YOMEDIA
NONE

Những thành tựu đạt được của đường lối đổi mới?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • – Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

    – Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được nạn lạm phát có lúc trên 700% (năm 1986) xuống mức lạm phát 12% (năm 1995) và từ đó đến nay lạm phát chỉ còn một con số; khắc phục được nạn thiếu lương thực trước đây và hiện nay kinh tế phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo thứ hai, thứ ba trên thế giới.

    – Cùng với tăng trưởng kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã chú ý đến việc thực hiện chính sách công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể.

    – Một đặc điểm khác đáng chú y nữa là sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam đã xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm, trước hết phải đổi mới tư duy về kinh tế. Nhờ định hướng đúng đắn mà những yêu cầu cấp thiết của nhân dân ta về sản xuất và đời sống được giải quyết, đem lại sự tin tưởng của nhân dân đối với sự nghịệp đổi mới tự nó trở thành động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới giành nhiều thắng lợi.

    – Song song với đổi mới kinh tế, từng bước đối mới về chính trị, xã hội, văn hoá với mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng và phát huy đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Khoa học – công nghệ cùng với giáo dục – đào tạo được Nhà nước hết sức chăm lo. Nhà nước coi chính sách phát triển khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhờ vậy, trong những năm vừa qua, khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

    – Trong lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam thực hiện chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, địa phương hoá, địa dạng hoá các quan hệ quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Trên cơ sở đường lối đó, Việt Nam đã kiên trì phấn đấu đẩy lùi và làm thất bại chính sách bao vây cấm vận, cô lập Việt Nam của các thế lực thù địch, tạo được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

    – Tháng 7/1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

    – Tháng 3/1996, Việt Nam đã tham gia Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM) gồm

    10 nước châu Á và 15 nước châu Âu với tư cách thành viên sáng lập. Tháng 10/2004, Hội nghị ASEM lần thứ năm đã họp tại Thủ đô Hà Nội của Việt Nam.

    – Tháng 11/1998, Việt Nam đã gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu A – Thái Bình Dương (APEC) gồm các nước và lãnh thổ thuộc châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương ở ven hai bịờ Thái Bình Dương.

    – Chính trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã nhanh chóng mơ rộng xuất khẩu, thúc đẩy phát trịển, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

    – Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ hội để Việt Nam tiếp cận với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới.

      bởi Phung Thuy 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON