YOMEDIA
NONE

Hoàn cảnh lịch sử nào đã đưa đến việc kí Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • -Từ phiên họp đầu tiên (13/5/1968) đến khi đạt được dự thảo Hiệp định Paris về Việt Nam (10/1972), Hội nghị hai bên, rồi Hội nghị bốn bên ở Paris, trải qua nhiều phiên họp chung công khai và nhiều cuộc tiếp xúc riêng.

    -Lập trường bốn bên mà thực chất là hai bên Việt Nam và Mỹ rất xa nhau, mâu thuẫn nhau, khiến cho cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt đến mức nhiều lúc phải gáin đoạn cuộc thương lượng.

    -Chúng ta đòi Mỹ phải rút quân, phải để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định vận mệnh của mình.

    -Ngày 8/5/1969, phái đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã nêu lên giải pháp toàn bộ 10 điểm để làm cơ sở cho việc đàm phán.

    -Lúng túng và bị động trước giải pháp hợp tình hợp lý này, Nixon phải đề ra việc rút quân từng bước để xoa dịu dư luận và che đậy việc tiếp tục thực hiện chương trình Việt Nam hóa chiến tranh.

    -Do bản chất ngoan cố của Mỹ, cuộc đàm pháp kéo dài mấy năm trời.

    -Ngày 1/7/1971, chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt  Nam lại đưa ra giải pháp 7 điểm.

    -Đến ngày 2/2/1972, phái đoàn Việt Nam nói rõ thêm 2 điểm then chốt, xác định lập trường đúng đắn để giải quyết một cách căn bản và vững chắc vấn đền Việt Nam là :

    Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn chiến tranh xâm lược Việt Nam.

    Phải tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, chấm dứt ủng hộ chính quyền Sài Gòn, thành lập chính phủ liên hiệp 3 thành phần bao gồm mọi lực lượng và xu hướng chính trị ở miền Nam.

    -Những biện pháp nói trên đã được dư luận tiến bộ trên thế giới và cả ở nước Mỹ đồng tình, ủng hộ.

    -Trong các phiên họp, phía Việt Nam tập trung vào vấn đề mấu chốt nhất là đòi Mỹ rút hết quân viễn chinh cùng quân chư hầu khỏi miền Nam và đòi họ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam.

    -Phía Mỹ thì trước sau nêu quan đểim “có đi có lại”, đòi hai bên (cả quân miền Bắc ở miền Nam) “cùng rút quân”.

    -Họ đã đặt ngang hàng kẻ đi xâm lượng và người chống xâm lược.

    -Do liên tiếp bị thất bại nặng nề ở hai miền của nước ta, lại muốn trúng cử tổng thống một lần nữa vào dịp bầu cử (11/1972), Nixon dùng thủ đoạn lùi bước trong thương lượng với ta và xuống thang phá hoại miền Bắc.

    -Đầu thắng 10/1972, phái đoàn Mỹ đến Paris để nối lại cuộc đàm pháp đã bị gián đoạn từ tháng 3/1972.

    -Trong cuộc tiếp xúc riêng với đại diện Mỹ ngày 8/10/1972, ta đưa ra bản dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” và đề nghị thảo luận để đi đến kí kết.

    -Ngày 17/10/1972, văn bản Hiệp định được hoàn tất và hai bên thỏa thuận ngày kí chính thức.

    -Để đi đến kí chính thức Hiệp định, ngày 22/10/1972, Nixon tuyên bố ngưng mọi hành động chống phá miền bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.

    -Sau khi tái đắc cử tổng thống (8/11/1972), Nixon trở mặt đòi xét lại văn bản Hiệp định đã thỏa thuận, đòi ta nhân nhượng.

    -Để ép ta nhân nhương, kí một Hiệp định do Mỹ đưa ra, Nixon âm mưu giành một thắng lợi quyết định bằng quân sự.

    -Cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối 1972 là nhằm mục đích đó, nhưng quân dân ta đã đập nát cuộc tập kích này, làm nên trận Điên Biên Phủ trên không ở Hà Nội.

    -Thất bại của Mỹ trên chiến trường dẫn đến thất bại của chúng trên bàn thương lượng.

    -Sau khi buộc phải chấm dứt hoàn toàn các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác chống miền Bắc, Mỹ cử đại diện đến Paris nối lại cuộc đàm phán, để rồi kí Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973).

    -Hiệp định Paris được 12 nước công nhận về mặt pháp lý quốc tế.

      bởi Nguyễn Thanh Thảo 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON