Hãy trình bày phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1919 – 1925?
Hãy trình bày phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1919 – 1925? Những mặt tích cực và hạn chế của phong trào?
Trả lời (1)
-
* Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc:
Cuộc đấu tranh nhằm các mục tiêu:
- Đòi một số quyền lợi về kinh tế:
- Giai cấp tư sản dân tộc nhân đà làm ăn thuận lợi, muốn vươn lên giành lấy vị trí khá hơn trong trong kinh tế Việt Nam sau chiến tranh.
- Năm 1919, tư sản dân tộc tổ chức phong trào “ Chấn hưng hàng nội hóa” “Bài trừ hàng ngoại hóa”
- Năm 1923, họ châm ngòi đấu tranh chống độc quyền Cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ của tư sản Pháp.
- Đòi các quyền tự do dân chủ:
- Cùng với các hoạt động kinh tế, giai cấp tư sản dân tộc đã dùng báo chí để bênh vực các quyền lợi của mình.
- Một số tư sản lớn và địa chủ lớn ở Nam Kỳ (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long) đứng ra tổ chức Đảng Lập Hiến để tập hợp lực lượng, rồi đưa ra một số khẩu hiệu: Đòi tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng, làm áp lực đối với Pháp.
- Phong trào của tư sản thể hiện tính chất : Đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản, các hoạt động của họ mang tính cải lương thoả hiệp.
* Phong trào của các tầng lớp tiểu tư sản:
Thể hiện các mục tiêu:
- Chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do dân chủ.
- Các tầng lớp tiểu tư sản đã thể hiện lòng yêu nước của mình bằng nhiều cách. Ngoài việc tham gia vào các phong trào yêu nước, dân chủ công khai lúc bấy giờ, họ đã tập hợp nhau lại trong những tổ chức yêu nước mới, tiến hành đấu tranh có tổ chức.
- Nhiều tổ chức chính trị yêu nước của tri thức nhà văn, nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên…đã ra đời như : Tân Việt Thanh Niên Đoàn (1923), Việt Nam Nghĩa Đoàn (1925), Hội Phục Việt (1925), Đảng Thanh Niên (1926)…
- Các tổ chức đã cho ra đời những tờ báo tiến bộ như : Chuông Rè, An Nam trẻ, Người nhà quê … Lập ra những nhà xuất bản tiến bộ : Cường học thư xã (Sài Gòn), Nam Đồng thư xã (Hà Nội)… Họ dùng sách báo làm phương tiện truyền bá tư tưởng yêu nước, tiến bộ, nêu quan điểm lập trường chính trị của mình.
- Trong cao trào yêu nước lúc bấy giờ có ba sự kiện tiêu biểu nhất : vụ Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méc-lanh, vụ đòi thả Phan Bội Châu và vụ để tang Phan Châu Trinh.
- Tháng 6/1924, toàn quyền Đông Dương là Méc-lanh sang Nhật và Trung Hoa, âm mưu cấu kết với chính quyền phản động hai nước này để phá hoại cách mạng việt Nam. Tâm Tâm xã giao cho Phạm Hồng Thái trừ khử tên thực dân đầu sỏ. Cuộc mưu sát không thành. Nhưng hành động của Phạm Hồng Thái đã gây nên tiếng vang lớn ở trong và ngoài nước, giống như cánh chim báo hiệu mùa xuân vừa có tác dụng cổ vũ vừa thúc đẩy phong trào yêu nước.
- Phan Bội Châu là nhà yêu nước, hoạt động cách mạng từ đầu thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Phan Bội Châu tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc. Giữa năm 1925 Ông bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải và bí mật đưa về nước giam ở Hoả Lò (Hà Nội ) với âm mưu sát hại cụ. Nhân dân cả nước đấu tranh buôc thực dân Pháp xét xử công khai, tha bổng rồi giam lỏng ở Huế cho đến khi mất (1940 )
- Cùng hoạt động với cụ Phan Bội Châu, đầu thế kỷ XX có Phan Châu Trinh. Khi vụ chống thuế ở Nam kỳ xảy ra (1908 ) Phan Chu Trinh bị bắt bị đày đi Côn Đảo ba năm. Đến ngày 24 – 3 – 1926, cụ Phan Châu Trinh qua đời sau một thời gian ốm nặng tại Sài Gòn. 14 vạn người đã xuống đường đưa Cụ về nơi an nghỉ cuối cùng. Sau đám tang, khắp Bắc, Trung, Nam đều tổ chức lễ truy điệu.
* Tính chất:
- Phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản, mang tính chất yêu nước dân chủ rõ rệt.
- Nhìn chung, phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc, tuy thể hiện lòng yêu nước nhưng mang tính thỏa hiệp, cải lương và ngày một xa rời đi đến chỗ đối lập với quần chúng.
- Tiếng nói và hoạt động của tiểu tư sản mạnh mẽ hơn nhiều, chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ, được quần chúng ủng hộ, song cũng không thể đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi, do thiếu đường lối chính trị đúng đắn.
* Những mặt tích cực và hạn chế của phong trào:
- Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc:
- Tích cực: Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam đã có cố gắng trong việc đấu tranh chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản nước ngoài.
- Hạn chế: Các hoạt động của họ chỉ mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ của chế độ thực dân, phục vụ quyền lợi của các tầng lớp trên và nhanh chóng bị phong trào quần chúng vượt qua.
- Phong trào của tầng lớp tiểu tư sản:
- Tích cực: có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ trong nhân dân, truyền bá những tư tưởng cách mạng mới.
- Hạn chế: Họ chưa tổ chức thành chính đảng nên đấu tranh mang tính xốc nổi, ấu trĩ.
bởi thu hằng 16/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm - Đòi một số quyền lợi về kinh tế:
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời