Có mấy cách phân chia đô thị ? Gồm những cách nào?
Trả lời (3)
-
Một đơn vị hành chính để được phân loại là đô thị thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản như sau:[5]
1:Có chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.
2:Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4.000 người trở lên.
3:Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị.
4:Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
5:Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật).
6:Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị.bởi Văn Hoàng Ân 16/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
Hiện nay, các đô thị tại Việt Nam đã có sự phát triển tương đối bài bản về số lượng, chất lượng và quy mô (Ảnh: Internet).
Việt Nam đang có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cả về không gian và dân số, nhất là tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, tốc độ đô thị hóa của nước ta ở mức cao khi so sánh các nước khác trong khu vực. Với mục tiêu nâng cao điều kiện sống của người dân đô thị bằng cách đầu tư, cải thiện các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và môi trường đô thị… thông qua chương trình nâng cấp đô thị quốc gia, tình hình đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng với nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Trước đây, việc phân loại đô thị được thực hiện theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ. Tiếp đó, các đô thị tại Việt Nam được phân loại dựa theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009. Và gần đây nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị.
Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đô thị tại Việt Nam là những đô thị bao gồm thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và khu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai được phân loại theo tiêu chí loại đô thị tương ứng. Do đó, các đô thị Việt Nam được chia thành 6 loại, dùng số La Mã để phân ra các đô thị đặc biệt, loại I và loại II phải do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận; các kiểu đô thị loại III và IV do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận; và loại V do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh công nhận.
Thay vì 6 tiêu chuẩn phân loại đô thị cũ được quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ, điểm mới trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này chỉ đưa ra 5 tiêu chí cơ bản để đánh giá phân loại đô thị gồm: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội; Quy mô dân số; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Tại Nghị quyết cũng quy định, đô thị đặc biệt là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Đồng thời, quy mô dân số đô thị phải đạt từ 6 triệu người trở lên, thay vì từ 5 triệu người như quy định trước đây; mật độ dân số đô thị đạt từ 3.000/km2 trở lên.
Đối với đô thị loại I cần có mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên. Các đô thị loại II, III, IV và V cũng có các con số về quy mô và mật độ dân số đô thị rất chi tiết với nhiều quy định chặt chẽ, tiêu chuẩn cụ thể.
Cùng với đó, việc lập đề án phân loại đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại đặc biệt và loại I là thành phố trực thuộc Trung ương. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại I là thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại II, loại III, loại IV và loại V.
Sau khi nhận được đề án phân loại đô thị, Bộ Xây dựng sẽ tiến hành tổ chức thẩm định đề án đối với đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III và loại IV, còn Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố có nhiệm vụ tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị loại V. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình, đề án phân loại đô thị và báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phân loại đô thị có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận loại đô thị theo quy định.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, tiêu chí phân loại đô thị như hiện nay đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới mà thực tiễn đặt ra, cũng như hạn chế nhiều tiêu cực với một quốc gia đang phát triển phải đối mặt. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị đã dự đoán được nhiều kịch bản để thích nghi với giai đoạn phát triển mới của Việt Nam. Qua đó, các đô thị chính là động lực để phát triển hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam có chất lượng và tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội các địa phương, bằng cách xác định rõ định lượng thích hợp của từng tiêu chí như mật độ, tỷ lệ dân số phi nông nghiệp…, tạo đà cho các đô thị vừa và nhỏ (loại III, IV và V) và đô thị đặc thù phát triển bền vững.
bởi -=.=- Gia Đạo 18/04/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tại Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 có hiệu lực từ ngày 25 tháng 5 năm 2016 về phân loại đô thị[4].
Tại Việt Nam, hiện có sáu loại hình đô thị: loại đặc biệt và từ loại I đến loại V. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP sử dụng số La Mã để phân loại đô thị, nhưng nhiều tài liệu vẫn dùng số Ả Rập: loại 1 đến loại 5.
Một đơn vị hành chính để được phân loại là đô thị thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản như sau:[5]
- Có chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4.000 người trở lên.
- Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
- Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật).
- Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Đô thị là trung tâm du lịch, khoa học và công nghệ, giáo dục thì tiêu chí quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 70% mức quy định; các tiêu chí khác phải bảo đảm mức quy định của loại đô thị tương ứng.
Đô thị loại III, loại IV và loại V ở miền núi, vùng cao, có đường biên giới quốc gia thì tiêu chí quy mô dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí khác tối thiểu đạt 70% mức quy định của loại đô thị tương ứng.
Đô thị ở hải đảo thì tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí về quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và tiêu chuẩn về kinh tế - xã hội tối thiểu đạt 30% mức quy định của loại đô thị tương ứng.
bởi Huất Lộc 03/05/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
tại sao lại gọi là đai cận nhiệt đới hạ thấp
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hãy cho biết dãy Đông Triều thuôc̣ miền địa lí tự nhiên nào sau đây?
A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
B.Tây Bắc.
C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ
03/01/2023 | 1 Trả lời
-
Hãy nêu các đặc điểm về địa hình đồi núi ở nước ta?
09/01/2023 | 2 Trả lời
-
A. Đà Nẵng, Quảng Nam.
B. Quảng Nam, Quảng Ngãi.
C. Ninh Thuận, Bình Thuận.
D. Phú Yên, Khánh Hòa.
19/02/2023 | 2 Trả lời
-
A. VQG Bạch Mã, Phố cổ Hội An, Nhã nhạc cung đình Huế.
B. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng.
C. VQG Bạch Mã, Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
D. Cố đô Huế, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế.
19/02/2023 | 6 Trả lời
-
Phân tích hậu quả của dân đông, gia tăng nhanh và phân bố dân cư chưa hợp lí
01/03/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu đặc điểm dân cư nước ta?
08/03/2023 | 1 Trả lời
-
Lao động nước ta có đặc điểm gì
08/03/2023 | 0 Trả lời
-
14/03/2023 | 1 Trả lời
-
Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu dân số ở nông thôn và thành thị?
18/03/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai đầu mối giao thông quan trọng của nước ta?
25/03/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và thị trường xuất nhập khẩu?
22/04/2023 | 1 Trả lời
-
Trình bày vị trí các tỉnh,1 số thế mạnh kinh tế của vùng trung du miền núi bắc bộ?
22/04/2023 | 0 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
26/06/2023 | 2 Trả lời
-
26/06/2023 | 1 Trả lời
-
25/06/2023 | 1 Trả lời
-
26/06/2023 | 1 Trả lời
-
25/06/2023 | 1 Trả lời
-
25/06/2023 | 1 Trả lời
-
25/06/2023 | 1 Trả lời