YOMEDIA
NONE

Tính chất hóa học của oxit là những tính chất nào?

Tính chất hóa học của oxit là những tính chất nào?Cho ví dụ

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • I. ĐỊNH NGHĨA OXIT

    - Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

    VD: Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi, sản phẩm tạo thành là những chất gì ?

    GIẢI:

    - Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi sản phẩm tạo thành là SO2, P2O5, Fe3O4 ( hay FeO.Fe2O3)

    - Trong thành phần cấu tạo của các chất trên đều:

    + Có 2 nguyên tố.

    + 1 trong 2 nguyên tố là oxi.

    *Cách gọi tên:

    - Tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + “Oxit”

    VD: Fe2O3: sắt (III) oxit và FeO :sắt (II) oxit .

    - Tên oxit axit =(Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + Tên phi kim + (tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + “Oxit”

    Chỉ số Tên tiền tố

    1: Mono (không cần ghi)

    2 : Đi

    3: Tri

    4 : Tetra

    5: Penta

    … …

    VD:

    SO3: Lưu huỳnh trioxit.

    N2O5: Đinitơpentaoxit.

    CO2: Cacbon đioxit.

    SO2: Lưu huỳnh đioxit.

    II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT

    1. Tính chất hoá học của oxit bazơ

    a) Tác dụng với nước:

    - Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO, …tạo ra bazơ tan ( kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2 , KOH, Ba(OH)2 , …

    Oxit bazơ + nước → Bazơ tương ứng

    VD:

    Na2O + H2O → NaOH

    CaO + H2O → Ca(OH)2

    BaO + H2O → Ba(OH)2

    Chú ý: Một số oxit không phản ứng với nước: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.

    b) Tác dụng với axit:

    - Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

    Oxit bazơ + axit → muối + nước

    VD:

    CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

    CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

    Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

    c) Tác dụng với oxit axit:

    - Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,…) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

    Oxit bazơ + oxit axit → muối

    VD:

    Na2O + CO2 → Na2CO3

    CaO + CO2 → CaCO3

    BaO + CO2 → BaCO3

    2. Tính chất hoá học của oxit axit:

    Chú ý: oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: ANHIDRIC của axit tương ứng.

    VD:

    SO2: Anhidric sunfurơ (Axit tương ứng là H2SO3: axit sunfurơ)

    a) Tác dụng với nước:

    - Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

    - Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5, SO2, SO3,NO2, N2O5, CO2 , CrO3… tạo ra axit tương ứng như: H3PO4, H2SO3, H2SO4, HNO3, H2CO3, H2Cr2O7, …

    VD:

    2NO2 + H2O + 1/2O2 → 2HNO3.

    CO2 + H2O → H2CO3

    CrO3 + H2O → H2CrO4 → H2Cr2O7.

    N2O5 + H2O → 2HNO3.

    Chú ý: NO, N2O, CO không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường).

    b) Tác dụng với bazơ:

    - Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

    VD:

    CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

    P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O

    SO3 + NaOH → NaHSO4 (Muối axit)

    NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O (Muối trung hòa)

    hay SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

    c) Tác dụng với oxit bazơ:

    - oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,…) tạo thành muối.

    VD:

    Na2O + SO2 Na2SO3

    CO2( k) + CaO CaCO3

    * Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịc bazơ, gọi là oxit lưỡng tính. Thí dụ như: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,…

    VD:

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

    Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)

    * Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…


      bởi Nguyễn Thu Hương 05/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON