở lý giải đã có sẵn từ trong lịch sử, đó chính là khả năng: “Hòa mọi vị làm vô thượng vị, dắt quần lưu vào bất nhị lưu”. Từ đó xây dựng con người trên những nguyên tắc tốt đẹp nhất. Đây chính là yếu tố đặc thù để Phật giáo không đi vào con đường cực đoan, không bị thế quyền hóa. Vì mục đích của mọi sự nỗ lực vận động chính là để tiến đến một thế giới nhiều lòng từ bi hơn, nhiều tình yêu thương hơn (đồng thể đại từ, đồng thể đại bi).
Triết lý đá lăn, không mâu thuẫn với sự “an cư”, bởi sự nghỉ ngơi “chân chính” không phải ngừng hết công việc, quên chuyện thế gian mà là điều chỉnh mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý để làm sao cho người bận mà tâm không bận, chứ không phải lục căn bất động nhưng tâm lại rộn ràng. Và nếu có thể điều chỉnh hợp lý thì trong công việc đã có nghỉ ngơi, trong nghỉ ngơi đã có công việc. Đó là công hạnh của Bồ tát Thường Tinh Tiến. Khi thân tâm hòa hợp thì “chốn chốn không tung tích, oai nghi ngoài sắc thanh”, biến việc nặng thành việc nhẹ, lấy ít chuyển hóa nhiều…bởi Phan Thu Ngân 06/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Mở bài :- Nói về cuộc đời con người không hề dễ dàng mà đầy gian nan thử thách , vậy nên cần phải không ngừng rèn luyện;không được ngồi yên hưởng thụ
-Dẫn câu nói : Đá không lăn lóc đá mọc rêu
- Khẳng định đây là một chân lí đúng
Thân bài :
a , Giải thích :
-Về nghĩa đen :Thông thường nếu hòn đá mà ở một chỗ thì lâu dần cũng bị rêu bám đầy , ở nơi suối thác chảy mạnh hay ở nơi khô cằn thì hòn đá không bị thế mà có khi còn trở thành hòn đá tốt
-Về nghĩa bóng :+)Hòn đá chính là con người
+)Con người mà không biết đi đây đi đó học hỏi thì tầm hiểu biết hạn hẹp , rồi họ cũng thất bại trong cuộc sống
+)Ngược lại, nếu ta đi đây đó học hỏi thì tầm hiểu biết mở mang , cuộc sống thành công lại luyện cho ta những cái hay điều tốt
-Ý nghĩa :+)Câu nói khuyên ta đã là con người thì phải tăng cường cọ xát với thế giới bên ngoài để hiểu biết hơn , nhiều kinh nghiệm hơn , để giúp cho cuộc sống của mình .
+)Nếu ta chỉ biết ở một chỗ thì lâu dần sự ngu ngốc và lười nhác sẽ quấn lấy ta , ta sẽ trở nên ngu ngốc biết bao
b , Chứng minh:Soi vào thực tế
-Cuộc đời là những chuyến đi
-Những câu chuyện phiêu lưu dạy ta những điều đó ( Dế mèn phiêu lưu kí ,chàng ngốc phiêu lưu kí ,…)
-Cô lôm bô đã ra đi và tìm ra châu mĩ , phi hành gia Yuri Gagarin đặt chân lên mặt trăng,… => Tất cả là do họ dám đi và khám phá
-Một học sinh muốn học giỏi mà không nỗ lực thì không thể thành công , v.v…
c , bàn luận :
-Để thành công con người phải cọ xát xung quanh , cần kiên trì ,nhẫn nại thì sẽ thành công
-Không có điều tốt đẹp nào tự đến với ta , giống như đá ko lăn lóc có ngày cũng sẽ mọc rêu , không có khi nào mà cứ trơn mãi được
Kết bài :-Khẳng định một câu nói đúng đắn
-Giúp ta học được nhiều điều (rút ra bài học)
bởi Lê Trần Khả Hân 16/06/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
“Nước đứng dễ sinh trùng. Đá lăn không rêu mọc”.
Triết lý đá lăn chính là một triết lý năng động. Nó ngược lại với thái độ ngồi yên và hưởng thụ. Nhiệt huyết và trách nhiệm là cơ sở căn bản để “đá” (thân vững chắc) không mọc “rêu” (những phiền não, bạc nhược, hèn yếu…), để dấn thân làm tăng trưởng những nỗ lực hóa giải, điều chỉnh tốt nhất của con người trước những sự vây bám gắt gao của định kiến, thù hận, ám muội, tự ti, ích kỷ…
Năng động thì không bị động. Không bị động thì có thể đứng thẳng, đối diện với bất kỳ “toàn cầu hóa” nào. Năng động không phải là để thân tâm bận rộn với danh lợi. Bởi thời đại có bộ mặt đổi khác thế nào đi chăng nữa thì những giá trị tốt đẹp căn bản nhất của con người vẫn không phải là “vị kỷ”. Một cái nhìn bao quát và toàn diện về mối liên hệ nhân quả sâu xa, mối tương quan rộng lớn giữa người với người cho phép chúng ta mở rộng mình trước bất cứ thách thức, bất đồng nào, vì thách thức, bất đồng là vấn đề chung.
Trong triết lý đá lăn, chúng ta cần có một niềm tin và sự kiên trì. Niềm tin con người là cơ sở đầu tiên để triển khai triết lý này. Vua Trần Thái Tông từng đặt câu hỏi khi khuyến phát Bồ đề tâm: “Trong ấp mười nhà còn có người trung tín, lẽ nào cả cõi đời lại không còn ai thông minh sáng suốt hay sao?”. Phải để tâm mình luôn luôn có sự hiện diện của người khác, đó không phải vọng tưởng, bởi chấp nhận sự hiện diện của người khác chính là chấp nhận sự tương quan chặt chẽ giữa ta và người, chấp nhận Phật tính giữa ta và người không khác. Bên cạnh đó, sự kiên trì chính là sử dụng hết thân tâm đừng để nó uể oải, lười mỏi, ngay cả khi ta phải sống trong những tình thế tưởng chừng như đơn độc, cô lập. Đó chính là tư tưởng mà quốc sư Phù Vân từng khuyến cáo vua Trần Thái Tông: “Lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình. Lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”.
Sự khai phóng tư tưởng chính là bước vận động linh hoạt của Phật giáo trước mọi diễn biến của thời đại. Và đây cũng chính là yếu tố “độc lập”, “tự do” mà ngoài niềm tin cá nhân thiêng liêng thuộc về một truyền thống, Phật giáo có thể tiếp cận, ra vào trong các tư tưởng khác ở một không gian rộng lớn hơn. Cơ sở lý giải đã có sẵn từ trong lịch sử, đó chính là khả năng: “Hòa mọi vị làm vô thượng vị, dắt quần lưu vào bất nhị lưu”. Từ đó xây dựng con người trên những nguyên tắc tốt đẹp nhất. Đây chính là yếu tố đặc thù để Phật giáo không đi vào con đường cực đoan, không bị thế quyền hóa. Vì mục đích của mọi sự nỗ lực vận động chính là để tiến đến một thế giới nhiều lòng từ bi hơn, nhiều tình yêu thương hơn (đồng thể đại từ, đồng thể đại bi).
Triết lý đá lăn, không mâu thuẫn với sự “an cư”, bởi sự nghỉ ngơi “chân chính” không phải ngừng hết công việc, quên chuyện thế gian mà là điều chỉnh mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý để làm sao cho người bận mà tâm không bận, chứ không phải lục căn bất động nhưng tâm lại rộn ràng. Và nếu có thể điều chỉnh hợp lý thì trong công việc đã có nghỉ ngơi, trong nghỉ ngơi đã có công việc. Đó là công hạnh của Bồ tát Thường Tinh Tiến. Khi thân tâm hòa hợp thì “chốn chốn không tung tích, oai nghi ngoài sắc thanh”, biến việc nặng thành việc nhẹ, lấy ít chuyển hóa nhiều…bởi Love Linkin'Park 05/07/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời