Bàn luận về Thơ là hình thức sáng tác văn học...
"thơ là hình thức sáng tác văn học, phản ánh cuộc sống qua nhiều cảm xúc dạt dào những tưởng tượng mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng." Bằng hiểu biết của em về thơ mà em đã học, đã đọc hãy làm sáng tỏ.
Trả lời (2)
-
thơ là hình thức sáng tác văn học:
+/thơ cũng được sáng tác từ cảm xúc của nhà thơ trước một sự việc nào đó trong cuộc sống,...
+/cũng có bố cục và kết cấu của tác phẩm,phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định, thể hiện một nôi dung rộng rãi phức tạp ,không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm.
-phản ánh cuộc sống qua nhiều cảm xúc dạt dào:
+/Thơ thường dùng như một hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước một hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng trước một phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước một thảm cảnh.
+/ tình cảm con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta muốn bày tỏ
+/
"Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
=>4 câu thơ của phạm tiến duật dạt dào tình cảm,đặc biệt 2 từ "trái tim" khiến người đọc thấy đc một cảm xúc yêu thương miền nam dạt dào,nhiều cảm xúc khó tả.
-những tưởng tượng mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh
=>phản ánh về đời sống,bàn về ý nghĩa nhân sinh,nhấn mạnh cảm xúc nội tâm của tác giả
+/ ngôn ngữ vốn có khả năng chuyển nghĩa tạo nghĩa mới hay do tu từ nên ngôn từ văn học cũng có tính đa nghĩa. Văn bản văn học, do đó, nó cũng có tính đa nghĩa. Chẳng hạn bài Truyện kiều của Nguyễn du. Một mặt, đó là nói về cuộc đời của nàng kiều. Mặc khác, bài thơ còn là thông điệp tố cáo chế độ phong kiến đang suy thoái , mục nát, vô nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng...
+/"Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh."
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng phận bạc cũng là lời chung."
=>ở đây ta thấy được phép ẩn dụ và nhân hóa,làm người đọc dễ dàng liên tưởng hơn
=>chớp mắt sẽ trở nên đáng sợ hơn,lo sợ hơn,.........
=>gây ra trạng thái tình cảm thực hư,...
=>tạo nên nhiều hình ảnh sống động trong trí tưởng tượng của con người.
-có nhịp điệu rõ ràng:
+có nhiều loại thơ là gieo vần khác nhau và chặt chẽ,nhịp điệu rõ ràng.
thơ lục bát:là thể thơ đặc biệt của Việt Nam ,tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Trong câu bát, tiếng 6 và 8 tuy cùng vần bình nhưng một tiếng có dấu huyền và một tiếng không có dấu.
thơ.
Thơ Bốn Chữ :Nếu tiếng thứ 2 bằng thì tiếng thứ 4 trắc; ngược lại, tiếng thứ 2 trắc thì tiếng thứ 4 bằng.
Thất ngôn bát cú (7 tiếng 8 câu) là thể cơ bản của thơ Đường luật.
.......................
..............
+/
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.bởi Bùi Thị Ri 17/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
THƠ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ THƠ
Thơ là một hình thức sáng tác văn học đầu tiên của loài người. Chính vì vậy mà có một thời gian rất, dài thuật ngữ thơ được dùng chỉ chung cho văn học. Thơ có lịch sử lâu đời như thế nhưng để tìm một định nghĩa thể hiện hết đặc trưng bản chất của nó cho việc nghiên cứu thơ ngày nay thì thật không dễ.
Trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa, khái niệm "thơ là gì?" đã được đề cập đến từ rất sớm. Cách đây khoảng 1500 năm, trong cuốn Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp đã đề cập đến ba phương diện cơ bản cấu thành nên một bài thơ là tình cảm, ý nghĩa (tình văn), ngôn ngữ (hình văn) và âm thanh (thanh văn). Kế thừa quan niệm của Lưu Hiệp, đến đời Đường, Bạch Cư Dị đã nêu lên các yếu tố then chốt tạo thành điều kiện tồn tại của thơ: "Cái cảm hoá được lòng người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa. Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa". Quan niệm này không chỉ dừng lại ở việc nêu lên các yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa chúng, giống như gốc rễ, mầm lá, hoa, quả gắn liền với nhau trong một thể thống nhất hoàn chỉnh và sống động. Đây có thể coi là quan niệm về thơ toàn diện và sâu sắc nhất trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa.
Các nhà Cấu trúc chủ nghĩa Châu Âu lại thay thế câu hỏi "thơ là gì?" bằng một câu hỏi khác: tính thơ là gì? và nó được thể hiện ra như thế nào? Trong tiểu luận "Thơ là gì", Jacobson viết: "Nhưng tính thơ được biểu hiện ra như thế nào? Theo cái cách từ ngữ được cảm nhận như là từ ngữ chứ không phải như vật thay thế đơn giản của đối tượng được chỉ định, theo cách những từ, những cú pháp, những ngữ nghĩa của chúng, hình thức bên trong và bên ngoài của chúng không phải là các dấu hiệu vô hồn của hiện thực mà còn có trọng lượng riêng, giá trị riêng". Tiếp tục triển khai lý thuyết tự qui chiếu, Jacobson sau khi nhắc lại hai kiểu sắp xếp cơ bản của hoạt động ngôn ngữ là tuyển chọn và kết hợp, đã đi đến kết luận: "Chức năng thi ca đem nguyên lý tương đương của trục tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp". Mặc dù có lưu ý ít nhiều đến hoạt động nguyên lý tương đương về ý nghĩa nhưng trong tư duy nghiên cứu của Jacobson, cái ý nghĩa ở đây chỉ là ý nghĩa của đối tượng gọi tên và ý nghĩa ngữ pháp nảy sinh từ những mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc có tính chất khép kín của văn bản. Điều đó cũng có nghĩa là khái niệm ý nghĩa được hiểu một cách hạn hẹp. Bởi trong thực tế, như ta thấy, ý nghĩa của thơ nhiều khi đã vượt ra ngoài giới hạn của văn bản.
Ở Việt Nam, khái niệm "thơ là gì?" cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến với nhiều quan niệm, nhiều khuynh hướng khác nhau. Lý giải về bản chất của thơ, các tác giả nhóm Xuân thu nhã tập cho rằng: "Thơ là một cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thuý, cao siêu". Còn nhà thơ Tố Hữu thì quan niệm: "Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống". Dưới cái nhìn cấu trúc, nhà nghiên cứu Phan Ngọc định nghĩa: "Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính hình thức ngôn ngữ này". Định nghĩa này của giáo sư Phan Ngọc đã kế thừa được những khám phá quan trọng về thơ của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các trường phái khác nhau của Tây Âu trong mấy chục năm qua. Đặc biệt, đã gợi ra một trường nghiên cứu thơ hết sức rộng rãi: thơ không chỉ là hiện tượng ngôn ngữ học thuần tuý mà chủ yếu là hiện tượng giao tiếp nghệ thuật, một phát ngôn trong ý nghĩa đầy đủ của từ này.
Lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học đã được chứng kiến rất nhiều định nghĩa về thơ. Theo tôi, cách định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học có thể xem là chung nhất: "Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu". Định nghĩa này đã định danh một cách đầy đủ về thơ ở cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Đặc biệt, đã khu biệt được đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ trong những thể loại văn học khác.
Từ sự nhận diện về thơ như trên, ta có điều kiện để đi vào tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ. So với ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thơ trữ tình có những điểm khác biệt như:
1. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính
Thơ trữ tình phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nếu như trong văn xuôi, các đặc tính thanh học của ngôn ngữ (như cao độ, cường độ, trường độ...) không được tổ chức thì trong thơ, trái lại, những đặc tính ấy lại được tổ chức một cách chặt chẽ, có dụng ý, nhằm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không nói hết. Bởi thế, đặc trưng tính nhạc được coi là đặc trưng chủ yếu mang tính loại biệt rõ nét của ngôn ngữ thơ ca.
Theo các nhà nghiên cứu, nhạc tính trong thơ được thể hiện ra ở ba mặt cơ bản. Đó là: sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùng điệp:
- Sự cân đối là sự tương xứng hài hoà giữa các dòng thơ. Sự hài hoà đó có thể là hình ảnh, là âm thanh, chẳng hạn:
"Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi"
(Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Cũng có thể là cách sắp xếp tổ chức mà chúng ta dễ dàng nhận thấy ở cặp câu thực, câu luận trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Đối với thơ hiện đại, yêu cầu này không khắt khe. Tuy vậy, nhà thơ vẫn hết sức chú ý đến hiệu quả nghệ thuật của phép đối xứng trong thơ của mình.
- Sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ thể hiện ở cách hoà âm, ở sự thay đổi độ cao giữa hai nhóm thanh điệu. Xuân Diệu với hai dòng thơ toàn vận dụng vần bằng đã biểu hiện được cảm xúc lâng lâng, bay bổng theo tiếng đàn du dương, nhẹ êm:
"Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi"
Chính Tố Hữu đã có lần nói đến giá trị ngữ âm của từ "xôn xao" trong câu thơ "Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa" (Mẹ Tơm). Đó đâu chỉ là âm vang của tự nhiên mà là âm vang của tâm hồn. Cái làm nên âm vang đó chính là âm thanh, âm thanh của từ "xôn xao" đã cùng với nghĩa của nó làm nên điều kỳ diệu ấy. Sự trầm bổng của ngôn ngữ còn thể hiện ở nhịp điệu:
"Sen tàn/ cúc lại nở hoa
Sầu dài/ ngày ngắn/ đông đà sang xuân".
Dòng thơ cắt theo nhịp 2/4 và 2/2/4 đều đặn như nhịp chuyển vần đều đặn của tháng năm bốn mùa... Nhịp thơ ở đây là nhịp của cảm xúc, cảm nhận. Như vậy, âm thanh, nhịp điệu trong thơ không đơn thuần là hình thức mà là những yếu tố góp phần biểu hiện những khía cạnh tinh vi của đời sống tình cảm con người.
- Sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ thể hiện ở sự dùng vần, điệp từ, ngữ và điệp cú. Chúng có tác dụng như một phương tiện kết dính các dòng thơ lại với nhau thành một đơn vị thống nhất, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho trí nhớ vừa tạo nên vẻ đẹp trùng điệp cho ngôn ngữ thơ:
"Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan
Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn
Nước non rả rích giọt đàn mưa xuân"
(Tiếng đàn mưa- Bích Khê).
Lối điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc ở đây vừa diễn tả được hình ảnh cơn mưa của đất trời vừa tạo nên một ấn tượng vương vấn không dứt trong lòng người.
Như vậy, nhạc điệu trong thơ là một đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ. Ngày nay, nhu cầu của thơ có phần đổi khác. một số người có xu hướng bỏ vần để tạo cho câu thơ sự tự do hoá triệt để. Nhưng nếu không có một nhạc điệu nội tại nào đó như sự đối xứng giữa các dòng, các đoạn thơ, tiết tấu, nhịp điệu của câu thơ thì không còn là ngôn ngữ thơ nữa.
2. Ngôn ngữ thơ có tính hàm súc
Đây là đặc điểm chung của ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, nhưng do đặc trưng của thể loại mà nó biểu hiện một cách tập trung với yêu cầu cao nhất trong ngôn ngữ thơ. Nếu ngôn ngữ văn xuôi tự sự là ngôn ngữ của cuộc sống đời thường, nó chấp nhận mọi lớp từ, mọi biến thái, mọi chiều kích, thậm chí cả sự xô bồ, phồn tạp đến cực độ để tái hiện bộ mặt cuộc sống, tâm lý con người trong sự sâu rộng, đa chiều vốn có của nó thì ngôn ngữ thơ lại mang nặng tính "đặc tuyển". Là thể loại có một dung lượng ngôn ngữ hạn chế nhất trong các loại tác phẩm văn học, nhưng thơ lại có tham vọng chiếm lĩnh thế giới. Nói như Ôgiêrốp: "Bài thơ là một lượng thông tin lớn nhất trong một diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất". Chính sự hạn định số tiếng trong câu thơ, bài thơ buộc người nghệ sỹ phải "thôi xao", nghĩa là phải phát huy sự tư duy ngôn ngữ để lựa chọn từ ngữ cho tác phẩm. Bởi thế, Maiacôpxki gọi lao động nghệ thuật ngôn từ của nhà thơ là "trả chữ với với giá cắt cổ":
"Nhà thơ trả chữ với giá cắt cổ
Như khai thác chất hiếm radium
Lấy một gam phải mất hàng bao công lực
Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ."
Như vậy, tính hàm súc được hiểu là khả năng của ngôn ngữ có thể miêu tả mọi hiện tượng của cuộc sống một cách cô đọng, ít lời mà nói được nhiều ý, ý tại ngôn ngoại. Đây chính là cách dùng từ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu hiện cao nhất kiểu như Nguyễn Du đã "giết chết" các nhân vật Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến, mỗi tên chỉ bằng một từ: cái vô học của Mã Giám Sinh: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng; cái gian manh của Sở Khanh: Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào; cái tầm thường ti tiện của Hồ Tôn Hiến: Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.
Do quy mô của tác phẩm, thơ ca thường sử dụng từ ngữ rất "tiết kiệm". Tính hàm súc của ngôn ngữ thơ, vì vậy, chứa đựng các thuộc tính khác. Hàm súc cũng có nghĩa là phải chính xác, giàu hình tượng, có tính truyền cảm và thể hiện cá tính của người nghệ sỹ. Chẳng hạn, từ "khô" trong câu thơ của Tản Đà: "Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày" là một từ có tính hàm súc cao mà những yếu tố tương đương với nó (như "tuôn") không thể thay thế. Nó không chỉ diễn tả được chiều sâu của tình cảm mà còn gợi lên cả chiều dài của những tháng năm chờ đợi. Nó vừa đảm bảo được tính chính xác, tính hình tượng, vừa có tính truyền cảm.
Để đạt được tính hàm súc cao nhất, có thể biểu hiện được cái vô hạn của cuộc sống trong những cái hữu hạn của các đơn vị ngôn ngữ, thơ ca phải tính đến những kiểu tổ chức đặc biệt mà nhà nghiên cứu Phan Ngọc gọi là "quái đản". Dưới áp lực của cấu trúc ngôn ngữ khác thường này, ngữ nghĩa của từ trong thơ không dừng lại ở nghĩa gốc, nghĩa đen, nghĩa trong từ điển mà phong phú, sâu sắc, tinh tế hơn. Đó là thứ nghĩa được tạo sinh nhờ quan hệ và trong quan hệ. Ví dụ: Khi Hồng Nguyên viết: "Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau" thì chính trong quan hệ với những yếu tố trước và sau nó mà từ "đột kích" được cấp cho một nghĩa mới, gợi lên những rung động thẩm mỹ. Hay trong câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ: "Em đã lấy tình yêu của mình thắp lên ngọn lửa" thì sự kết hợp bất thường về nghĩa đã mở ra những liên tưởng hết sức thú vị. Trong đời thường, khi nói đến việc "thắp lửa", người ta một là nghĩ đến phương tiện như: cái bật lửa, que diêm ... hai là nguyên liệu như: dầu hoả, dầu dừa ... Ở đây, nhà thơ lại thay nó bằng một "chất liệu" rất trừu tượng thuộc lĩnh vực tinh thần. Và trong quan hệ với cái chất liệu trừu tượng đó, nghĩa bề mặt của "ngọn lửa" bị mờ đi, mở ra những nghĩa mới. Đó là: chân lý, niềm tin, lý tưởng cuộc đời...
Định lượng số tiếng trong thơ cũng là tiền đề tạo ra sự xuất hiện với một mật độ dày đặc các phương tiện nghệ thuật trong thơ so với văn xuôi. Nhiều lúc, trong một bài thơ, có thể thấy xuất hiện cùng một lúc các phương tiện tu từ khác nhau, như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, tượng trưng, điệp từ, điệp ngữ. Bài ca dao trữ tình sau đây là một ví dụ:
"Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Đèn thương nhơ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề."
Bài ca dao có số lượng từ không nhiều nhưng bằng các biện pháp tu từ đã thể hiện được tâm trạng khắc khoải nhớ mong của người con gái dường như còn vang mãi, dư âm đến tận bây giờ và cả mai sau, không chỉ của một người mà của nhiều người.
3. Ngôn ngữ thơ có tính truyền cảm
Tính truyền cảm cũng là đặc trưng chung của ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, bởi tác phẩm văn học là sản phẩm của cảm xúc của người nghệ sĩ trước cảnh đời, cảnh người, trước thiên nhiên. Cho nên, ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương phải biểu hiện được cảm xúc của tác giả và phải truyền được cảm xúc của tác giả đến người đọc, khơi dậy trong lòng người đọc những cảm xúc thẩm mĩ. Tuy nhiên, do đặc trưng của thơ là tiếng nói trực tiếp của tình cảm, trái tim nên ngôn ngữ thơ ca có tác dụng gợi cảm đặc biệt.
Ngôn ngữ thơ không bao giờ là ngôn ngữ chú trọng miêu tả cái khách quan như ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự. Nếu nhà văn dùng ngôn ngữ để thuyết minh, miêu tả, nhắn nhủ, giải thích... thì nhà thơ dùng ngôn ngữ để truyền cảm. Khi Quang Dũng viết:
"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
Quang Dũng không có ý hỏi ai lên Châu Mộc trong buổi chiều sương nào đó có nhìn thấy phong cảnh hữu tình không mà tác giả khơi trong ta nỗi nhớ thương mất mát, nuối tiếc ngậm ngùi, những ngày tháng, những kỷ niệm, những ảo ảnh đã tan biến trong đời... Quang Dũng gợi trong ta một trạng thái bằng cách hồi sinh những gì đã mất, đồng thời phản ánh tâm trạng của chính mình.
Lời thơ thường là lời đánh giá trực tiếp thể hiện quan hệ của chủ thể với cuộc đời. Là lời đánh giá trực tiếp, thể hiện tâm trạng cho nên sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong thơ bao giờ cũng nhằm làm cho nội dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán, ca ngợi trở nên nổi bật:
"Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều"
(Nguyễn Đình Thi).
Ở đây, mỗi câu thơ đều mang một từ tập trung tất cả sức nặng của tình cảm. Những từ đó như là những tiêu điểm để ta nhìn thấu vào tâm hồn tác giả. Tính truyền cảm của ngôn ngữ thơ không chỉ biểu hiện qua cách lựa chọn từ ngữ, các phương thức tu từ mà còn biểu hiện qua nhạc điệu thơ. Chẳng hạn:
"Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn"
(Tố Hữu).
Sự tập trung dày đặc các nguyên âm có độ mở rộng và phụ âm mũi vang khiến câu thơ nghe giàu tính nhạc, kéo dài như âm vang của sóng biển vỗ bờ. Nhạc tính đó không đơn thuần là sự ngân nga của ngôn ngữ mà còn là khúc nhạc hát lên trong lòng người.
Tóm lại, thơ là một hình thái nghệ thuật cao quí, tinh vi của sáng tạo văn học nghệ thuật. Vì vậy, ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật; ngôn ngữ thơ trước hết mang đầy đủ những thuộc tính của ngôn ngữ văn học, đó là: tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm... Tuy nhiên, ở mỗi loại tác phẩm khác nhau, những đặc điểm ấy lại biểu hiện dưới những sắc thái và mức độ khác nhau. Đồng thời, mỗi loại tác phẩm lại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng....bởi Love Linkin'Park 12/07/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời