YOMEDIA
NONE

CMR sự phân hóa lãnh thổ nước ta chỉ tập trung ở một vài khu vực nhất định?

Chứng minh rằng sự phân hóa lãnh thổ nước ta chỉ tập trung ở một vài khu vực nhất định nêu nguyên nhân
của sự tập trung đó.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  •   Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp được thể hiện là sự phân bố công nghiệp nước ta ngày nay đã có nhiều tiến bộ nhưng
    vẫn còn rất chênh lệch lớn giữa các vùng và vấn đề này được thể hiện như sau:

    - Sự phân bố công nghiệp có nhiều tiến bộ như sau:
            + Trước đây (trước 1945) công nghiệp nước ta phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển, và trong các đô thị lớn là
    để nhằm mục đích dễ dàng vơ vét các nguồn tài nguyên hải sản trở về chính quốc. Dễ bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt và cũng là để
    trực tiếp phục vụ cho đời sống xa hoa, truỵ lạc của bọn thống trị.
            + Công nghiệp nước ta từ ngày hòa bình lập lại đến nay phát triển và phân bố ngày càng hợp lý hơn theo xu thế là các nhà
    máy, xí nghiệp ngày càng được phân bố gần các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, không phân biệt giữa đồng bằng và
    miền núi. Sự phát triển công nghiệp ngày càng theo xu thế tập trung hoá, chuyên môn hoá sâu và liên hợp hóa rộng để tạo thành
    những khu công nghiệp lớn.
            + Từ năm 1975 đến nay thì công nghiệp cả nước được phát triển theo xu thế tăng dần giá trị sản lượng công nghiệp về các
    tỉnh phía Nam trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước. Vì Việt Nam mới bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa mà lại có
    nguồn tài nguyên, nguyên liệu khá phong phú đặc biệt có nguồn lao động tay nghề cao, cơ sở hạ tầng vững mạnh
            + Sự phân bố công nghiệp cả nước đang hình thầnh lên nhiều trung tâm công nghiệp lớn (khoảng 30 trung tâm công nghiệp
    khác nhau) trong đó 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất là TPHCM, Hà Nội, nhiều cụm, nhiều khu công nghiệp có mối quan hệ thân
    thiết như Hải Phòng - Quảng Ninh, TPHCM - Biên Hoà, đã hình thành 2 tam giác công nghiệp tăng trưởng đó là Hà Nội - Hải
    Phòng - Quảng Ninh và TPHCM - Biên Hoà - Vũng Tàu. Và từ 2 tam giác này hình thành 2 vùng công nghiệp tăng trưởng Đông
    Nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng và 2 vùng này chính là 2 vùng nòng cốt hình thành 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía
    Nam cả nước.
            + Sự phân bố công nghiệp cả nước từ 1990 đến nay đã hình thành nên nhiều khu chế xuất có phương tiện kỹ thuật hiện đại
    có sức thu hút nhiều nguồn vốn nước ngoài mà điển hình là khu chế xuất Nội Bài, Hải Phòng và Linh Chung - Tân Thuận.
            + Sự phân bố công nghiệp nước ta hiện nay đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư lớn và ưu tiên cho phát triển công
    nghiệp ở Miền núi, Trung du, đặc biệt đối với các vùng sâu, vùng xa là để khai thác triệt để tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,
    thực hiện công nghiệp hóa nông thôn Miền núi.

    - Sự phân bố công nghiệp nước ta vẫn còn rất chênh lệch lớn giữa các vùng về quy mô, về khả năng, về giá trị sản lượng
    công nghiệp.

           + Từ 77-95 nhìn chung các vùng kinh tế phía Bắc (1,2,3) đều có giá trị sản lượng công nghiệp giảm dần trong đó vùng có
    tốc độ giảm nhanh nhất là đồng bằng Sông Hồng và trung du miền Núi phía Bắc.
           + Các vùng kinh tế phía Nam thì nhìn chung đều có giá trị sản lượng tăng dần mà vùng có tốc độ tăng nhanh nhất là ĐNB
    sau đó đến ĐBSCL. Sự phát triển công nghiệp theo hướng trên là phù hợp với sự phát triển công nghiệp cả nước tăng dần tỷ trọng
    công nghiệp về các tỉnh phía Nam...
           + Vùng kinh tế miền núi nước là trung du miền núi phía Bắc và T. Nguyên chỉ chiếm giá trị sản lượng 16% (1977) 58%
    (1992) và 8,8% (1995), sự phát triển công nghiệp trung du miền núi chiếm tỷ trọng nhỏ lại có xu thế giảm dần trong tổng giá trị sản
    lươngj công nghiệp cả nước => chứng tỏ công nghiệp ở miền núi trung du còn kém phát triển.
           + Ba vùng kinh tế miền trung (3,4,5) chỉ chiếm 13,8% (1977) 19,1% (1992) 11,3% (1995). Chứng tỏ dải công nghiệp miền
    Trung vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ và lại có xu thế giảm trong tổng giá trị sản lươngj công nghiệp cả nước, như vậy sự phát triển công
    nghiệp miền Trung cũng kém phát triển.
           + Ba vùng kinh tế Đồng bằng Sông Hồng, Đông nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 71,2% (1977) 76,8% (1992)
    81,3% (1995) chứng tỏ sự phát triển công nghiệp cả nước hiện nay chỉ chủ yếu tập trung ở 3 vùng trên chính đó là ĐBSH, ĐNB và
    các vùng phụ cận của nó.
          + Trên bảng ta thấy vùng luôn2 đạt giá trị cao nhất là ĐNB, vùng luôn2 đạt giá trị thấp nhất là Tây Nguyên. Hai vùng này
    chênh nhau 27 lần (1977); 21,05 (1992); 37,1 lần (1995).
    Qua đó ta thấy hiện nay bên cạnh những vùng phát triển cao như ĐNB lại có những vùng công nghiệp phát triển như, Tây
    Nguyên.

      bởi Nôbin Kha 05/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF