Cảm nhân về tình yêu cha của bé Thu
cảm nhân về tình yêu cha của bé thu
Trả lời (5)
-
bé thu nào
bởi không cần cảm ơn 26/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Lê Hải Anh trả lời ko liên quan đến câu hỏi vậy
Spam câu trả lời
Xin ad xử lí ạ
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 26/12/2018Like (1) Báo cáo sai phạm -
Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng tập trung miêu tả cuộc sống và tình cảm của gia đình anh Sáu. Nổi bậc lên trong truyện là nhân vật bé Thu, một cô bé gan dạ, dũng cảm, có tình yêu thương cha tha thiết. Qua hình ảnh của bé Thu, Nguyễn Quang Sáng khắc họa thành công đời sống, chiến đấu và tinh thần gan dạ, dũng cảm, quyết chiến đấu hi sinh của nhân dân miền nam trong cuộc chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.
Anh Sáu là cán bộ kháng chiến. Rời gia đình lên căn cứ lúc bé thư chưa tròn một tuổi, anh Sáu mang theo nỗi nhớ thương con tha thiết. Bé Thu dần lớn lên với mẹ. Bé chỉ được nhìn ngắm ba của mình trong những bức ảnh và gửi gắm hết tình cảm, cảm xúc của mình dành cho ba vào đấy. Nhưng trớ trêu thay, năm bé Thu tám tuổi, anh Sáu đã có dịp quay về quê hương để thăm gia đình, chỉ vì một vết sẹo trên gương mặt anh Sáu, bé Thu không chịu nhận ba của mình. Trong những ngày anh Sáu còn ở nhà, nhiều việc đã diễn ra dẫn đến tình cảm cha con giữa anh Sáu và bé Thu không hoà hợp được.
Đến khi bé Thu hiểu ra mọi lẽ thì cũng là lúc anh Sáu phải quay về chiến khu. Tình yêu thương ba mãnh liệt của bé Thu bùng toả dữ dôi lúc chia tay anh Sáu trên bến sông. Khi trở lại căn cứ, anh Sáu dồn hết tình yêu thương con tha thiết của mình vào làm chiếc lược ngà tặng con. Nhưng không kết thúc ở đó, tình huống truyện lật trở một lần nữa. Trong một trận càn quét của địch, anh Sáu đã hy sinh. trước khi trút hơi thở cuối cùng,anh chỉ kịp gửi gắm lại tình yêu thương của mình dành cho bé Thu vào một chiếc lược ngà và nhờ đồng đội trao lại cho con gái.
Nếu ai chưa đọc hết câu truyện này mà chỉ nghe kể qua sẽ cảm thấy bé Thu là một cô bé bướng bỉnh, cứng đầu và bất hiếu với ba. Thật tế, bé Thu là cô bé rất ngoan. Bé Thu cự tuyệt, không nghe theo lời anh sáu trong lần anh trở về thăm nhà có lẽ là hành động lần đầu và cũng như lần cuối cùng của em vô lễ như thế. Bởi cái tình cảm tha thiết quá lớn của một đứa trẻ ngây thơ như em đã dành hết phần cho người ba trong bức ảnh mẹ vẫn hay cho em xem cùng để gạt bớt nỗi nhớ.
Hình ảnh người cha trẻ với gương mặt điển trai không một vết sẹo trên ảnh mà em được biết từ khi nào được khắc sâu vào trái tim nhỏ bé của Thu. Vậy mà giờ đây người đàn ông lạ lẫm nhận làm ba với một vết sẹo dài trên mặt khiến nó kinh ngạc và sợ hãi.
Hành động và cử chỉ của bé Thu trong những ngày cuối anh Sáu còn ở lại đã dẫn đến đỉnh điểm. Vào ngày cuối cùng trước khi anh Sáu rời đi, bé Thu vẫn kiên quyết phủ nhận tình cảm của anh Sáu bằng việc hất miếng trứng cá anh Sáu gắp cho ra khỏi chén cơm. Cơn tức giận của anh Sáu đã lên đỉnh điểm và trong cơn giận, anh đã đánh con. Cứ ngỡ rằng bé Thu sẽ khóc và giận hờn anh, nhưng không, một lần nữa, em lại thể hiện sự bướng bỉnh của mình. Không vùng vằng, không la hét, em chỉ lẳng lặng bỏ đi. Chúng ta có thể thấy bé Thu thật mạnh mẽ và kiên định,nhưng em không biết rằng hành động ấy có thể làm em hối hận về sau.
Điều này đối với một đứa trẻ như Thu phản ứng như thế thì không có gì lấy làm lạ cả. Thu cũng đã rất hối lỗi trước việc làm đáng trách của mình. Nó đã trằn trọc suốt đêm không ngủ được khi biết rõ sự tình qua lời ngoại kể. Trước khi rời xa ba, nó ôm lấy ba mình bằng hai tay, hay chân bằng hết thảy sinh lực mà nó có. Thế nhưng, nó cũng không giữ anh Sáu ở lại được.
Vào những khắc cuối cùng anh còn ở lại quê nhà, điều mà không ai ngờ đến diễn ra. Bé Thu sau khi nghe lời giải thích từ bà ngoại, đã bừng tỉnh ra và nhận anh Sáu là ba của mình. Giây phút tình yêu thương cha mãnh liệt của bé Thu được giải toả ra đều khiến mọi người nghẹn lòng. Ẩn dưới sự bướng bỉnh, mạnh mẽ ấy là một cô bé hồn nhiên, dễ thương, giàu tình cảm, có niềm yêu thương ba mãnh liệt, da diết. Một cô bé mạnh mẽ nhưng đầm ấm, kiên quyết nhưng yếu đuối, mong mỏi chờ ba mình về.
Trong tim mỗi người tất luôn có một hình bóng những người thương yêu đậm sâu thì khó mà thay đổi được huống chi là trong hoàn cảnh chiến tranh như thế này. Tuy là buồn khi không nhận ra ba sớm hơn nhưng điều quan trọng là ta biết được bé Thu vẫn rất yêu thương ba mình nhiều đến thế. Từ việc hiểu ra được nguyên nhân anh Sáu có vết sẹo trên mặt từ lời kể của bà, Thu còn nhận ra được một điều sâu xa mà từ trước đến giờ bản thân Thu vẫn không thể nào hiểu đó chính là chiến tranh thật khốc liệt. Điều này cũng rất ý nghĩa giúp em quyết định hi sinh vì đất nước giống ba khi chọn công việc làm cô giao liên hiểm trở.
Chỉ mới hai nhân vật thôi cũng đã thấy được chiến tranh tàn ác đến mức nào, nó đã khiến cho con người ta cách xa nhau, không nhận ra nhau lẫn tình cảm mà mỗi người dành cho nhau. Không những thế chiến tranh còn là những vết dao găm tàn nhẫn đâm sâu vào trái tim con người khi khiến người ta phải hi sinh và người nhà phải đau buồn.
Trước lúc lên đường tiếp tục chinh chiến, anh Sáu cũng đã hứa sẽ mang về cho con một chiếc lược. Chỉ là một chiếc lược thôi mà lại mang một ý nghĩa rất lớn, là lời hứa hẹn rằng ba sẽ trở về. Thế nhưng chiến tranh đã ngăn cách hai cha con mãi mãi. Trong một trận càn khốc liệt của kẻ thù, anh Sáu đã hi sinh.
Chiến tranh đã giết chét anh Sáu, cướp đi của bé Thu người cha nó yêu quý nhất. Ấy vậy mà tình cha con vẫn chưa dừng lại ở đó, anh Sáu trước khi trút hết hơi thở cuối cùng đã kịp gửi lại chiếc lược ngà và nhờ bác Ba chuyển lại cho con gái anh. Đấy có lẽ là kỉ vật quý báu nhất của tình yêu thương mà anh Sáu đã cất công làm bằng cả tâm hồn, tình yêu thương, nỗi mong nhớ và hạnh phúc của một người cha.
Trong chiến tranh, tình cảm con người thì vẫn được truyền đi khắp nơi kho vẫn có những thứ tình cảm nhỏ bé mà lại đáng quý. Như tình cảm đồng chí của bác Ba với anh Sáu trong hoàn cảnh chiến tranh là không thể thiếu. Bác Ba vẫn không ngừng giúp đỡ anh Sáu, hai người luôn đi cạnh nhau hỗ trợ nhau trong nhiệm vụ. Cả đến khi anh Sáu không còn nữa bác Ba vẫn cố để giúp người bạn, người anh em đưa lại kỉ vật cuối cùng cho bé Thu. Ngoài ra còn một nhắn vật không kém phần quan trọng trong gia đình, đây chính là mẹ bé Thu. Người đã luôn theo sát con và anh Sáu. Bà vẫn luôn chăm lo từng chút, cố gắng vượt rừng thăm chồng và làm việc nuôi bé Thu thay cả phần chồng.
Chiếc lược ngà là một bài ca cảm động về tình cảm gia đình trong hoàn cảnh chiến tranh. Cho dù trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt đến cỡ nào, hoàn cảnh khó khăn đến mấy thì trái tim con người vẫn luôn nồng cháy tình thương yêu, vẫn luôn thấy hạnh phúc và chở che trong tình người. Chiến tranh có thể giết chết họ nhưng không thể nào hủy diệt tình yêu thương trong trái tim của họ. Nó mãi mãi còn đấy, mãi lan tỏa và ẩn mình. Nó biến thành sự căm phẫn, nỗi giận dữ, lòng căm thù và trút lên đầu kẻ thù cơn thịnh nộ dữ dội. Nó làm nên sức sống, sức chiến đấu và chiến thắng của dân tộc ta.
bởi Nguyễn Linh 26/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Lê Hải Anh đăng nhiều spam quá. Mong ad xử lí cho công bằng với mọi người ạ. Như luật mk đã đề ra nếu spam nhìu đã nhắc nhở mà còn tiếp tục xin CICK nick vĩnh viễn ạ.
bởi Trịnh Linh 27/12/2018Like (1) Báo cáo sai phạm -
vì bé yêu người cha trong bức ảnh cưới chụp chung với má nên em không thể chấp nhận người đàn ông lạ mặt đó được
bởi Trịnh Linh 27/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
phương thức biểu đạt của bài “Tiếng Hát Tháng Giêng ( Y PHƯƠNG )
Giúp Mình với ạ!
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
Viết một bài văn giới thiệu về tác giả thơ mới:
- Giới thiệu chung: tên, quê, xuất thân, năm sinh, năm mất
- Cuộc đời - con người ( tiểu sử )
- Sự nghiệp sáng tác:
+) Tác phẩm chính
+) Phong cách sáng tác
+) Vị trí trong nên văn học
24/11/2022 | 0 Trả lời
-
Tóm tắt tác phẩm Làng của Kim Lân
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao? KHÔNG CHÉP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
đọc hiểu "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao KHÔNG CHÊP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Về một mua xuân
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mọc giữa đong sông xang Một bông hoa tím biếc Ơi,con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọi long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
Giúp mình với ạ
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tịnh thần tự học trong đoạn văn sử dụng ít nhất 2 câu ghép
giúp mik với ak mik cần gâsp
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Trong câu: Người xưa có câu: “Lá lành đùm lá rách” khuyên chúng ta phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau Dấu ngoặc có có ý nghĩa gì
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời