Vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay?
- vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay
Trả lời (1)
-
Thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta
Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề việc làm ở nước ta đã từng bước được giải quyết theo hướng tuân theo quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa và thị trường lao động, góp phần đưa nền kinh tế nước ta phát triển đạt đưọc những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.
Tuy nhiên, thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh:
Ở khía cạnh cung - cầu lao động, việc làm mất cân đối lớn, cung lớn hơn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm chậm, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn thấp, chỉ đạt trên, dưới 70%. Số doanh nghiệp trên đầu dân số còn thấp nên khả năng tạo việc làm và thu hút lao động còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm cao, chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được người lao động gắn bó tận tâm với công việc.
Ở khía cạnh quản lý nhà nước đối với thị trường lao động, việc làm và vai trò điều tiết của Nhà nước đối với quan hệ cung cầu lao động còn hạn chế. Sự kiểm soát, giám sát thị trường lao động, việc làm chưa chặt chẽ. Chưa phát huy được vai trò của “tòa án lao động” trong giải quyết tranh chấp lao động. Cải cách hành chính hiệu quả thấp đối với bản thân người lao động và cả xã hội.
Cơ cấu lao động chưa phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề thấp. Kỹ năng tay nghề, thể lực còn yếu, kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp chưa cao. Các văn bản của Nhà nước hướng dẫn thực hiện các luật về lao động, việc làm và thị trường lao động chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm minh, gây áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm. Khả năng cạnh tranh yếu, nhất là ở những lĩnh vực yêu cầu lao động có trình độ cao. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi.
Hệ thống giao dịch trên thị trường lao động yếu kém. Hệ thống thông tin thị trường lao động, việc làm chính thức chưa phát triển mạnh, chưa có các trung tâm giao dịch lớn đạt hiệu quả khu vực. Cả nước chỉ có khoảng 200 trung tâm và trên 3.000 doanh nghiệp giới thiệu việc làm, lại tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, song hoạt động chưa hiệu quả, chưa thường xuyên nên mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu thông tin của người lao động tìm việc làm.
Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt từ cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp đến toàn nền kinh tế, từ bình diện trong nước đến ngoài nước. Một bộ phận doanh nghiệp không thích nghi kịp có nguy cơ phá sản, người lao động có nguy cơ thất nghiệp cao, thiếu việc làm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Chất lượng nguồn lực lao động nước ta chưa đáp ứng yêu cầu, gây trở ngại trong quá trình hội nhập. Di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị, vào các khu công nghiệp tập trung và di chuyển ra nước ngoài kéo theo nhiều vấn đề xã hội nhạy cảm như "chảy máu chất xám, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới”...
Phương hướng giải quyết vấn đề việc làm
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra mục tiêu: "Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động... Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/ năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%... Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài”.
Kinh nghiệm 25 năm đổi mới cho thấy, muốn tạo nhiều việc làm và khả năng thu hút lao động lớn cần phải tăng cường đầu tư và mở rộng sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ chế biến và dịch vụ phục vụ đời sống dân sinh.
Giải quyết vấn đề lao động – việc làm phải đi đôi với cơ cấu lại nguồn lực lao động cả nước, phục vụ tốt yêu cầu từng bước tái cấu trúc lại nền kinh tế theo mô hình năng suất cao, tăng trưởng nhanh và bền vững. Đồng thời, phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản và hữu hiệu.
Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Cụ thể là: thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, xuất khẩu lao động, pháp lệnh đình công; khắc phục tình trạng bất hợp lý với người lao động làm thuê trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và kể cả một số doanh nghiệp trong nước như hiện nay, người lao động phải được quyền hưởng lương đúng với số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp.
Hai là, phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) liên quan đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt là nước ta hiện nay đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế.
Ba là, phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh chóng tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản suất. Phấn đấu đạt tỷ lệ trên 200 người dân có một doanh nghiệp. Phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã trong nông nghiệp. Đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu để tận dụng lao động dư thừa và lao động có ngành nghề truyền thống của nước ta. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thúc đẩy thị trường lao động trong nông nghiệp và thị trường xuất khẩu lao động ngày càng phát triển cao hơn nữa.
Bốn là, Nhà nước cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa đối với lao động trẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động đang có nhu cầu thu hút mạnh. Tập trung xử lý lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyển đổi ngành nghề cho họ. Khắc phục tình trạng "đóng băng” trong đổi mới cơ cấu lao động làm ảnh hưởng tới sự phát triển đa dạng và chiều sâu của nền kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công sang đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện chế độ hợp đồng lao động để lao động khu vực này có điều kiện tham gia vào thị trường lao động trong nước và ngoài nước, nâng cao hiệu quả của lao động.
Năm là, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Đây là một trong những thế mạnh của lao động nước ta về số lượng đông và trẻ. Vì vậy phải tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho lao động xuất khẩu, nhất là thanh niên nông thôn để tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động cho các ngành nghề sản xuất.
Sáu là, mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Cần mở rộng đào tạo và đào tạo lại số lao động nước ta để có cơ cấu hợp lý ở 3 trình độ như trên. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong những năm tới. Trong đào tạo và đào tạo lại cần chuyển sang đào tạo theo định hướng nhu cầu lao động của thị trường (đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất) tạo khả năng cung cấp lao động có chất lượng cao về tay nghề và sức khỏe tốt, có kỹ thuật, tác phong công nghiệp, có văn hóa ... cho thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.
Bảy là, đa dạng hóa các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế. Áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường phù hợp với pháp luật. Thực hiện quy hoạch đầu tư tập trung hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành qua lao động trực tiếp; đặc biệt là xây dựng các trường dạy nghề trọng điểm quốc gia. Đối với tỉnh, thành phố cũng phải có trường dạy nghề; các quận và huyện cũng cần có các trung tâm dạy nghề; cổ phần hóa các cơ sở dạy nghề công lập, phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập để giảm chi phí ngân sách cho Nhà nước. Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động bằng thông qua các hệ thống thông tin, quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các hội chợ việc làm để tạo điều kiện cho các quan hệ giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động ký kết các hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, các khu vực công nghiệp tập trung và cho cả xuất khẩu lao động để giúp người lao động tìm kiếm việc làm thuận lợi nhất.
bởi Phan thị thúy hằng Thúy hằng 20/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Dựa vào atlat trang 25 kể tên tài nguyên du lịch của vùng trung du và miền núi bắc bộ?
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
trình bày đặc điểm , phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long ( Giúp mình với mai mình 15p r mọi người cứu mik với ạ )
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
A. Dân cư thưa thớt
B. Chặt phá rừng bừa bãi
C. Thời tiết diễn biến thất thường
D. Địa hình của vùng bị chia cắt mạnh
13/12/2022 | 0 Trả lời
-
nêu vai trò của ngành dịch vụ cơ cấu nghành dịch vụ
14/12/2022 | 1 Trả lời
-
trình bày những thuận lợi và khó khăn của điều kiện và tài nguyên thiên nhiên các vùng. trung du miền núi bắc bộ đồng bằng sông hồng khu vực bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
trình bày tình hình phát triển các loại hình giao thông vận tải của nước ta
24/12/2022 | 0 Trả lời
-
Dựa vào (Atlat/t23), xác định các tuyến quốc lộ 1, 2, 6 đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 51.
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ? ( TDMNBB ,ĐBSH ,BTB, DHNTB ,TN)?
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về dân cư, hoạt động kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là gì?
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về dân cư, hoạt động kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là gì? (Trả lời chính xác và đúng vào vấn đề nhé!)
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
phân tích các điều kiện kinh tế xã hội cho phép vùng bắc trung bộ có thế mạnh về công nghiệp? giúp mình với ạ
02/01/2023 | 0 Trả lời
-
tại sao tại đông nam bộ ngành công nghiệp lại phát triển hơn so với ngành nông nghiệp?
22/02/2023 | 0 Trả lời
-
Tác động của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long là gì? Hãy nêu biện pháp.
09/03/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy phân tích điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng sự phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre?
17/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tại sao đồng bằng sông Cửu Long lại đào nhiều kênh rạch?
22/03/2023 | 0 Trả lời
-
Việc bề mặt bị chia cắt bởi các đê sông tạo ra thuận lợi và khó khăn gì cho kinh tế - xã hội và tự nhiên của khu vực đồng bằng sông hồng?
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày hiện trạng và phương hướng cải tạo bảo vệ các dòng sông?
14/04/2023 | 0 Trả lời
-
Theo em, việc khai thác các tài nguyên không hợp lí đã gây ra tác động tiêu cực gì cho bầu khí quyển?
26/09/2023 | 0 Trả lời
-
Trong các nhân tố kinh tế - xã hội như: Dân cư lao động cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường trong và ngoài nước. Cái nào quan trọng nhất, vì sao
27/09/2023 | 0 Trả lời
-
Kể tên các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta. Cho biết các ngành này phát triển dựa vài những thế mạnh gì? Ví dụ?
24/10/2023 | 0 Trả lời
-
Vai trò của QL 14
26/10/2023 | 0 Trả lời
-
Tại sao nói vấn đề việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? Cần phải làm gì để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?
03/11/2023 | 1 Trả lời
-
Cho bảng số liệu về chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm ở nước ta (%)
Năm Trâu Lợn Gia cầm
1990 100 100 100
1995 103,8 133,0 132,3
2000 101,5 164,7 182,6
2002 98,6 189,0 217,2
a) Vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm?
b) Nhận xét và giải thích về chỉ số tăng trưởng dàn gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn 1990-2002?
06/11/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu đặc điểm chung của nền kinh tế nước ta?
12/12/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ?
17/12/2023 | 0 Trả lời
-
Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tôt đẹp của dân tộc?
25/12/2023 | 0 Trả lời