“Đảng ta do Hồ Chủ Tịch sáng lập là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Marx Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước sôi nổi của nhân dân ta trong những năm 20 của thế kỷ này” (Lê Duẩn). Dựa vào nhận định trên, anh (chị) hãy phân tích những điều kiện dẫn đến sự thành lập Đảng Marx Lenin của giai cấp công nhân Việt Nam 1/1930.
Trả lời (1)
-
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1/1930 không phải là sự ngẫu nhiên, mà là kết quả của quá trình chuyển biến của phong trào yêu nước và phong trào công nhân nước ta dưới tác động của chủ nghĩa Marx Lenin do Nguyễn Ai Quốc truyền bá vào VN từ sau chiến tranh thế giới thứ I.
Cuộc khai thác thuộc địa lân thứ hai từ sau chiến tranh thế giới thứ I (1919) đã làm cho giai cấp công nhân trưởng thành nhanh chóng để trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ, trong lúc đó thì hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản cũng nối tiếp nhau ra đời. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp càng trở nên sâu sắc hơn trước.
Năm 1911, Nguyễn Ai Quốc quyết chí đi tìm con đường cứu nước mới. Người đã đi nhiều nơi trên thế giới. Năm 1917, Người đến Pháp và gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Năm 1920, Người đã đọc bản Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin. Tài liệu này đã giúp Người có những nhận thức mới về cách mạng giải phóng dân tộc.
25/12/1920: Người đã tham dự đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp và là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Đây là bước ngoặt quan trọng trong hoạt động cách mạng của Người. Từ đây, con đường cứu nước đúng đắn nhất đã được Người xác định : kết hợp đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa vô sản. Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với CNXH.
Sau chiến tranh thế giới thứ I, giai cấp tư sản Việt Nam vận động phong trào bài trừ ngoại hóa, chấn hưng nội hóa, chống độc quyền thương cảng Sài Gòn (1923)… Họ thành lập Đảng Lập Hiến ở Nam Kỳ và bắt đầu dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Đặc điểm chung của phong trào tư sản là biết lợi dụng cuộc đấu tranh của quần chúng, để làm áp lực với tư sản Pháp, đòi chúng ban bố cho một số quyền lợi, nhưng một khi được thỏa mãn thì chúng quay ra bắt tay với Pháp.
Trong khi đó, giai cấp tiểu tư sản cũng hăng hái tham gia đấu tranh với nhiều hình thức đấu tranh sôi nổi và phong phú (mittinh, biểu tình, bãi thị, bãi khóa…).
Hai hoạt động nổi bật là phong trào đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Chu Trinh (1926).
Những hoạt động này có tác động cổ vũ, thôi thúc mọi tầng lớp nhân dân hăng hái lên đường đấu tranh.
Phong trào yêu nước sôi sục đó là một miếng đất tốt cho sự truyền bá chủ nghĩa Marx Lenin. Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, nhiều thanh niên trí thức, đã tiếp thu chủ nghĩa Marx Lenin và chuyển từ quan điểm yêu nước cũ sang con đường xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Marx Lenin đưa phong trào yêu nướt thoá khỏi tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo, đi vào đúng quỹ đạo của thời đại, trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
Vì vậy cùng với sự truyền bá chủ nghĩa Marx Lenin và phong trào công nhân, phong trào yêu nước là một trong ba điều kiện dẫn đến sự thành lập Đảng ta.
Song song với phong trào yêu nước, phong trào công nhân thời kỳ 1919 – 1926 cũng nổi lên khá mạnh.
Trong thời gian từ năm 1919 đến 1925, ở nước ta đã diễn ra 25 vụ đấu tranh của công nhân :
Năm 1919, thủy thủ Hải Phòng, Sài Gòn bãi công đòi trợ cấp do giá sinh hoạt lên cao.
Năm 1922 có cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kỳ, 600 thợ nhuộm ở Chợ Lớn.
Sau đó là các cuộc đấu tranh của công nhân các nhà mày xay xát gạo, máy đèn, dệt ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
Tháng 8/1925, quan trọng nhất là cuộc bãi công nổi tiếng của công nhân xưởng sửa chữa tàu thủy Ba Son ở Sài Gòn. Tuy đưa ra khẩu kiệu kinh tế (đòi tăng lương 20%, chống đuổi thợ), nhưng mục đích chính trị là giam chân chiết tàu Michelet của Pháp không cho sang Trung Quốc đàn áp cách mạng. Đây chính là cái mốc quan trọng đánh dấu giai cấp công nhân đã bắt đầu đi vào đấu tranh “tự giác”.
Ba yếu tố đó đã có sự xâm nhập ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào ?
Nguyễn Ai Quốc đã thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp (1921), ra báo Người cùng khổ (1922), viết Bản án chế độ thực dân Pháp (in 1925). Những tài liệu này qua các thủy thủ, đã được chuyển về nước ta, làm cho nhân dân và nhất là thanh niên trí thức thấy rõ bản chất của đế quốc Pháp, hiểu được Cách mạng tháng Mười và chủ nghĩa Marx Lenin.
Chủ nghĩa Marx Lenin truyền bá vào Việt Nam gặp điều kiện thuận lợi là phong trào công nhân đang phát triển và phong trào yêu nước đang sôi sục, đáp ứng yêu cầu thiết của cách mạng Việt Nam.
Sự truyền bá chủ nghĩa Marx Lenin là bước chuẩn bị về chính trị tư tưởng có ý nghĩa quyết định dẫn đến sự thành lập Đảng Marx Lenin của giai cấp công nhân Việt Nam.
1923, Người đi Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân. Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản (7/1924), và tìm hiểu việc xây dựng Đảng Cộng sản.
Ngày 11/11/1924, Người từ Liên Xô về Trung Quốc chuẩn b5 cho việc thành lập Đảng.
Tháng 6/1925, trên cơ sở Tâm tâm xã, Người đã sáng lập Việt Nam Cách mạng Thanh niên Hội là tổ chức tiền thân của Đảng.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một tổ chức quá độ vì lúc này chủ nghĩa Marx Lenin chưa được phổ biến sâu rộng trong xã hội Việt Nam, phong trào công nhân chưa phát triển tới mức tự giác và cách mạng Việt Nam chưa có sự chuẩn bị gì về mặt tổ chức.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên sẽ góp phần hoàn thiện những yếu tố trên, làm chín muồi những điều kiện cần thiết cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Hoạt động của tổ chức này rất phong phú, sôi nổi :
Những lớp huấn luyện được Nguyễn Ai Quốc tổ chức ở Quảng Châu đã nâng cao thêm giác ngộ chính trị cho các hội viên Thanh niên.
21/6/1925, tờ tuần báo Thanh Niên đã có tác dụng tuyên truyền chủ nghĩa Marx Lenin một cách rộng rãi.
Năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh được xuất bản, có tác dụng hết sức to lớn đối với việc giác ngộ chính trị cho những người Việt Nam yêu nước.
Năm 1926, Tân Việt Cách mạng Đảng, cũng cử một số người sang dự các lớp huấn luyện ở Quảng Châu. Sau này, đại bộ phận đảng viên Tân Việt đều chuyển sang tổ chức Thanh niên.
Năm 1928, nổi lên phong trào “vô sản hóa” :
Các hội viên Thanh niên đã đi vào các nhà máy, hầm mỏ, xí nghiệp, một mặt để tự rèn luyện mình theo quan điểm lập trường công nhân.
Để giúp giai cấp công nhân giác ngộ thêm về tư tưởng chính trị để nhanh chóng chuyển sang giai đoạn đấu tranh “tự giác”.
Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, hệ thống tổ chức trong nước.
Nhờ đó, giai cấp công nhân đã chuyển mình, phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng.
Trong hai năm 1926 – 1927, nối tiếp nhau bùng nổ các cuộc bãi công của công nhân, học sinh học nghề, bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, đồn điền cá phê Rayna (Thái Nguyên), đồn điền Phú Riềng.
Từ năm 1928 – 1929 có các cuộc bãi công của công nhân nhà máy Xi măng, công nhân kéo xe (Hải Phòng), công nhân xưởng sửa chữa ô tô Avia (Hà Nội), công nhân hãng nước đá Sài gòn, công nhân đồn điền cao su Lộc Ninh…
Tổ chức công hội của công nhân cũng phát triển mạnh. Công hội Nam Kì đã liên hệ được với Tổng Liên đoàn Lao động Pháp.
Như thế, phong trào công nhân nước ta đã phát triển rất mạnh ở khắp nơi, biểu hiện một trình độ giác ngộ chính trị cao hơn trước nhiều.
Đến lúc này tổ chức Thanh niên không còn thích hợp nữa, mà đòi hỏi phải có một đảng cộng sản để có thể lãnh đạo đưa phong trào cách mạng nước ta tiến lên những bước cao hơn.
1/1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp hội nghị trù bị (Hương Cảng), nhóm trung kiên cộng sản Bắc Kỳ đã đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản, nhưng bị đa số không đồng ý.
Tháng 3/1929, họ thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 7 người trong đó có Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc.
Tháng 5/1929, trong Hội nghị Đại biểu toàn quốc của Thanh niên, đại biểu Bắc Kỳ lại đưa ra đề nghị thành lập đảng cộng sản, nhưng vẫn không được chấp nhận. Họ tuyên bố ly khai tổ chức Thanh niên và bỏ Đại hội ra về.
Tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập , ra tuyên ngôn, điều lệ dựa theo điều lệ của Quốc tế Cộng sản, ra báo Búa liềm. Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng có tác động mạnh đến phong trào cách mạng.
Tháng 8/1929, Tổng bộ Thanh niên cải tổ bộ phận còn lại thành An Nam Cộng sản Đảng.
Tháng 9/1929, Tân Việt cách mạng Đảng cũng chuyển thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Sự xuất hiện ba tổ chức Cộng sản là sản phẩm tất yếu của lịch sử Việt Nam, nó chứng tỏ giai cấp công nhân ta đã phát triển vượt bậc, từ giai cấp “tự phát” tiến lên giai cấp “tự giác”, và là điều kiện quan trọng đi đến sự thành lập Đảng duy nhất ở Việt Nam.
Ba Đảng nói trên tuy co thúc đẩy phong trào CM đi lên, nhưng hoạt động riêng rẽ, tranh giành đảng viên và quần chúng nên có ảnh hưởng không tốt đến bước phát triển chung của phong trào.
Trước tình hình đó, mùa thu năm 1929, được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ai Quốc từ Xiêm (Thái Lan) về Hương Cảng triệu tập đại biểu các tổ chức Cộng sản.
Hội nghị thống nhất Đảng được tiến hành ở Cửu Long (gần Hương Cảng, Trung Quốc) tuyên bố thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1/1930) thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, bước ngoặt về đường lối, về giai cấp lãnh đạo, về tổ chức, và cả những thắng lợi giòn giã liên tiếp suốt nửa thế kỷ qua.
bởi bich thu 21/01/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
làm rõ mối quan hệ việt pháp từ 9/1945-12/1946
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét, đánh giá và so sánh phong trào cách mạng (1930-1931) với phong trào cách mạng trước đó
31/12/2022 | 0 Trả lời
-
24/01/2023 | 1 Trả lời
-
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường toàn Đông Dương với thắng lợi nào sau đây?
28/06/2023 | 0 Trả lời
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
18/09/2023 | 0 Trả lời
-
xu thế toàn cầu hóa tạo ra những thách thức gì cho các nước đang phát triển nói chung và việt nam nói riêng? Theo em, Việt Nam cần làm gì trước xu thế toàn cầu hóa?
31/10/2023 | 0 Trả lời
-
Thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là? Vì sao?
12/12/2023 | 1 Trả lời