YOMEDIA

Tống Linh Trang's Profile

Tống Linh Trang

Tống Linh Trang

06/04/2004

Số câu hỏi 1
Số câu trả lời 82
Điểm 384
Kết bạn

Bạn bè (2)

Hoạt động gần đây (90)

  • Tống Linh Trang đã trả lời trong câu hỏi: NHÂN 6 VÀ NHAN 7 Cách đây 5 năm

    6*(7+2+8+4+3+9)=6*33

    7*(9+5+8+4+6+20=7*52

  • sỐ THỨ 3 LÀ:26

  • Tống Linh Trang đã trả lời trong câu hỏi: Giúp mình với Cách đây 5 năm

    bạn trục mẫu ở căn rồi tính thôi

  • Tống Linh Trang đã trả lời trong câu hỏi: Giúp Cách đây 5 năm

    123-123=0

  • Tống Linh Trang đã trả lời trong câu hỏi: Nhận dạng các phương châm hội thoại ko đc tuân thủ Cách đây 5 năm

    Bạn này đã vi phạm phương châm quan hệ

  • I. Mở bài:
    - Giới thiệu tình huống gặp gỡ Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.
    - Giới thiệu câu chuyện kể: tâm trạng của Kiều.
    II. Thân bài:
    (Các em cần linh hoạt sáng tạo câu chuyện kể. Song, cần đạt các nội dung sau:)
    1. Ấn tượng đầu tiên khi gặp Thúy Kiều.
    - Đó là một cô gái sắc sảo, mặn mà, với đôi mắt trong trẻo như hồ nước mùa thu. Chắc chắn nàng sở hữu một trí tuệ thông minh, một tâm hồn nồng nhiệt, giàu tình yêu thương, một trái tim nhân hậu nhưng đa sầu đa cảm.
    2. Thúy Kiều kể về hoàn cảnh và tâm trạng của mình.
    - Nàng kể, nàng là chị cả trong gia đình họ Vương có ba chị em. Cha và em trai nàng bị triều đình bắt oan, để chuộc cha và em, nàng đã phải bán mình. Nào ngờ Mã Giám Sinh, người bảo mua nàng về làm vợ lại là kẻ dắt mối, buôn thịt bán người, đẩy nàng vào lầu xanh. Tú Bà buộc nàng tiếp khách, nàng đã rút dao tự vẫn nhưng không chết. Nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, không biết rồi đây tương lai sẽ ra sao.
    - Trước cảnh lầu Ngưng Bích, trơ trọi giữa không gian, xung quanh không một ngôi nhà, không một bóng người, chỉ có “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”, Kiều chỉ biết làm bạn với “non xa, trăng gần”.
    - Nàng luôn thường trực nỗi lòng thương nhớ. Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ buổi thề nguyền đính ước, hai người đã cùng uống chén rượu đồng tâm dưới trăng (dưới nguyệt chén đồng), cùng thề ước trọn đời chung thủy. Vậy mà, giờ đây kẻ “bên trời”, người “góc bể”, nàng hình dung Kim Trọng đang “rày trông mai chờ”, thật là uổng phí, hình dung Kim Trọng nhớ mình một cách vô vọng.
    - Nàng nhớ về chàng Kim với tâm trạng vô vọng đau xót và tự cho rằng mình không xứng đáng với lòng mong nhớ ấy nữa. Nàng khóc: “Bên trời góc bể bơ vơ /Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Đó là tấm lòng chung thủy đối với Kim Trọng không bao giờ phai. Đó là tấm lòng son của nàng bị hoen ố, biết bao giờ có thể gột rửa được.
    - Nghe nàng kể, tôi thật sự xúc động với nỗi lòng của nàng. Quả thật, nàng là người con gái thủy chung hiếm có. Nàng không nghĩ tới bản thân mà luôn lo lắng cho người khác.
    - Nàng xót xa vì hình dung ra dáng hình cha mẹ “hôm mai”, “tựa cửa” ngóng chờ tin con, nàng xót xa vì lấy ai “quạt nồng ấp lạnh” cho cha mẹ.
    - Tôi thật sự đồng cảm, thấu hiểu trái tim nàng. Tấm lòng hiếu thảo của Kiều thật cao quý! Tôi nhận ra trong nỗi lòng kia, trong ánh mắt kia một nỗi cô đơn, buồn tủi và hãi hùng trước hiện tại và tương lai.
    - Nàng không nói nữa mà “buồn trông” ra xa, buồn mà trông đợi một điều gì đó. Ngoài xa kia là cửa bể lúc chiều hôm, cánh buồm cô đơn thấp thoáng. Là ngọn nước mênh mông với cánh hoa trôi man mác tựa như một cuộc đời trôi dạt. Nàng dõi mắt xa xăm nơi “chân mây mặt đất”, “nội cỏ rầu rầu”, không gian rộng lớn như tương lai mờ mịt của nàng. Nước mắt nàng lã chã rơi, nàng nói: Tựa hồ như tiếng sóng ầm ầm kêu quanh ghế ngồi, giông bão cuộc đời đang chực ập bao nhiêu thế lực đen tối đang vây quanh cuộc đời. Tôi sẽ về đâu.
    III. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về câu chuyện.
    Có nhiều cách kết bài tùy theo sáng tạo của mỗi học sinh. Có thể tham khảo kết thúc sau:
    Nhìn giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt giai nhân, tôi thực sự hiểu thấu tâm trạng của nàng nhưng tôi không biết phải làm sao. Tôi im lặng. Chợt nghe tiếng “Cạch” như tiếng mở cửa làm vỡ tan sự yên tĩnh, tôi giật mình quay lại và … choàng tỉnh. Hóa ra, tôi đang mơ. Dù chỉ là một giấc mơ thôi, chuyện nàng Kiều đã là quá khứ rồi, sao lòng tôi vẫn day dứt khôn nguôi:
    “Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
    Sắc tài bao mà lại lắm truân chuyên.”

  • Tống Linh Trang đã trả lời trong câu hỏi: Cảm nhận 4 câu thơ đầu của cảnh ngày xuân Cách đây 5 năm

    Bài tham khảo ạ!

    Mùa xuân từ lâu đã trở thành đối tượng thẩm mĩ, khơi nguồn cảm hứng cho biết bao nhiêu văn nhân, tài tử chấp bút để sáng tác nên những thi phẩm tuyệt vời viết về mùa xuân. Trong văn học trung đại Việt Nam, ta có thể kể đến một số tác phẩm như: "Cáo tật thị chúng" của thiền sư Mãn Giác, "Cuối xuân tức sự" của Nguyễn Trãi, "Chơi xuân kẻo hết" của Nguyễn Công Trứ... Và cũng góp một tiếng thơ hay về một mùa khởi đầu của một năm ấy chúng ta không thể không nhắc tới Nguyễn Du trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân". Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, 28 chữ cái, nhà thơ đã phác họa thành công một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi thắm, giàu sức xuân:

    Ngày xuân con én đưa thoi

    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

    Cỏ non xanh tận chân trời

    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

        Hai câu thơ đầu vừa có sức gợi về thời gian, lại vừa có sức gợi về không gian. Ngày xuân thấm thoát trôi qua thật nhanh như thoi đưa. Cả mùa xuân có chín mươi ngày thì nay đã qua tháng giêng, tháng hai và bước sang tháng thứ ba. Ánh sáng của ngày xuân nhè nhẹ, trong veo, lan tỏa, trải dài khắp muôn nơi. Trên nền trời cao là những đàn chim én mùa xuân đang chao nghiêng bay lượn, dưới mặt đất là một thềm cỏ xanh non bất tận trải dài ra tít tắp. Động từ “tận” làm cho không gian mùa xuân như đang giãn nở, ngày càng mở rộng ra biên độ và bao trùm cả không gian xuân là một màu xanh biếc của cỏ lá. Trên nền cỏ xanh tươi ấy là những bông hoa lê điểm vài sắc trắng gợi lên sự tinh khôi, mới mẻ. Biện pháp đảo ngữ có tác dụng tô đậm thêm và làm nổi bật hơn sức trắng của hoa lê trên nền cỏ mùa xuân.

       Ở hai câu thơ cuối, nhà thơ đã vận dụng khéo léo, tài tình từ hai câu thơ cổ bên Trung Quốc để viết nên những vần thơ của mình:

    Phương thảo liên thiên bích

    Lê chi sổ điểm hoa.

        Nguyễn Du đã dùng "cỏ non" thay cho "cỏ thơm" (phương thảo) để tô đậm về sắc màu của cỏ. Màu "cỏ non" là màu xanh nhạt, gợi nên sự tơ non, phát triển, giàu sự sống của cảnh vật thiên nhiên. Dưới ánh sáng dịu nhẹ của mùa xuân, cỏ cây như đâm trồi, nảy nộc, mang một màu xanh non bất tận. Trên cái phông nền bức tranh ấy, điểm xuyết màu trắng của những bông hoa lê. Và cái màu sắc trắng ấy sau này cũng đã xuất hiện trong thơ của Tố Hữu trong bài thơ "Theo chân Bác":

    "Ôi sáng xuân nay xuân 41

    Trắng rừng biên giới nở hoa mơ..."

       Hay trong bài thơ "Việt Bắc", Tố Hữu cũng đã từng viết:

    "Ngày xuân mơ nở trắng rừng..."

       Tuy nhiên, nếu như trong thơ Tố Hữu, sắc trắng của hoa mơ là một gam màu chủ đạo, bao trùm lên cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân thì trong câu thơ của Nguyễn Du, màu sắc trắng của hoa lê chỉ "điểm" vài nét vào nền xanh của cỏ cây. Chính chữ "trắng" và nghệ thuật đảo là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du. Chữ "điểm" gợi cảnh động chứ không tĩnh, như có bàn tay của người họa sĩ – thi sĩ hay bàn tay tài hoa của tạo hóa đang vẽ nên thơ, nên họa. Tất cả đều tươi mát, lặng lẽ, thanh tao, căng tràn sức xuân.

       Tóm lại, chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, cô đúc nhưng dưới ngòi bút và cách miêu tả thần tình, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh xuân tinh khôi, trong trẻo, thanh khiết và giàu sức sống, mang đậm hơi thở của hồn xuân đất Việt. Đoạn thơ rất tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh độc đáo của nhà thơ.


     

  • Tống Linh Trang đã trả lời trong câu hỏi: Cảm nhận 4 câu thơ đầu của cảnh ngày xuân Cách đây 5 năm

    Bạn đọc tham khảo nhé!

    Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du tác phẩm rất nổi tiếng trong nền văn học nước nhà. Trong Truyện Kiều, đoạn trích Cảnh ngày xuân là phần mở đầu với bối cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều trong khung cảnh thiên nhiên đầy màu sắc và thơ mộng.

        Những câu thơ đầu tiên đã vừa tả không gian và nhắc về thời gian đã trôi qua:

    Ngày xuân con én đưa thoi

    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

        Ngày xuân đến những cánh én chao liệng trên bầu trời, cánh én đưa thoi xuất hiện như muốn nói rằng mùa xuân đang ở quãng thời gian tươi đẹp và rực rỡ nhất, mùa xuân trôi đi quá nhanh “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” như muốn nói đã qua sáu mươi ngày tức là thời gian đang ở tháng ba. Chỉ với hai câu thơ đã tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và không gian xuân.

        Trong hai câu thơ cuối tác giả đã miêu tả rõ hơn về vẻ đẹp thiên nhiên đầy màu sắc với hai gam màu chủ đạo đó là xanh và trắng.

    Cỏ non xanh tận chân trời

    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

        Màu xanh từ cỏ non trải dài đến tận chân trời, dài như vô tận, điểm xuyết trên nền cỏ xanh là những bông hoa lê màu trắng. Từ câu thơ cổ của Trung Quốc miêu tả vài bông hoa lê đang nở hoa nhưng qua tài năng của Nguyễn Du đã trở nên sinh động, không gian thiên nhiên lúc này đã mở rộng, đẹp và thanh khiết hơn rất nhiều. Chỉ vài bông hoa lê điểm trên nền cỏ xanh nhưng đủ khiến cho không gian sinh động có hồn. Biện pháp đảo ngữ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” càng làm cho màu trắng thực sự nổi bật hơn giữa nền cỏ xanh, thiên nhiên rộng lớn mênh mông hơn rất nhiều. Với 4 câu thơ đầu tác giả đã giúp người đọc hình dung được bức tranh thiên nhiên tràn ngập sức sống với vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết của cảnh vật đất trời khi mùa xuân.

         Nguyễn Du tái hiện bức tranh thiên nhiên vào đầu xuân tràn ngập sức sống và giàu chất thơ. Đây là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhất trong phần mở đầu của bài thơ Truyện Kiều. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện cùng với một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm được sử dụng trong Cảnh ngày xuân

  • Tống Linh Trang đã trả lời trong câu hỏi: Kiều ở lầu Ngưng Bích Cách đây 5 năm

    Đọc tham khảo nha bạn!

    Truyện Kiều là một kiệt tác văn  chương trong kho tàng văn  học dân tộc. Đọc Truyện Kiều, chúng ta không chỉ thấy được chủ nghĩa nhân đạo thắm thiết của Nguyễn Du qua những thân phận con người mà còn được chiêm ngưỡng những nét đẹp của con người, cuộc sống, thiên nhiên tạo vật. Và thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng miêu tả vừa là phương tiện biểu hiện.Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Đó có thể là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống như chính chị em Thúy Kiều thời ấm êm :
    Ngày xuân con én đưa thoi,
    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
    Cỏ non xanh tận chân trời,
    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
                                         (Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều)
    Đó có thể là cảnh hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồn trước lầu Ngưng Bích khi Thúy Kiều bước chân vào con dường lưu lạc :
    Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
    Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
    Bốn bề bát ngát xa trông,
    Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
     (Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều)
    Thiên nhiên- một thế giới tuyệt đẹp hiện lên trong Truyện Kiều, được nhìn qua tâm hồn  nhạy cảm, tinh tế, thấm đượm yêu thương của Nguyễn Du.Nguyễn Du xây dựng thiên nhiên không chỉ là cái bình phong, là hình thức để ông ngụ tình. Thiên nhiên trong Truyện Kiều còn là đối tượng có vẻ đẹp tự thân, hiện lên chân thực, có hồn qua đó Nguyễn Du đã thể hiện tình yêu thắm thiết với thiên nhiên, tạo vật và qua thiên nhiên, thể hiện tình yêu thắm thiết với cuộc sống, con người.
    Nguyễn Du đã hoạ được bằng thơ cái thần của thiên nhiên trong sáng tác của mình. Bức tranh mùa xuân là xúc cảm đẹp của nội tâm hai nàng Kiều và cũng là ước vọng của Nguyễn Du về tuổi trẻ, hạnh phúc, sự bằng an. Đó là cảnh sắc phới phới sức xuân trong “ Cảnh ngày xuân”:
    Ngày xuân con én đưa thoi,
    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
    Cỏ non xanh tận chân trời,
    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
                                         (Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều)
     Đây là bức tranh đầy sức sống được thể hiện qua cái nhìn của nhân vật  trước ngưỡng cửa tình yêu.Bức tranh thiên nhiên ngày  xuân  tươi đẹp  và trong sáng  ,cảnh xuân  mang một vẻ đẹp mơi mẻ tinh khôi sinh động .có hồn ,đầy sức sống,khoáng đạt trong trẻo nhẹ nhàng thanh khiết. Cảnh chủ yếu được tả thực với nét chấm phá đầy sức gợi (từ điểm ) ,những từ ngữ giàu chất tạo hình. Bốn câu thơ mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc hữu hương hữu tình nên thơ được mở ra. Giữa bầu trời bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như đưa thoi. Cách nói dân gian “thời gian thấm thoắt thoi đưa” đã nhập hồn vào thơ ca Nguyễn Du để ông sáng tạo nên một câu thơ vừa miêu tả không gian, vừa gợi tả thời gian. Chim én được xem là loài chim biểu tượng của mùa xuân. Những cánh én chao liệng như “thoi đưa” ấy đã gợi lên một bầu trời bao la, thoáng đãng đầy sức xuân. Hai chữ đưa thoi rất gợi hình gợi cảm vút qua vút lai chao liệng để diễn tả thời gian trôi nhanh mùa xuân đang trôi nhanh. Sau cánh én đưa thoi là ánh xuân “Thiều Quang” của mùa xuân chín chục đã ngoài sáu mươi.“Thiều quang” nghĩa là ánh sáng đẹp, ánh sáng ấm áp của mùa xuân, cũng là ẩn dụ để chỉ ngày xuân. Cách tính thời gian như thế thật là ý vị và nên thơ : tiết trời trong sáng, đẹp đẽ của chín mươi ngày xuân nay “đã ngoài sáu mươi” rồi, tức là đã sang đầu tháng Ba rồi, mùa xuân đã bước sang tháng ba ánh sáng của mùa xuân hồng ấm áp. Từ “đã ngoài” ở đây kết hợp vời từ “đưa thoi” ở trên đã gợi lên trong lòng người đọc một sự tiếc nuối rằng mùa xuân sao đi qua nhanh thế. Nguyễn Du nhớ mùa xuân ngay trong mùa xuân, tưởng đó là một nghịch lí, nhưng nó lại có thật. Hơn hai trăm năm sau, Xuân Diệu lại một lần nữa cảm thấy như thế : “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa / Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” (Vội vàng). Làm sao không tiếc mùa xuân được cơ chứ khi vào lúc này, xuân đã hết dư vị của mùa đông nhưng vẫn chưa ngấp nghé vào hạ nên khung cảnh rất đẹp, rất xuân :
    Cỏ non xanh tận chân trời
    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
    Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân đã được vẽ nên bằng những nét phác họa, chấm phá tài tình của văn thơ cổ. Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ gợi hình gợi cảm để vẽ nên bức tranh ấy : “non” (sự mới mẻ, đổi thay của đất trời), “xanh” (sự sống, đâm chồi nảy lộc), “trắng” (tinh khôi, trong sáng, dịu dàng),… Những từ ngữ ấy vừa đem khí xuân đến tràn đầy trong từng lời thơ, vừa giàu chất tạo hình tới nỗi ta có cảm tưởng như trong thơ có họa. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ của Trung Quốc : “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa”, tác giả chỉ thêm vào hai từ “xanh”, “trắng” mà đã khiến cho sắc trắng của hoa lê nổi bật lên trên cái nền “xanh tận chân trời”, gợi lên vẻ đẹp trong sáng, thanh khiết và khoáng đạt của mùa xuân. Lời thơ tưởng như chiếc cọ của người họa sĩ đang phối sắc cho từng đường nét của bức vẽ. Câu thơ tám chữ vốn có nhịp đôi, nhịp chẵn bỗng chuyển sang nhịp 3/5. Từ nhịp điệu bằng phẳng, quen thuộc, cách ngắt nhịp tài tình mang đầy dụng ý ấy của Nguyễn Du khiến câu thơ xôn xao với cái thần rất mới, rất lạ. Bức tranh ấy đã đẹp, nay lại được đại thi hào phả hồn vào đó bằng một chữ “điểm”. Có thể nói từ ấy chính là nhãn tự của cả đoạn trích, vừa làm câu thơ sống động hơn, vừa là nét vẽ hoàn chỉnh của bức tranh xuân. Chỉ cần một chút đảo ngữ ở “trắng điểm” và “điểm trắng” thôi đã đủ để nâng câu thơ lên một tầm cao mới. Tả mùa xuân đẹp và sống động như thế, thật không còn từ ngữ nào để nói lên sự tài tình trong bút pháp miêu tả gợi hình gợi cảm của Tố Như.
    Thiên nhiên còn là một ẩn dụ để Nguyễn Du tả tình cảm của ông với con người, thế nên thiên nhiên ấy thắm đượm tình người. Tả cảnh ngụ tình là một trong những phương pháp quen thuộc và hiệu quả của các nhà văn, nhà thơ từ xưa tới nay. Những bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều trở thành một thứ bút pháp để Nguyễn Du miêu tả và khắc hoạ số phận, tính cách và nhất là nội tâm nhân vật, khiến cho nhan vật của ông hiện lên thật sinh động, chân thực, đem đến sự đồng cảm sâu  sắc. Bức tranh trước lầu Ngưng Bích  là bức tranh nét nên thơ nhưng bao la buồn vắng cô đơn như cảnh ngộ nàng Kiều :
    Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
    Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
    Bốn bề bát ngát xa trông,
    Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
     (Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều)
    Đây là bức tranh buồn bã lạnh lẽo được thể hiện qua cái nhìn của nhân vật  trước số phận phong ba. Ngoại cảnh phản chiếu tâm trạng suy nghĩ  của nàng Kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Cảnh vật và tâm tình tìm được tiếng nói chung, tiếng nói của một trái tim đơn côi, một tâm hồn lạnh lẽo Điều đó thể hiện qua cái rợn ngợp của không gian đa chiều ( rộng ,cao ,xa )các hình ảnh vừa thực vừa  vừa ước lệ  (non xa ,trăng gần ,cát vàng ,bụi hồng ).
    Ở một mình chốn lầu Ngưng Bích bơ vơ trơ trọi, với lời dụ dỗ ngọt ngào của bọn buôn người bất nhân. Nàng bị Tú Bà giam ở lầu Ngưng Bích cách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài
    Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
    Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
    Hai từ “khóa xuân” mang đầy vẻ mỉa mai, trách móc. Kiều bị đem ra lầu Ngưng Bích giam lỏng. Trong cảnh ngộ cô đơn éo le ấy, nàng chỉ còn biết trải lòng mình lên cảnh vật, gửi gắm tâm hồn vào thiên nhiên, lắng nghe tiếng thổn thức phát ra từ tận đáy con tim. Cảnh tượng nơi lầu Ngưng Bích này thật đẹp: có núi non xa, vầng trăng gần đều hút chung vào tầm mắt. Hai từ ngữ đối lập “xa – gần” cùng từ “ở chung” như góp phần hoàn thiện thêm cái cạnh tượng thật nên thơ nhưng cũng thật quạnh quẽ phía trước lầu. Trông ra bốn bề, nàng thấy một không gian rộng lớn bát ngát hiện lên.
    Bốn bề bát ngát xa trông,
    Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
    Người đọc chỉ thấy cảch thiên nhiên trước mặt nàng , phía xa xa kia là núi .Trên đầu nàng là tấm trăng lạnh lẽo.Xung quanh nàng là bốn bề bát ngát .Từ láy “bát ngát ”gợi cho người đọc hình dung thấy , không gian nơi lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, phẳng lặng không một bóng người. Phải chăng những cảnh vật tĩnh lặng này càng làm nổi bật lỗi cô đơn của Kiều.Nghệ thuật đảo ngữ ở đây làm ta cảm nhận rõ hơn cái rộng lớn của cảnh vật, cũng như cái trống trải của tâm hồn Thúy Kiều. Nhìn xa nhìn gần là ngổn ngang những cồn cát vàng trải dài vô tận, là những dặm bụi hồng xa xôi ngút ngàn. Phải chăng sự ngổn ngang của cảch vật cũng chính  là sự ngổn ngang của lòng  nàng Kiều. Các vế câu đối xứng nhau cùng những cặp từ “nọ - kia, xa – gần” như đợt sóng dồi tầng tầng lớp lớp trong tâm trí, xô đẩy thêm nữa cái tâm trạng lộn xộn của người con gái. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của tác giả thật vô cùng đặc sắc, diễn tả thật cảm động nỗi buồn và tình cảnh éo le của Kiều. Tình cảnh nàng Kiều lúc này thật chẳng khác gì sống trong địa ngục: thân xác bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, tâm hồn bị giam cầm trong vòng xoay khép kín của thời gian sớm - tối, và tình cảm thì bị giam hãm trong mớ tơ lòng rối bời. Phận nàng mới đáng thương làm sao! Bức tranh đầy ám ảnh, thấp thỏm, đầy sự vần vũ, thảng thốt, rợn ngợp để  Nguyễn Du đồng cảm cùng nàng Kiều bé nhỏ, trơ trọi, kinh hoàng, vô vọng trước biển
    Ngòi bút Nguyễn Du đã trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong nền thơ ca dân tộc. Thiên nhiên có mặt, trở thành bút pháp đã góp phần thể hiện sâu sắc âm vang những nghĩ suy của Nguyễn Du về con người.Qua cách miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Du  cho thấy một tâm hồn thiết tha yêu sự sống, yêu tạo vật, một linh hồn “ mang mang thiên cổ”, một sự nhạy cảm, tinh tế, tài hoa khác thường. Sáng tác của Nguyễn Du đã dạy người đọc cách mở rộng lòng mình với tạo hoá, với cái đẹp, dạy chúng ta biết sống yêu đời.

  • Tống Linh Trang đã đặt câu hỏi: Cách nhận thưởng trên hoc247 Cách đây 5 năm

    Ccá bạn ơi cho mình hỏi là nhận giải trên hoc247 bằng cách nào vậy ạ?

Không có Điểm thưởng gần đây

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON