YOMEDIA
NONE

Đóng góp nổi bật của Nguyễn Ái Quốc đối với xách mạng Việt Nam từ năm 1925-1930 là gì?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An trong một gia đình trí thức nho học yêu nước. Sinh ra trong một gia đình yêu nước, trên quê hương có truyền thống đấu tranh bất khuất, lớn lên lại chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân sống lầm than nô lệ, chứng kiến sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân ta lúc bấy giờ như: Phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 – 1913)…Nên Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. 2. Quá trình ra đi tìm đường cứu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin của Nguyễn Ái Quốc. Không tán thành với con đườn cứu nước của các bậc tiền bối, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Văn Ba đã rời cảng Nhà Rồng trên con tàu vận tải La-tus-trê-vin để sang các nước phương Tây tìm con đường cứu nước mới để giải phóng dân tộc. Sau một thời gian làm việc và tìm hiểu thực tế ở nhiều nước châu Á, Âu, Phi, Mĩ, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra được những nhận thức bước đầu quan trọng về bạn, về thù: nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù.. Từ 1911 đến 1917, Người đến nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ và đến cuối năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người trở về Pháp để tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga và gia nhập Đảng xã hội Pháp. Ngày 18/6/1919,Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới Hội nghị Vec-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Nhưng bản yêu sách đã không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn, Người khẳng định “muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”. Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, đã giúp Nguyễ Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế 3, và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, Người trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin một con đường mới cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đó là Con đường cách mạng vô sản. Tóm lại với việc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến con đường cứu nước giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản. Người khẳng đinh:”Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Sự kiện này mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt nam trong suốt những năm cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Đây là công lao to lớn đầu tiên của Người đối với lịch sử dân tộc. Câu 2 (2.0 điểm). Sau gần một thập kỉ ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã có những quyết định quan trọng nào? Ý nghĩa của những quyết định đó. Hướng dẫn trả lời 1. Những quyết định quan trọng của Nguyễn Ái Quốc sau gần một thập kỉ ra đi tìm đường cứu nước. - Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An trong một gia đình trí thức nho học yêu nước. Sinh ra trong một gia đình yêu nước, trên quê hương có truyền thống đấu tranh bất khuất, lớn lên lại chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân sống lầm than nô lệ, chứng kiến sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân ta lúc bấy giờ như: Phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 – 1913)…Nên Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. Không tán thành với con đườn cứu nước của các bậc tiền bối, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Văn Ba đã rời cảng Nhà Rồng trên con tàu vận tải La-tus-trê-vin để sang các nước phương Tây tìm con đường cứu nước mới để giải phóng dân tộc. Sau một thời gian làm việc và tìm hiểu thực tế ở nhiều nước châu Á, Âu, Phi, Mĩ, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra được những nhận thức bước đầu quan trọng về bạn, về thù: nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù.. Từ 1911 đến 1917, Người đến nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ và đến cuối năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người trở về Pháp để tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga và gia nhập Đảng xã hội Pháp. Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc cùng với các chí sĩ cách mạng Việt Nam tại Pháp đã gửi tới Hội nghị Vec-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Nhưng bản yêu sách đã không được chấp nhận. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã có hai quyết định quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, đó là: Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, đã giúp Nguyễ Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. - Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế 3, và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, Người trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. 2. Ý nghĩa của những quyết định của Nguyễn Ái Quốc - Đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, từ một người yêu nước thành một chiến sĩ cộng sản và Người đã khẳng định con đường cứu nước giải phóng dân tộc đúng đắn cho nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ chỉ có thể là con đường cách mạng vô sản, ngoài ra không có con đường cách mạng nào khác. Sự kiện đó đã mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cho cách mạng Việt Nam. Câu 3 (3.0 điểm) Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1929. Hướng dẫn trả lời Từ khi trở thành người chiến sĩ Cộng sản và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị về tư tưởng chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 1. Thời kỳ ở Pháp (1920 -1923) - Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó đem chủ nghĩa Mác - Lênin đến các dân tộc thuộc địa. - Tờ báo Người cùng khổ của Hội do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút đã vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và của đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng. - Nguyễn ái Quốc còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp), Đời sống công nhân’(của Tổng Liên đoàn lao động Pháp), -và cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp . Mặc dù bị nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách ngăn chặn, cấm đoán, các sách báo nói trên bí mật chuyển về Việt Nam. - Nhân dân ta, trước hết là những tiểu tư sản trí thức yêu nước, tiến bộ, nhờ đọc các sách báo tiến bộ đó mà hiểu rõ hơn bản chất của chủ nghĩa đế quốc nói chung và chủ nghĩa đế quốc Pháp nói riêng, hiểu được cách mạng tháng Mười Nga và đã hướng về chủ nghĩa Mác - Lênin. 2. Thời kỳ ở Liên Xô (1923 - 1924) - Tháng 6/1923, Nguễn Aí Quốc đã rời Pháp đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành. Sau đó Nguyễn ái Quốc ở lại Liên xô một thời gian, vừa làm việc, vừa nghiên cứu học tập, làm việc ở Quốc tế cộng sản, viết bài cho báo Sự thật, tạp chí ’’Thư tín quốc tế” của Quốc tế Cộng sản. - Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924), Người đã trình bày quan điểm của mình về vị trí, chiến lược của cách mạng thuộc địa; về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa; về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông nhân ở các nước thuộc địa. - Thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện lí luận cách mạng giải phóng dân tộc, đây cũng là bước chuẩn bị về chính trị tư tưởng của Người cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam sau này. 3.Thời kỳ ở Trung Quốc ( 1924 - 1927) - Sau một thời gian hoạt động ở Liên xô, Nguyễn ái Quốc đã về Quảng Châu (Trung Quốc) vào 11/1924. Tại đây, Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam, cùng một số thanh niên từ trong nước sang theo tiếng gọi của tiếng bom Sa Diện (6/1924). - Người đã tập hợp những người thanh niên tiêu biểu trong tổ chức Tâm Tâm xã để thành lập ra nhóm Cộng Sản đoàn (2/1925). - Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết lại, kịch liệt đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. - Hội đã ra tờ báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận, ngày 21/6/1925 xuất bản số đầu tiên. - Tại Quảng Châu, Nguyễn ái Quốc đã trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một số thanh niên Việt Nam trở thành những cán bộ cách mạng, từ năm 1924 đến 1927 đã đào tạo được 75 hội viên. Một số được chọn đi học trường Đại học Phương Đông ở Liên xô, một số được cử đi học quân sự ở Liên xô hay Trung Quốc, còn phần lớn được đưa về nước hoạt động. - Đầu năm 1927, các bài giảng của trong các khoá đào tạo được tập hợp và in thành cuốn "Đường cách mệnh". - Tác phẩm Đường cách mệnh và tờ báo Thanh niên đã được bí mật chuyển về nước có tác dụng thức tỉnh tinh thần cách mạng và du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin cho quần chúng nhân dân mở đường cho việc thành lập Đảng. - Năm 1926, các tổ chức cơ sở trong nước của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được xây dựng ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng. Số hội viên tăng nhanh, năm 1928 mới có 300 thì đến 1929 lên tới 1700 hội viên. Cho đến trước Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5/1929), Hội đã có tổ chức cơ sở ở hầu khắp cả nước. Ngoài ra Hội còn tổ chức được một số đoàn thể quần chúng như công hội, nông hội, hội học sinh, hội phụ nữ... - Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tổ chức phong trào "vô sản hoá" nhằm đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời để truyền bà chủ nghĩa Mác - Lênin. Phong trào đã góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức tiền thân của chính đảng vô sản nước ta: - Hội đã góp phần truyền bá tư tưởng Mác – Lê nin về trong nước chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã đưa phong trào công nhân phát triển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác, phong trào yêu nước của các giai cấp phát triển, chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Như vậy, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Câu 4 (3.0 điểm). Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam? Hướng dẫn trả lời Sau khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lê nin, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực học tập nghiên cứu để áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng nước ta, hình thành lên những quan điểm chiến lược, sách lược về cách mạng giải phóng dân tộc, thông qua việc viết sách báo, các bài tham luận tại các hội nghị, đại hội, từng bước truyền bá về trong nước để trang bị lý luận cho nhân dân ta và làm cơ sở cho đường lối cách mạng của Đảng ta sau này. 1. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị Trong thời gian ở Pháp, Người tham gia viết bài cho báo “:Nhân đạo” của Đảng cộng sản Pháp, báo “Đời sống công nhân” của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo “Người cùng khổ” của Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari và đặc biệt viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản năm 1925. Thời gian ở Liên Xô, Người vừa nghiên cứu, học tập vừa viết bài cho báo “Sự thật” của Đảng cộng sản Liên Xô, tạp chí “Thư tín quốc tế” của Quốc tế cộng sản. Thời gian ở Trung Quốc, Người đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra tờ báo “Thanh Niên” làm cơ quan ngôn luận của Hội và tuyên truyền cách mạng về trong nước. Năm 1927 trên cơ sở tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu đã được tập hợp lại và in thành tác phẩm “Đường Kách mệnh” để trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho các hội viên. 2. Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp chuẩn bị về tổ chức, cán bộ cho sự ra đời của Đảng. Tháng 2 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn một số hội viên tích cực trong tổ chức Tâm tâm xã để lập ra nhóm Cộng Sản đoàn. Tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng lại, kịch liệt đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. Cuối năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chủ trương thực hiện phong trào “vô sản hóa” về trong nước, đưa cán bộ, hội viên vào các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ để cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân vì thế ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chất và số lượng, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. Tóm lại, với những hoạt động trên của Nguyễn Ái Quốc, năm 1929 những điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức đã được chuẩn bị, sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/21930) đã khẳng định lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời của Đảng. Câu 5 (2.5điểm). Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam? Hướng dẫn trả lời Đầu năm 1930, trước yêu cầu của cách mạng trong nước, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu năm 1930 đã khẳng định lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây là đóng góp vĩ đại nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc. 1. Hoàn cảnh: - Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Các tổ chức cộng sản đã nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất và trực tiếp tổ chức lãnh đạo những cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân khác cũng diễn ra sôi nổi mạnh mẽ kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ rộng khắp trong cả nước. - Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước. - Trước tình hình đó, Quốc tế cộng sản đã giao cho Nguyễn Ái Quốc (với chức trách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng ở Đông Dương) chịu trách nhiệm thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất. - Từ ngày 6/1 đến 8 - 2 - 1930, Hội nghị hợp nhất Đảng họp ở Cửu Long (Hương Cảng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Dự hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản đảng 2. Nội dung: - Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu rõ chương trình của Hội nghị. - Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng. - Nhân dịp Đảng ra đời Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi gửi công nhân, nông dân, anh chị em bị áp bức… - Ngày 24 - 2 - 1930, theo đề nghị của Đông Dương Cộng sản liên đoàn, tổ chức này được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Ý nghĩa: - Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa lịch sử to lớn, mang tầm vóc như một đại hội thành lập đảng vì đã sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh chính trị đã giải quyết được cuộc khủng hoảng về giai cấp và đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

      bởi Mai Vàng 01/06/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON