YOMEDIA
NONE

Trình bày phong trào đấu tranh của quần chúng công-nông từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trình bày phong trào đấu tranh của quần chúng công-nông từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • * Đặc điểm:

    • Chịu ảnh hưởng chính trị của giới sĩ phu, nhưng so với phong trào của giới sĩ phu thì thiếu đường lối tổ chức,đông đảo quyết liệt hơn dù còn tự phát.
    • Kẻ áp bức bóc lột họ trong đời sống hằng ngày, cũng chính là bọn thực dân cướp nước, vì vậy mâu thuẫn giai cấp trùng hợp với mâu thuẫn dân tộc.

    * Phong trào nông dân:

    • Trung kỳ: 1908, do ảnh hưởng của những tư tưởng cải cách của Phan Chu Trinh và phong trào Duy Tân, hô hào đời sống mới, một phong trào chống sưu thuế của nông dân đã lan rộng ra nhiều tỉnh, hàng ngàn nông dân nổi dậy biểu tình, đòi giảm sưu thuế, bao vây các huyện lị.
    • Bắc kỳ: nghĩa quân nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám đã liên lạc với các tổ chức yêu nước, trong kế hoạch tấn công vào Hà Nội. Phong trào của nông dân còn khá phức tạp, đó là sự hổn dung giữa truyền thống cũ (khởi nghĩa nông dân), với những tư tưởng dân tộc - dân chủ mới xuất hiện đầu thế kỷ XX
    • Nam kỳ: xuất hiện Hội kín chống Pháp, họ tổ chức những cuộc tập kích vũ trang vào Sài Gòn đánh phá các nhà ngục.

    * Phong trào công nhân:

    • Giai cấp công nhân Việt Nam tuy mới ra đời số lượng ít, nhưng bước đầu đã tham gia đấu tranh.
    • Những cuộc bãi công bạo động của công nhân ở các công trường đường sắt (Yên Bái), hầm mỏ (thiếc Tĩnh Túc,than ở Phấn Mễ.......)
    • Một số công nhân tàu biển đã liên hệ giúp đỡ các hoạt động yêu nước của các sĩ phu........
      bởi thu trang 16/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON