Kể lại giấc mơ gặp Kiều ở lầu Ngưng Bích và được nàng chia sẻ tâm trạng trong hoàn cảnh ấy
Trả lời (1)
-
I. Mở bài:
- Giới thiệu tình huống gặp gỡ Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- Giới thiệu câu chuyện kể: tâm trạng của Kiều.
II. Thân bài:
(Các em cần linh hoạt sáng tạo câu chuyện kể. Song, cần đạt các nội dung sau:)
1. Ấn tượng đầu tiên khi gặp Thúy Kiều.
- Đó là một cô gái sắc sảo, mặn mà, với đôi mắt trong trẻo như hồ nước mùa thu. Chắc chắn nàng sở hữu một trí tuệ thông minh, một tâm hồn nồng nhiệt, giàu tình yêu thương, một trái tim nhân hậu nhưng đa sầu đa cảm.
2. Thúy Kiều kể về hoàn cảnh và tâm trạng của mình.
- Nàng kể, nàng là chị cả trong gia đình họ Vương có ba chị em. Cha và em trai nàng bị triều đình bắt oan, để chuộc cha và em, nàng đã phải bán mình. Nào ngờ Mã Giám Sinh, người bảo mua nàng về làm vợ lại là kẻ dắt mối, buôn thịt bán người, đẩy nàng vào lầu xanh. Tú Bà buộc nàng tiếp khách, nàng đã rút dao tự vẫn nhưng không chết. Nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, không biết rồi đây tương lai sẽ ra sao.
- Trước cảnh lầu Ngưng Bích, trơ trọi giữa không gian, xung quanh không một ngôi nhà, không một bóng người, chỉ có “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”, Kiều chỉ biết làm bạn với “non xa, trăng gần”.
- Nàng luôn thường trực nỗi lòng thương nhớ. Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ buổi thề nguyền đính ước, hai người đã cùng uống chén rượu đồng tâm dưới trăng (dưới nguyệt chén đồng), cùng thề ước trọn đời chung thủy. Vậy mà, giờ đây kẻ “bên trời”, người “góc bể”, nàng hình dung Kim Trọng đang “rày trông mai chờ”, thật là uổng phí, hình dung Kim Trọng nhớ mình một cách vô vọng.
- Nàng nhớ về chàng Kim với tâm trạng vô vọng đau xót và tự cho rằng mình không xứng đáng với lòng mong nhớ ấy nữa. Nàng khóc: “Bên trời góc bể bơ vơ /Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Đó là tấm lòng chung thủy đối với Kim Trọng không bao giờ phai. Đó là tấm lòng son của nàng bị hoen ố, biết bao giờ có thể gột rửa được.
- Nghe nàng kể, tôi thật sự xúc động với nỗi lòng của nàng. Quả thật, nàng là người con gái thủy chung hiếm có. Nàng không nghĩ tới bản thân mà luôn lo lắng cho người khác.
- Nàng xót xa vì hình dung ra dáng hình cha mẹ “hôm mai”, “tựa cửa” ngóng chờ tin con, nàng xót xa vì lấy ai “quạt nồng ấp lạnh” cho cha mẹ.
- Tôi thật sự đồng cảm, thấu hiểu trái tim nàng. Tấm lòng hiếu thảo của Kiều thật cao quý! Tôi nhận ra trong nỗi lòng kia, trong ánh mắt kia một nỗi cô đơn, buồn tủi và hãi hùng trước hiện tại và tương lai.
- Nàng không nói nữa mà “buồn trông” ra xa, buồn mà trông đợi một điều gì đó. Ngoài xa kia là cửa bể lúc chiều hôm, cánh buồm cô đơn thấp thoáng. Là ngọn nước mênh mông với cánh hoa trôi man mác tựa như một cuộc đời trôi dạt. Nàng dõi mắt xa xăm nơi “chân mây mặt đất”, “nội cỏ rầu rầu”, không gian rộng lớn như tương lai mờ mịt của nàng. Nước mắt nàng lã chã rơi, nàng nói: Tựa hồ như tiếng sóng ầm ầm kêu quanh ghế ngồi, giông bão cuộc đời đang chực ập bao nhiêu thế lực đen tối đang vây quanh cuộc đời. Tôi sẽ về đâu.
III. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về câu chuyện.
Có nhiều cách kết bài tùy theo sáng tạo của mỗi học sinh. Có thể tham khảo kết thúc sau:
Nhìn giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt giai nhân, tôi thực sự hiểu thấu tâm trạng của nàng nhưng tôi không biết phải làm sao. Tôi im lặng. Chợt nghe tiếng “Cạch” như tiếng mở cửa làm vỡ tan sự yên tĩnh, tôi giật mình quay lại và … choàng tỉnh. Hóa ra, tôi đang mơ. Dù chỉ là một giấc mơ thôi, chuyện nàng Kiều đã là quá khứ rồi, sao lòng tôi vẫn day dứt khôn nguôi:
“Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài bao mà lại lắm truân chuyên.”bởi Tống Linh Trang 14/10/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
phương thức biểu đạt của bài “Tiếng Hát Tháng Giêng ( Y PHƯƠNG )
Giúp Mình với ạ!
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
Viết một bài văn giới thiệu về tác giả thơ mới:
- Giới thiệu chung: tên, quê, xuất thân, năm sinh, năm mất
- Cuộc đời - con người ( tiểu sử )
- Sự nghiệp sáng tác:
+) Tác phẩm chính
+) Phong cách sáng tác
+) Vị trí trong nên văn học
24/11/2022 | 0 Trả lời
-
Tóm tắt tác phẩm Làng của Kim Lân
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao? KHÔNG CHÉP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
đọc hiểu "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao KHÔNG CHÊP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Về một mua xuân
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mọc giữa đong sông xang Một bông hoa tím biếc Ơi,con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọi long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
Giúp mình với ạ
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tịnh thần tự học trong đoạn văn sử dụng ít nhất 2 câu ghép
giúp mik với ak mik cần gâsp
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Trong câu: Người xưa có câu: “Lá lành đùm lá rách” khuyên chúng ta phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau Dấu ngoặc có có ý nghĩa gì
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời