YOMEDIA
NONE

Nhận biết HCl, H2SO4, NaOH, NaCl, HNO3

1. Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối. Viết PTHH mỗi tính chất.

2. có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng trong các dung dịch sau: HCl, H2SO4, NaOH, NaCl, HNO3. hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. viết phương trình hóa học

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1. Oxit bazơ: Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào ?

    a) Tác dụng với nước: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).

    Thí dụ:

    Na2O + H2O → 2NaOH

    b) Tác dụng với axit:

    Oxit bazơ + axit → muối + nước

    Thí dụ: BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

    c) Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

    Thí dụ: CaO + CO2 → CaCO3

    2. Oxit axit: oxit axit có những tính chất hóa học nào ?

    a) Tác dụng với nước: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

    Thí dụ: SO3 + H2O → H2SO4

    b) Tác dụng với dung dịch bazơ:

    Oxit axit + dd bazơ → muối + nước.

    Thí dụ: CO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaCO3

    c) Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối.

    Thí dụ: CO2 + BaO → BaCO3

    3. Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịc bazơ, gọi là oxit lưỡng tính. Thí dụ như: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,…

    Thí dụ: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

    4. Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…

    bazo

    - Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

    -Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

    Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O


    -Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

    Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O

    -Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

    Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

    -Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

    Thí dụ: Cu(OH)2 t0→→t0 CuO + H2O

    muối

    1. Tác dụng với kim loại

    Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

    2. Tác dụng với axit

    Thí dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4

    3. Tác dụng với dung dịch muỗi

    Thí dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

    4. Tác dụng với dung dịch bazơ

    Thí dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3

    5. Phản ứng phân hủy muối

    Thí dụ: 2KClO3

    t0→→t0 2KCl + 3O2








      bởi Phan Ngọc Huyền 08/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF