YOMEDIA
NONE

Pháp đã thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần hai tại Việt Nam như thế nào?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Bối cảnh quốc tế và Việt Nam.

    Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tuy là nước thắng trận nhưng kinh tế bị kiệt quệ, các ngành kinh tế như: công, nông, thương nghiệp đều bị tàn phá nặng nề, nợ nước ngoài tăng, các khoản đầu tư ở Nga mất trắng.

    Vì thế tư bản độc quyền vừa bóc lột nhân dân Pháp, vừa ráo riết đẩy mạnh khai thác  bóc lột các thuộc địa.

    Chương trình khai thác thứ hai thực hiện ở Đông Dương nhằm nhanh chóng khôi phục lại địa vị kinh tế, chính trị của Pháp trong thế giới tư bản.

    Chương trình khai thác:

    Pháp đầu tư vào Đông Dương với tốc độ nhanh và quy mô lớn: tổng số vốn đầu tư từ 1924 – 1929 vào Đông Dương tăng gấp 6 lần, vốn đầu tư trong 20 năm trước chiến tranh (1898 – 1918).

    Pháp tăng cường cướp đoạt ruộng đất, vơ vét nông phẩm xuất khẩu.

    10 năm sau chiến tranh, diện tích ruộng đất mà Pháp cướp đoạt bằng 25% tổng số diện tích bấy giờ.

    Chúng bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (chủ yếu là các đồn điền cao su).

    Pháp còn chú trọng tới khai mỏ, nhiều công ty than nối tiếp nhau ra đời.

    Đồng thời một số cơ sở công nghiệp tiêu dùng như sợi, rượu, diêm, đường cũng được mở thêm.

    Về thương nghiệp, chúng độc chiếm thị trường: hàng hoá Pháp được miễn thuế, đồng thời đánh thuế nặng hàng hoá các nước khác.

    Giao thông vân tải cũng được đầu tư để chuyên chở hàng hoá:

    Nhiều đoạn đường sắt xuyên Đông Dương được xây dựng.

    Đường bộ, đường sắt phát triển mạnh.

    Cảng Sài Gòn và Hải Phòng được mở rộng.

    Các cảng Hồng Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy, Đà Nẵng được xây dựng.

    Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương.

    Ngân sách của chính quyền thực dân ở Đông Dương chủ yếu vẫn dựa vào các thứ thuế trực thu và gián thu.

    Để phục vụ đắc lực cho chính sách khai thác, chúng tăng cường các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục như:

    Mọi quyền trong nước đều thâu tóm trong tay người Pháp, vua quan nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn.

    Việt Nam chia thành 3 kì với ba chế độ khác nhau.

    Triệt để thực hiện văn hoá nô dịch nhằm gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích tệ nạn xã hội.

    Mở một số trường để đào tạo công chức và công nhân lành nghề phục vụ cho cuộc khai thác.

    Xuất bản sách báo tuyên truyền cho chính sách “khai hoá” của thực dân.

    Pháp du nhập vào Việt Nam quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đồng thời vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến, làm cho nền kinh tế ở Việt Nam có bước biến đổi mới, nhưng vẫn bị kiềm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp: hạn chế công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng.

    Việt Nam thành một thị trường độc chiếm và phụ thuộc vào Pháp.

    Xã hội Viêt Nam ngày càng phân hoá sâu sắc hơn. Bên cạnh giai cấp cũ (địa chủ, phong kiến, nông dân), xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân) với những lợi ích riêng và thái độ chính trị khác nhau.

      bởi Lê Văn Duyệt 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF