YOMEDIA
NONE

Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn viết: “Người là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam…” 1. Trên cơ sở trình bày những nét chính về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh từ năm 1911 đến năm 1969, anh (chị) hãy: – Nêu những công lao to lớn của Người đối với dân tộc. – Rút ra những phẩm chất tiêu biểu của Anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh và giải thích nguồn gốc của những phẩm chất đó. 2. Từ đó, anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về sự đánh giá của UNESCO đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh..

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1. Những công lao to lớn của Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng dân tộc, là vị lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Từ buổi thanh xuân đến khi vĩnh biệt chúng ta, Người đã cống hiến tất cả

    sức lực và trí tuệ của mình cho dân tộc. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghị quyết của UNESCO có đoạn viết: “Người là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam…”. Có thể thấy, từ năm 1930 đến năm 1969, đã nổi bật lên công lao vĩ đại của Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

     

    a/ Từ 1920 – 1930:

    Trải qua cuộc hành trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn – con đường cách mạng vô sản do Lênin vạch ra. Năm 1920, Người đứng về Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Người đã trải qua 10 năm vận động để chuẩn bị cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

    + Ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.

    + Tích cực đào tạo cán bộ cách mạng, củng cố tổ chức, lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

    + Hợp nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam ( 3/2/1930 ). Vạch ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo, thắm đượm

    tinh thần dân tộc và tính nhân văn.

    b/ Từ 1930 – 1945:

    – Từ năm 1930 đến 1940, Người hoạt động ở nước ngoài, song vẫn thường xuyên theo dõi và có nhiều ý kiến chỉ đạo cách mạng Việt Nam.

    – Từ đầu năm 1941, Người về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng:

    + Chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8, hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đặt vấn đề khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân ta.

    + Sáng lập ra Mặt trận Việt Minh, đã thu hút được toàn dân từ miền núi đến miền xuôi, từ nông thôn tới thành thị, hình thành một đội quân chính trị hùng mạnh.

    + Người ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944) – đội quân chủ lực của cách mạng Việt Nam.

    + Người là linh hồn của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, chính Người đã soạn thảo và công bố bản Tuyên ngôn Độc lập – khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.

    c/ Từ 1945 – 1969:

    – Nguyễn Ái Quốc cùng Đảng lãnh đạo và chèo lái con đường Cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh, bảo vệ thành quả cách mạng năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1945 – 1946), tạo cơ sở lực lượng để ta bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp. (Người đã đề ra những quyết định sáng suốt với những chính sách mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc nhằm phân hoá đối phó kẻ thù bảo vệ thành quả cách mạng, ngày 6/3/1946, Người kí Hiệp định sơ bộ, ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh kí với Pháp Tạm ước).

    – Trong thời gian từ năm 1946 đến năm 1969, vai trò của Người gắn liền với Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp cùng Đảng đề ra đường lối kháng chiến, chính sách xây dựng hậu phương, phát triển kinh tế, văn, hoá, đặc biệt thu được thắng lợi to lớn trên mặt trận quân sự, buộc Pháp

    rút khỏi Việt Nam năm 1954.

    – Từ năm 1954 đến năm 1969, Người cùng Đảng lãnh đạo các phong trào chống Mỹ ở miền Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

    – Người cùng Đảng Đảng lãnh đạo một cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ.

    – Nhìn chung, công lao to lớn nhất của Hồ Chí Minh ở thời kì 1946 – 1969 đó là cùng Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành một lúc hai nhiệm vụ chiến lược: bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng góp cho dân tộc ta nhiều công lao to lớn. Hiện nay trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, những phẩm chất sáng ngời của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị soi sáng mãi trong từng bước đi của toàn Đảng, toàn dân ta.

    2. Những phẩm chất tiêu biểu của Anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh và nguồn gốc của những phẩm chất đó.

    + Phẩm chất tiêu biểu:

    – Hy sinh, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thể hiện lòng yêu nước thiết tha, trung thành với sự nghiệp của nhân dân “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và đấu tranh cho thắng lợi của cách mạng thế giới.

    – Tinh thần đấu tranh bất khuất, dù gian khổ, hy sinh đến đâu cũng không nản trí…”Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không là nô lệ.

    – Người là trung tâm của sự đoàn kết toàn dân…”Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

    – Biểu tượng của tinh thần yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế chân chính,

    – Tiêu biểu cho đạo đức cách mạng.

    + Nguồn gốc:

    – Truyền thống gia đình, quê hương, đất nước.

    – Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của các vị anh hùng dân tộc trước đó và những tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lênin.

    – Do thực tiễn đấu tranh cách mạng.

    – Sự phấn đấu của bản thân.

    3. Suy nghĩ về sự đánh giá

    Sự đánh giá của UNESCO đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh là lời nhận xét thấu đáo. Trước hết, UNESCO đánh giá đúng về công lao và đóng góp của Hồ Chí Minh đối với dân tộc và phẩm chất tiêu biểu của người như: Điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại lễ tang Hồ

    Chủ tịch, người anh hùng vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.

    Mỗi dân tộc đều có những anh hùng riêng của mình. Song không nhất thiết là anh hùng dân tộc thì cả thế giới không biết đến. Hồ Chí Minh là một trong những trường hợp đặc biệt: một anh hùng dân tộc được cả thế giới biết đến và ca ngợi. Đó là niềm vinh quang và tự hào của dân tộc Việt Nam.

    + Những đóp góp của Hồ Chủ tịch đối với thế giới mà nhân loại tiến bộ đã thừa nhận và cao ngợi: Hồ Chí Minh – Chiến sĩ cách mạng quốc tế.

      bởi Minh Hanh 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF